Hoạt động của CVHT có thể được hiểu là quá trình tác động giữa CVHT, SV, các khoa và các đơn vị chức năng. Trong đó, CVHT sử dụng
21
những kỹ năng của mình để tiến hành hoạt động tư vấn, hướng dẫn, trợ giúp SV trong học tập, rèn luyện và sinh hoạt ở trường một cách hiệu quả nhất, đạt được mục tiêu giáo dục và đào tạo.
Cố vấn học tập cần có sự hiểu biết về các đặc điểm nhân cách và sự phát triển của SV, hiểu được quá trình ra quyết định của họ; có kiến thức về tâm lý học, xã hội học, có những kỹ năng cơ bản về tham vấn; có sự đánh giá đúng những khác biệt cá nhân; Có niềm tin vào giá trị và nhân phẩm của con người, đồng thời có niềm tin vào ai cũng có thế mạnh của riêng mình.
Việc liệt kê từng hoạt động cụ thể của CVHT là rất khó. Tuy nhiên, dựa trên quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo và những văn bản quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của CVHT tại các trường đại học, cao đẳng có thể chia hoạt động của CVHT thành những nội dung sau:
1.3.2.1. Quản lý thông tin sinh viên:
Nắm danh sách SV lớp được giao làm CVHT (tóm tắt thông tin cá nhân SV về hoàn cảnh gia đình, sức khoẻ và điều kiện học tập) từ đó hướng dẫn SV xây dựng kế hoạch học tập riêng trên cơ sở lựa chọn các học phần được Nhà trường tổ chức giảng dạy từng học kỳ, vừa phù hợp với yêu cầu của ngành đào tạo, vừa phù hợp với năng lực, sở thích, điều kiện sinh hoạt, hoàn cảnh kinh tế của SV.
1.3.2.2. Định hướng cho sinh viên trong việc lựa chọn chương trình học tập phù hợp
Đào tạo theo tín chỉ cho phép người học tự lựa chọn một chương trình đào tạo phù hợp với bản thân, tự lựa chọn thời điểm bắt đầu và kết thúc chương trình trên cơ sở đảm bảo những môn học đáp ứng yêu cầu của ngành đào tạo. Vì vậy, đa số SV từ bậc trung học phổ thông lên chưa thích ứng kịp thời nên khó có thể tự mình lựa chọn được một chương trình học tập phù hợp với bản thân, vừa phải đáp ứng các yêu cầu đào tạo của nhà trường. Sự trợ
22
giúp của CVHT ở đây là rất quan trọng trong việc định hướng những bước đi đầu tiên cho SV, đặt nền tảng tiếp theo để ít gặp trở ngại.
1.3.2.3. Tư vấn, hướng dẫn sinh viên lập kế hoạch học tập:
CVHT là người giúp SV hiểu rõ về ngành học mà mình lựa chọn, giúp SV khẳng định lại việc lựa chọn ngành nghề mà trước đó do thiếu thông tin có thể họ chưa thật sự hình dung về ngành học và việc làm sau khi tốt nghiệp. Giúp SV làm rõ ngành nghề, những đặc thù nghề nghiệp, cơ hội việc làm trong tương lai và những phẩm chất cần có; giúp cho SV định hướng xây dựng và lập kế hoạch học tập, trong đó CVHT phải giúp SV hiểu rõ về chương trình đào tạo: mục tiêu, chuẩn đầu ra, nội dung chương trình đào tạo, lộ trình học tập của các giai đoạn, các năm học. CVHT giúp SV hiểu rõ mục tiêu của từng môn học, những điều kiện tiên quyết khi lựa chọn môn học và xác định môn nào cần học trước, môn nào học sau và những nội dung cần giải quyết để hoàn thành môn học một cách tốt nhất; đồng thời tư vấn cho SV chọn môn học theo hướng chuyên ngành; tư vấn cho sinh viên đăng ký các học phần của từng học kỳ (tiến độ) theo chuyên ngành đào tạo để hoàn thành chương trình theo kế hoạch học tập đã xây dựng, điều chỉnh kế hoạch học tập cho phù hợp với điều kiện thực tế; phù hợp với năng lực và hoàn cảnh của từng SV.
1.3.2.4. Hỗ trợ sinh viên trong việc thực hiện nội quy, quy chế của nhà trường:
SV có thể tìm đọc các quy chế, quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn thông qua quy chế học sinh sinh viên; các quy định khác trên website của nhà trường. Tuy nhiên, trong nhà trường nào cũng có những nội quy, quy chế riêng và đòi hỏi SV cần tuân thủ nghiêm ngặt bên cạnh việc thực hiện quy định chung. Song, không phải SV nào cũng biết và tự giác tìm hiểu những quy định này. Ngay từ đầu học kỳ, CVHT cần truyền tải những điều cơ
23
bản về quy định, quy chế của nhà trường đến SV và liên tục cập nhật tới SV trong những học kỳ tiếp theo. Đồng thời phải hướng dẫn và hỗ trợ SV trong việc thực hiện những quy định đó một cách đầy đủ và chính xác.
1.3.2.5. Giám sát quá trình học tập của sinh viên:
Tiến hành kiểm tra về tiến bộ của SV đối với mức độ của họ.
Rèn luyện SV trong việc phát triển các hành vi chuyên nghiệp. