Nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học tại các trường tiểu học quận ninh kiều, thành phố cần thơ (Trang 33 - 40)

tại trường tiểu học

Ứng dụng CNTT vào dạy học giúp giáo viên có những bài giảng sẽ sinh động và giúp HS hứng thú với học tập, tiếp thu nhanh hơn nếu khai thác được hình ảnh trực quan, thông tin mới cập nhật qua CNTT nhẹ nhàng, hiệu quả, nâng cao chất lượng dạy học. Tạo không khí vui tươi, phấn khởi, tích cực ứng dụng CNTT vào dạy học.

Giáo viên và học sinh tiếp cận nguồn tư liệu to lớn từ internet. Giáo viên từng bước tạo được các bài giảng e-learning chất lượng cao giúp mọi người có thể tự học ở mọi lúc, mọi nơi, có thể tham gia thảo luận một vấn đề mà mỗi người đang ở cách xa nhau, góp phần tạo ra xã hội học tập mà ở đó, người học có thể học tập suốt đời.

1.3.3. Nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học ở trường tiểu học trường tiểu học

1.3.3.1. Hoạt động dạy học ở trường tiểu học

Điều lệ trường Tiểu học mục tiêu dạy học cấp TH nhằm hình thành cho HS có những hiểu biết cơ bản và cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người. Thông qua các môn học Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên - Xã hội nhằm rèn luyện cho HS có các kĩ năng cơ bản về nghe, đọc, nói, viết và tính toán phù hợp cấp TH. Qua môn Thể dục hình thành thói quen rèn luyện thân thể và giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường học tập sinh sống, có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật.

24

Hoạt động dạy học đối với các lớp dạy học1 buổi/ngày: thời lượng tối đa 5 tiết/buổi, tối thiểu 5 buổi/tuần. Nội dung hoạt động GD ngoài giờ lên lớp (4 tiết/tháng) thực hiện tích hợp các nội dung GD Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công/Kĩ thuật phù hợp điều kiện thực tế địa phương và nhà trường (truyền thống văn hóa, nghề nghiệp địa phương; năng lực GV và TBDH của nhà trường).

Hoạt động dạy học đối với lớp dạy học 2 buổi/ngày: thời lượng tối đa 7 tiết/ngày. Các trường chủ động xây dựng kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu: Thực hiện đầy đủ nội dung chương trình DH các môn chính khóa (như lớp 1 buổi/ngày); Thời gian buổi thứ hai sẽ tổ chức các hoạt động tự học cho HS có hướng dẫn của GV; bồi dưỡng HS năng khiếu; DH các môn học Tiếng Anh, Tin học; tổ chức các hoạt động GD ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa.

Bảng 1.1: Phân phối chương trình cấp tiểu học

Môn học

Số tiết học trong tuần

Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5 Tiếng Việt 10 9 8 8 8 Toán 4 5 5 5 5 Đạo đức 1 1 1 1 1 Tự nhiên và Xã hội 1 1 2 Khoa học 2 2 Lịch sử và Địa lí 2 2 Âm nhạc 1 1 1 1 1 Mĩ thuật 1 1 1 1 1 Thủ công 1 1 1 Kĩ thuật 1 1 Thể dục 1 2 2 2 2 Ngoại ngữ (tự chọn) 2 2 4 4 4 Tin học (tự chọn) 2 2 2 2 2 Sinh hoạt tập thể 2 2 2 2 2

Với đặc trưng dạy nhiều môn, thì GV TH thực hiện đúng nghĩa là “người thầy tổng thể” bao quát các lượng kiến thức các môn học và phương pháp dạy các môn ở cấp TH. Các môn âm nhạc, mĩ thuật, thể dục, tin học,

25

ngoại ngữ sẽ có giáo viên riêng. Các môn còn lại sẽ do giáo viên tiểu học đảm nhận.

1.3.3.2. Ứng dụng công nghệ thông tin vào chuẩn bị bài giảng

Năm học 2018 - 2019 Thực hiện công văn 4095/BGDĐT - CNTT ngày 10 tháng 9 năm 2018 của Bộ GD&ĐT trong đó “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT hỗ trợ đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, kiểm tra đánh giá trong tất cả các môn học. Ưu tiên triển khai các giải pháp mang tính đồng bộ (bao gồm kho học liệu số, bài giảng e-learning, phần mềm thiết kế bài giảng điện tử, phần mềm mô phỏng, thí nghiệm ảo và phần mềm dạy học. Phát động, khuyến khích giáo viên xây dựng ngân hàng câu hỏi trực tuyến, tư liệu, tài liệu, sách điện tử đóng góp vào Kho học liệu số của ngành và Hệ tri thức Việt số hóa quốc gia; triển khai hệ thống thi trực tuyến các môn học phục vụ học sinh và giáo viên từ lớp 1 đến lớp 12. Tiếp tục triển khai giải pháp trường học điện tử, lớp học điện tử (các giải pháp giáo dục thông minh) ở những nhà trường có điều kiện nhằm ứng dụng những công nghệ tiên tiến, đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học.”

Từ những chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT đã chỉ đạo thông qua các công văn hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học. Lãnh đạo nhà trường quán triệt đến đội ngũ giáo viên về ứng dụng CNTT đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng giáo viên chủ động tích hợp CNTT vào từng môn học để nâng cao hiệu quả bài dạy học như: chèn hình ảnh, âm thanh, tạo những hiệu ứng liên kết các slide, cách truy cập vào các trang website để lấy thông tin, hình ảnh, đoạn phim... cần thiết để phục vụ cho việc soạn giảng Giáo án điện tử.Từ đó, tiết dạy trở nên sinh động hơn, hấp dẫn hơn đối với học sinh. Hạn chế lạm dụng CNTT trong dạy học hoặc ứng dụng một cách miễn cưỡng. Tăng cường sử dụng trang “Trường học kết nối” của Bộ GDĐT phục vụ trao đổi chuyên môn, đổi mới nội dung, phương

26

pháp dạy học trong nhà trường. Việc ứng dụng CNTT trong dạy học hiện nay đã phát triển, góp phần tạo ra nhiều hình thức đa dạng và phong phú, các bài giảng được xây dựng, thiết kế trên máy tính dựa vào một số phần mềm ứng dụng nhằm hỗ trợ dạy học một cách hiệu quả. Đặc biệt, khi sử dụng bài giảng điện tử, giáo viên không thể không sử dụng các phương tiện hiện đại. CNTT đã cung cấp cho chúng ta những phương tiện dạy học hiện đại: Máy chiếu Projector, smart board (bảng tương tác thông minh), Smart Tivi, các phần mềm dạy học, các trang web, công cụ đa phương tiện bao gồm âm thanh, hình ảnh, video minh họa,..

1.3.3.3. Ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức dạy học trên lớp

Ứng dụng CNTT trong dạy học ở bậc TH ứng dụng chủ yếu trong ba yếu tố tức là ứng dụng vào khâu biên soạn tài liệu, khâu tổ chức tiến trình dạy học, khâu đánh giá kết quả dạy học. Đối với bậc học TH việc ứng dụng CNTT có thể ứng dụng vào nhiều môn như:

Tiếng Việt: Giáo viên có thể cho học sinh xem hình ảnh, phim tư liệu giúp học sinh hiểu rõ nghĩa từ, hiểu thêm nội dung bài học.

Môn Tự nhiên xã hội, Khoa học, thủ công, kỹ thuật: Bên cạnh những đồ dùng dạy học, các bộ thí nghiệm, thực hành, dạy học trải nghiệm. Giáo viên có thể cho học sinh học sinh xem hình ảnh, phim tư liệu giúp học sinh mở rộng vốn hiểu biết cho học sinh.

Môn Toán: Giáo viên thường ít ứng dụng CNTT hơn các môn học khác vì môn toán thường tập trung vào tính toán, kênh chữ nhiều hơn kênh hình. Giáo viên có thể ứng dụng để thiết kế các bài tập trắc nghiệm để học sinh tương tác. Giáo viên có thể đưa thêm hình ảnh minh họa để tiết học thêm sinh động.

Môn đạo đức: Giáo viên có thể sưu tầm tranh ảnh, tình huống dạy học hấp dẫn từ mạng internet.

27

Môn Âm nhạc, Mỹ thuật: CNTT có thể được dùng để giới thiệu với học sinh những tác phẩm đẹp, những đoạn nhạc, đoạn phim, hình ảnh phù hợp với nội dung bài dạy. Sử dụng phần mềm để giảng dạy âm nhạc, dùng sách điện tử để dạy môn âm nhạc.

Môn Lịch sử địa lý: Giáo viên có thể cho học sinh xem hình ảnh, phim tư liệu nhất là các phim tư liệu về lịch sử. Giáo viên có thể giới thiệu các vị trí địa lý trên mọi miền đất nước thông qua phim ảnh sẽ thực sự thú vị và thu hút học sinh.

Môn Thể dục: Giáo viên có thể cho học sinh xem các động tác thể dục, hay các trò chơi vận động để vận dụng vào tiết dạy.

Môn Ngoại ngữ: Giáo viên sử dụng các đoạn phim, các trò chơi, các phần mềm chuyên dụng để dạy học.

Việc ứng dụng CNTT trong dạy học được áp dụng linh hoạt nhằm tăng cường sự hứng thú của học sinh đối với môn học, tiếp thu nội dung kiến thức nhanh chóng và hiệu quả hơn. Việc ứng dụng CNTT được giáo viên chọn lọc, hạn chế chiếu kênh chữ mà tập trung vào kênh hình điều này đã khắc phục được tình trạng lạm dụng CNTT trong dạy học hoặc ứng dụng một cách miễn cưỡng.

Môn tin học được xem như là môn học tự chọn. Môn tin học có sứ mạng giúp học sinh có được năng lực tin học với các thành tố cơ bản như: Năng lực sử dụng và quản lý các phương tiện, công cụ và các hệ thống tự động hóa của CNTT&TT; năng lực hiểu biết và ứng xử phù hợp chuẩn mực đạo đức, văn hóa, pháp luật trong môi trường số hóa; Năng lực nhận biết và giải quyết vấn đề trong môi trường thông tin và nền kinh tế tri thức; Năng lực học tập và tự học tập với sự hỗ trợ của các hệ thống ứng dụng CNTT; Năng lực giao tiếp, hòa nhập, hợp tác phù hợp với thời đại thông tin và kinh tế tri thức.

