trong hoạt động dạy học
Quản lý hoạt động dạy học là thực hiện nhiều nội dung quản lý trong đó có việc lập kế hoạch hoạt động, tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉ đạo hoặc điều khiển, kiểm tra. Quản lý về cơ sở vật chất, quản lý nguồn nhân lực, tài chính. Quản lý thực hiện mục tiêu giáo dục….
Lập kế hoạch là chức năng đầu tiên trong bốn chức năng quản lý. Lập kế hoạch là chức năng quan trọng của nhà quản lý bởi nó gắn liền với việc định hình mục tiêu và chương trình hành động trong tương lai, giúp nhà quản lý xác định được chức năng khác còn lại nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu đề ra.
Để quản lý một trường sau khi kết thúc một năm học, Hiệu trưởng các trường chuẩn bị lập kế hoạch cho năm học mới riêng của đơn vị mình trong kế hoạch đó bao gồm cả nội dung của kế hoạch ứng dụng CNTT vào dạy học. Ở một số trường thì kế hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học là một kế hoạch tác nghiệp riêng. Các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch thực hiện nội dung chương trình đưa ứng dụng CNTT trong dạy học.
32
Tổ chức thực hiện kế hoạch là quá trình đưa các bản chiến lược vào hoạt động trong thực tiễn, biến các bản kế hoạch trên giấy thành những kết quả trong thực tế thông qua những hoạt động có tổ chức chặt chẽ, nhằm thực hiện mục tiêu đề ra. Dù hoạch định một cách kỹ lưỡng đến đâu, công phu đến đâu đi nữa nhưng việc tổ chức thực thi không tốt, không hiệu quả thì mục tiêu sẽ khó mà đạt được, nếu không có điều chỉnh kịp thời, sự thất bại của chiến lược là khó tránh khỏi.
Theo Chester I. Barnard, tổ chức là hệ thống những hoạt động hay những nỗ lực của hai hay nhiều người kết hợp với nhau một cách có ý thức. Những đặc điểm chung của tổ chức là: Có chung mục đích, có phân công lao động, có hệ thống thứ bậc, quyền lực [23, tr 25].
Trong quá trình tổ chức thực thi chiến lược sẽ nảy sinh nhiều yếu tố bất lợi mà trong quá trình hoạch định đã không lường hết được. Do đó hoạt động kiểm tra đánh giá điều chỉnh lại chiến lược cho phù hợp với thực tiễn là vô cùng cần thiết. Đây là giai đoạn mà các nhà quản lý các chuyên gia đúc kết rút kinh nghiệm, tìm ra những mặt hạn chế trong quá trình tổ chức. Cũng trong giai đoạn này, tìm ra những cơ hội cho việc xây dựng và thực thi một chiến lược khác, chiến lược cho giai đoạn sau.
Muốn tổ chức thực hiện thành công kế hoạch ứng dụng CNTT vào dạy học thì kế hoạch cần có phân công phân nhiệm rõ ràng (Ai làm? Khi nào làm? Ai kiểm tra?), nêu rõ hoạt động của từng tháng. Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chuyên môn báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch hàng tháng, Phó hiệu trưởng thông qua việc kiểm tra kịp thời báo cáo Hiệu trưởng những khó khăn để kịp thời tháo gỡ.
Chỉ đạo là khả năng tác động, thúc đẩy, hướng dẫn và chỉ đạo người khác để đạt được những mục tiêu đề ra.
33
Sau khi hoạch định kế hoạch và sắp xếp tổ chức, người CBQL phải điều khiển, chỉ đạo cho hệ thống hoạt động theo đúng kế hoạch nhằm thực hiện mục tiêu đã đề ra. Người điều kiện hệ thống phải là người có tri thức, có kĩ năng ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định. Quyết định là công cụ chính để điều khiển hệ thống. Ra quyết định là quá trình xác định vấn đề và lựa chọn một phương án tối ưu trong số những phương án khác. Việc ra quyết định quyết định xuyên suốt trong quá trình quản lý, từ việc lập kế hoạch, xây dựng tổ chức cho đến việc kiểm tra đánh giá.
