Thực trạng quản lý hoạt động nâng cao trình độ ứng dụng công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học tại các trường tiểu học quận ninh kiều, thành phố cần thơ (Trang 70 - 74)

nghệ thông tin cho giáo viên

Thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW Hội nghị lần thức 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” toàn thể CBQL, giáo viên ra sức học tập nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ anh văn tin học. Giáo viên học tập nâng cao trình độ qua nhiều hình thức như theo học các lớp chứng chỉ ứng dụng CNTT cơ bản, nâng cao vào buổi tối hoặc thứ bảy, chủ nhật. Giáo viên tự xây dựng chương trình tự học tập nâng cao năng lực ứng dụng CNTT quan mạng, qua tài liệu. Để quản lý nâng cao trình độ ứng dụng CNTT trong dạy học cho giáo viên đòi hỏi CBQL cần có một số biện pháp quản lý các hoạt động nâng cao trình độ ứng dụng CNTT, có định hướng cụ thể cho giáo viên trong quá trình tự học tập, bồi dưỡng. Nhằm nắm được thực trạng quản lý nâng cao trình độ ứng dụng CNTT trong dạy học cho giáo viên chúng tôi đã khảo sát 120 GV đạt kết quả như sau:

61

Bảng 2.14. Kết quả thực hiện quản lý hoạt động nâng cao trình độ ứng dụng CNTT cho giáo viên các trường TH quận Ninh Kiều (N=120)

S

T

T

Nội dung quản lý hoạt động nâng cao trình độ ứng dụng CNTT cho GV Kết quả thực hiện Đ T B X ế p h n g Tốt Khá Trung bình Chưa đáp ứng SL % SL % SL % SL % 1 Tổ chức triển khai các văn bản chỉ đạo của Sở GD&ĐT, phòng giáo dục và đào tạo, triển khai các kế hoạch thực hiện nhiệm vụ giáo dục năm học, nhấn mạnh việc ứng CNTT vào dạy học.

55 46% 57 48% 8 7% 0 0% 3,39 1

2

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực để từng bước nâng cao năng lực ứng dụng CNTT vào dạy học.

32 27% 46 38% 42 35% 0 0% 2,92 2

3

Tổ chức các chuyên đề, tọa đàm về vai trò, hiệu quả của ứng dụng CNTT trong dạy học để nâng cao nhận thức cho giáo viên. 25 21% 45 38% 50 42% 0 0% 2,79 4 4 Sử dụng đội ngũ giáo viên cốt cán để dự các buổi tập huấn từ Sở GD&ĐT, phòng giáo dục để tập huấn lại cho giáo viên, xây dựng các câu lạc bộ hỗ trợ lẫn nhau trong soạn giảng.

33 28% 46 38% 35 29% 6 5% 2,88 3

Điểm trung bình chung 3,00

Từ bảng 2.14 kết quả thực hiện quản lý hoạt động nâng cao trình độ ứng dụng CNTT cho giáo viên các trường TH quận Ninh Kiều được giáo viên đánh giá khá cao ở mức trung bình chung 3.

62

Trong đó việc Tổ chức triển khai các văn bản chỉ đạo của Sở GD&ĐT, phòng giáo dục và đào tạo, triển khai các kế hoạch thực hiện nhiệm vụ giáo dục năm học, nhấn mạnh việc ứng CNTT vào dạy học được giáo viên đánh giá cao nhất ở mức 3,39 đạt mức tốt. Hiệu trưởng các trường thực hiện tuyên truyền đầy đủ các văn bản, chủ trương đến giáo viên. Tuy nhiên vẫn còn một số giáo viên lớn tuổi, giáo viên bộ môn như âm nhạc, thể dục, mĩ thuật nhận thức chưa đầy đủ. Giáo viên là người trực tiếp đưa ứng dụng CNTT vào dạy học, là người có vai trò cực kỳ quan trọng quyết định hiệu quả việc ứng dụng CNTT vào dạy học. Hơn ai hết, họ phải có nhận thức đúng đắn về vai trò của việc ứng dụng này. Để giáo viên có nhận thức đúng đắng thì nhà quản lý cần có các biện pháp tuyên truyền, quản lý nâng cao nhận thức hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học.

