Trước đây, với một nền giáo dục mà tất cả SV đều có chung một chương trình và tiến độ học tập, cho nên SV không được lựa chọn kế hoạch học tập của riêng mình và CVHT là cụm từ hoàn toàn chưa xuất hiện trong hoạt động đào tạo đại học. Chức danh CVHT chỉ được biết đến khi HCTC ra đời vào năm 1872 tại trường ĐH Harvard, Hoa Kỳ. Sự ra đời của HCTC kéo theo yêu cầu tất yếu là cần có CVHT – những người đồng hành cùng SV trong quá trình học ĐH, giúp SV theo đuổi thành công con đường họ chọn. Ở Mỹ, CVHT được hiểu là nhà tham vấn hoặc một thành viên làm việc trong khoa của trường ĐH, người được đào tạo để chuyên trợ giúp SV trong việc cung cấp thông tin về đào tạo để SV có thể thích ứng trong lớp học và đạt mục tiêu học tập.
Tại Việt Nam, cụm từ CVHT mới được quan tâm đến vài năm trở lại đây khi các trường ĐH chuyển sang hình thức đào tạo theo HTTC. CVHT là một chức danh do nhà trường quy định trong phương thức đào tạo theo HTTC. Thông qua sự trợ giúp của CVHT, SV sẽ nắm bắt tốt hơn về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, định hướng phát triển của trường, chương trình và yêu cầu của đào tạo theo tín chỉ cũng như được tư vấn về chọn và đăng ký môn học và NCKH.
Bắt đầu từ năm 2007, trong quy chế “Đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ” ban hành kèm theo quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT, vai trò quan trọng của CVHT được nêu trong điều lệ và đăng ký học phần của quy chế là: “Phòng đào tạo của trường chỉ nhận
20
đăng ký khối lượng học tập của sinh viên ở mỗi học kỳ khi đã có chữ ký chấp thuận của CVHT trong sổ đăng ký học tập theo quy định của Hiệu trưởng”. Mặc dù vai trò và trách nhiệm của CVHT được nêu trong quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo không nhiều nhưng lại đánh dấu một mốc quan trọng cho việc hình thành và phát triển CVHT ở các trường CĐ, ĐH khi nhiều trường đưa ra các văn bản quy định về CVHT của trường mình.
Theo Joe Cuseo cho rằng: Cố vấn học tập là người thông qua các kỹ thuật đặt câu hỏi và đối thoại hiệu quả giúp sinh viên trở nên tự ý thức về những mối quan hệ đặc trưng của mình, những tài năng, giá trị và những ưu tiên của sinh viên; giúp sinh viên có thể nhìn thấy được sự liên kết giữa kinh nghiệm học tập hiện tại và kế hoạch cuộc sống trong tương lai; giúp sinh viên khám phá ra tiềm năng, mục đích và đam mê; giúp mở rộng quan điểm của sinh viên mà vẫn tôn trọng những lựa chọn riêng tư trong cuộc sống; giúp họ rèn những kỹ năng nhận thức trong việc giải quyết vấn đề, tư duy phản biện, ra quyết định” [36].
Tóm lại, CVHT đóng vai trò hết sức quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến đến sự thành công của SV. Ngoài việc tư vấn quá trình học tập, định hướng lựa chọn nghề nghiệp; hướng dẫn SV nắm vững các quy chế đào tạo; các quy định cụ thể hóa của nhà trường còn tư vấn SV cách thức lập kế hoạch học tập cho toàn khóa đảm bảo sự phù hợp với năng lực và hoàn cảnh; về chương trình đào tạo bao gồm mục tiêu, chuẩn đầu ra, học phần bắt buộc, học phần tự chọn, học phần thay thế,…. giải quyết các vấn đề liên quan đến SV. Đây là hoạt động cần sự phối hợp tích cực chủ động của CVHT và SV, sự quản lý chặt chẽ của lãnh đạo quản lý.