Hiệu trưởng chỉ đạo Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn triển khai thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT vào dạy học. Hiệu trưởng có thể chỉ đạo trực tiếp giáo viên thông qua họp hội đồng sư phạm đầu năm.
Kiểm tra là chức năng cố hữu của quản lý. Không có kiểm tra sẽ không có quản lý. Kiểm tra là chức năng xuyên suốt trong quá trình quản lý và là năng của mọi cấp quản lý. Kiểm tra là hoạt động nhằm thẩm định, xác định một hành vi của cá nhân hay một tổ chức trong quá trình thực hiện quyết định. Kiểm tra là một quá trình thường xuyên để phát hiện sai phạm, uốn nắn, giáo dục và ngăn chặn, xử lí. Mục đích của kiểm tra là xem xét hoạt động của cá nhân và tập thể có phù hợp với nhiệm vụ hay không và tìm ra ưu nhược điểm, nguyên nhân. Qua kiểm tra người quản lý cũng thấy được sự phù hợp giữa thực tế, nguồn lực và thời gian, phát hiện những nhân tố mới, những vấn đề đặt ra.
Tổ trưởng kiểm tra việc ứng dụng CNTT vào dạy học thông qua việc duyệt kế hoạch hướng dẫn học, lịch đăng ký dạy học ứng dụng CNTT, kiểm tra qua dự giờ đột xuất. Định kỳ hàng tháng Tổ trưởng có báo cáo Phó Hiệu trưởng số tiết ứng dụng CNTT.
Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng kiểm tra đột xuất, nắm tình hình thực hiện kế hoạch qua báo cáo tháng, họp giao ban. Qua kiểm tra Ban lãnh đạo
34
điều chỉnh, tiếp tục chỉ đạo để hoạt động ứng dụng CNTT đi vào chiều sâu và thực sự mang lại hiệu quả.
Quản lý CSVC, thiết bị dạy học là việc làm không thể thiếu của CBQL. Quản lý CSVC nhằm cung cấp các dụng cụ, thiết bị cần thiết để tổ chức hoạt động dạy học. Công tác này bao gồm hoạt đông kiểm kê bảo quản tài sản, cho mượn thiết bị dạy học, tổ chức khai thác và bảo dưỡng thiết bị, đề suất mua sắm bổ sụng….
Quản lý nguồn nhân lực đòi hỏi người quản lý phải nắm được điểm mạnh, điểm yếu, đặc điểm tâm lý, năng lực của từng giáo viên, nhân viên để từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp. CBQL phải nắm được giáo viên còn hạn chế cái gì? cần bồi dưỡng nội dung gì? để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng. CBQL cũng là người truyền cảm hứng, tạo động lực cho đội ngũ chính vì vậy việc xây dựng bầu không khí vui tươi, phấn khởi trong nhà trường là hết sức cần thiết.
Quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong hoạt động học của học sinh việc ứng dụng CNTT vào dạy học không những mang đến sự hứng thú cho người học mà còn trang bị cho người học các kỹ năng sử dụng các thiết bị CNTT. Quản lý hoạt động học tập bao gồm: Kết quả học tập của học sinh, kỹ năng vận dụng vào thực tế, tinh thần, thái độ của học sinh. Quản lý hoạt động học sinh khai thác thông tin từ mạng internet vào bài học. Nhà trường tập trung hướng dẫn học sinh các kiến thức cơ bản từ đánh máy đến tìm kiếm tài liệu, hình ảnh bằng máy tính, bằng thiết bị di động. Nhà trường phối hợp với phụ huynh trong quản lý việc truy cập, sử dụng thiết bị di động, máy tính ở nhà. Quản lý học sinh tham gia các cuộc thi, giao lưu qua mạng như giải toán qua mạng (Violympic), Tiếng anh qua mạng (IOE).
35