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực để từng bước nâng cao năng lực ứng dụng CNTT vào dạy học được đánh giá khá ở mức trung bình 2,97. Tuy nhiên, các trường chưa chủ động thực hiện các kế hoạch bồi dưỡng. Chưa định hướng tốt cho giáo viên trong công tác bồi dưỡng thường xuyên. Sử dụng đội ngũ giáo viên cốt cán để dự các buổi tập huấn từ Sở GD&ĐT, phòng giáo dục để tập huấn lại cho giáo viên, xây dựng các câu lạc bộ hỗ trợ lẫn nhau trong soạn giảng được xếp thứ 3.

Xếp thứ 4 là Tổ chức các chuyên đề, tọa đàm về vai trò, hiệu quả của ứng dụng CNTT trong dạy học để nâng cao nhận thức cho giáo viên. Việc tổ chức các chuyên đề về CNTT chưa được tổ chức thường xuyên, hiệu quả của việc nâng cao trình độ năng lực ứng dụng CNTT trong dạy học được đánh giá ở mức khá. Tuy nhiên chưa tổ chức tham quan học tập ngoài quận huyện, ngoài thành phố.

63

2.4.3. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất phục vụ việc ứng dụng công nghệ thông tin của đội ngũ giáo viên tại các trường tiêu học quận Ninh Kiều

Để tìm hiểu thực trạng quản lý CSVC, thiết bị phục vụ cho ứng dụng CNTT vào dạy học chúng tôi đã khảo sát 120 giáo viên và thu được kết quả ở bảng 2.15

Bảng 2.15. Kết quả quản lý cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ ứng dụngCNTT vào hoạt động dạy học tại các trường TH quận Ninh Kiều (N=120)

S

T

T

Các nội dung quản lý cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ ứng dụng CNTT vào dạy học Kết quả quản lý Đ T B X ế p h n g Tốt Khá Trung bình Chưa đáp ứng SL % SL % SL % SL % 1

Khảo sát nhu cầu, đánh giá thực trạng về số lượng và chất lượng thiết bị ứng dụng CNTT phục vụ dạy học 30 25 35 29 35 29 20 17 2,63 1 2

Xây dựng kế hoạch mua sắm, và sử dụng hiệu quả thiết bị CNTT

28 23 38 32 31 26 23 19 2,59 2

3

Công tác kiểm kê, bảo quản thiết bị ứng dụng CNTT

24 20 32 27 45 38 19 16 2,51 3

4

Xây dựng các quy định, nội quy sử dụng, bảo quản thiết bị CNTT

23 19 30 25 49 41 18 15 2,48 4

5

Quản lý việc sử dụng có hiệu quả CSVC, thiết bị CNTT

18 15 35 29 45 38 22 18 2,41 5

Điểm trung bình chung 2,52

Từ kết quả khảo sát cho thấy thực trạng quản lý cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ ứng dụng CNTT vào dạy học được đánh giá không cao ở mức trung bình 2,52.

64

Công tác nắm nhu cầu, đánh giá thực trạng về số lượng và chất lượng thiết bị ứng dụng CNTT phục vụ dạy học và việc xây dựng kế hoạch mua sắm, và sử dụng hiệu quả thiết bị CNTT được Hiệu trưởng quan tâm. Tuy nhiên số thiết bị được cấp và được mua theo hình thức mua sắm tập trung không đáp ứng nhu cầu sử dụng của đơn vị.

Công tác kiểm kê, bảo quản thiết bị ứng dụng CNTT đạt mức khá trung bình 2,51. Quản lý việc sử dụng có hiệu quả CSVC, thiết bị CNTT; Xây dựng các quy định, nội quy sử dụng, bảo quản thiết bị CNTT đạt ở mức trung bình. Đa phần giáo viên chưa hiểu hết nguyên lí hoạt động dẫn đến sử dụng không đúng cách, tắt projector đột ngột gây giảm tuổi thọ của máy hay bảo quản nơi có độ ẩm cao, ít sử dụng nên thiết bị nhanh hỏng. Đối với công tác duy tu bảo dưỡng thì các lợi máy tính được cấp từ năm 2003 không thể nâng cấp,máy móc lạc hậu, xuống cấp.

Điều này cho thấy, mặc dù đã có các quy định, quy trình về bảo quản, sử dụng CSVC, thiết bị CNTT nhưng hiệu trưởng vẫn chưa quan tâm nhiều đến vấn đề kiểm tra, đánh giá hiệu quả việc sử dụng, bảo quản CSVC, thiết bị CNTT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học tại các trường tiểu học quận ninh kiều, thành phố cần thơ (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)