28

Theo chương trình giáo dục phổ thông mới thì chương trình môn tin học ở cấp TH giúp học sinh bước đầu làm quen với công nghệ kĩ thuật số, bắt đầu hình thành năng lực tin học và chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học môn tin học ở cấp trung học cơ sở, cụ thể là:

- Bước đầu hình thành cho học sinh tư duy giải quyết vấn đề với sự trợ giúp của máy tính: Hình thành nhu cầu thu thập, sử dụng thông tin, ý tưởng điều khiển máy tính thông qua việc tạo chương trình đơn giản bằng ngôn ngữ lập trình trực quan.

- Giúp học sinh sử dụng phần mềm tạo ra được những sản phẩm số đơn giản như một văn bản ngắn, thiệp chúc mừng, đoạn hoạt hình vui,...

- Giúp học sinh bước đầu quen với công nghệ kĩ thuật số thông qua việc sử dụng máy tính để vui chơi, học tập, xem và tìm kiếm thông tin trên Internet; rèn luyện cho học sinh một số kĩ năng cơ bản trong sử dụng máy tính; biết bảo vệ sức khoẻ khi sử dụng máy tính, bước đầu có ý thức phòng tránh những tác hại khi sử dụng Internet và ý thức tôn trọng bản quyền.

Định hướng giáo dục STEM đang được triển khai như một hướng đi quan trọng trong GD&ĐT tại nhiều nước trên thế giới. Với tư cách là công nghệ, hội tụ đủ tất cả bốn yếu tố giáo dục STEM (Khoa học (S), Công nghệ(T), Kĩ thuật (E) và Toán học (M)), môn Tin học có vai trò trung tâm kết nối các môn học khác, đẩy mạnh giáo dục STEM, phát huy sáng tạo của học sinh nhằm tạo ra sản phẩm số có hàm lượng CNTT&TT cao. Chương trình môn Tin học khai thác ưu thế về tích hợp liên môn bằng cách yêu cầu học sinh làm ra sản phẩm số của cá nhân và của nhóm học tập để thu hẹp khoảng cách giữa giáo dục hàn lâm và thực tiễn [8].

1.3.3.4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động học tập của học sinh

Học sinh từng bước làm quen với máy tính bàn, làm quen với việc tìm kiếm thông tin trên mạng internet phục vụ việc học tập. Học sinh có thể

29

tham gia tương tác với giáo viên trong quá trình dạy học có ứng dụng CNTT, học sinh được học tin học từ lớp 3. Học sinh tự học tập, rèn luyện qua các phần mềm dạy học. Học sinh có thể tham gia các cuộc thi qua mạng như Violympic toán, IOE (anh văn) và nhiều sân chơi bổ ích qua mạng. Học sinh có thể học tập qua các bài giảng elearning, các khóa học trực tuyến qua mạng.

Học sinh ngày nay không còn sợ thiếu tài liệu, tư liệu phục vụ cho việc mở mang kiến thức, bởi tất cả đều có thể tìm được trong kho tư liệu khổng lồ trên internet. Nhưng để sử dụng chúng một cách hiệu quả, học sinh cần chọn lọc, tổng hợp và kết nối thành những bài học phù hợp cho mình. Internet giúp cho học sinh có cơ hội tương tác nhiều hơn với giáo viên và bạn học khác thông qua công cụ đơn giản như diễn đàn, thư điện tử, hội thoại trực tuyến... Các lớp học online ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là với môn ngoại ngữ.

1.3.3.5. Ứng dụng công nghệ thông tin vào khai thác dữ liệu thông tin

Đổi mới giáo dục phải chuyển nền giáo dục từ chủ yếu là truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực người học, bằng cách giúp người học phương pháp tiếp cận và cách tự học, cách giải quyết vấn đề. Việc truyền thụ, cung cấp kiến thức, dần dần sẽ do phương tiện máy móc đảm nhận, giải phóng người thầy khỏi sự thiếu hụt thời gian, để người thầy có thể tập trung giúp học sinh phương pháp tiếp cận và giải quyết vấn đề, tổ chức các hoạt động học tập gắn với thực tiễn nhằm phát triển năng lực của học sinh.

Theo tác giả Đặng Minh Vương “với sự phát triển CNTT mạnh mẽ như hiện nay, thông tin trên internet đã trở thành một thư viện khổng lồ và luôn được cập nhật hàng ngày, từng giờ về mọi lĩnh vực. Do đó chúng ta cần khai thác hiệu quả các dữ liệu cho việc ứng dụng CNTT trong dạy học” [35] Đối với giáo viên, ngoài việc tìm kiếm các thông tin trên internet thông thường,

30

cần biết khai thác từ các nguồn thư viện tài nguyên trực tuyến, tài liệu nước ngoài phù hợp với giáo dục Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học tại các trường tiểu học quận ninh kiều, thành phố cần thơ (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)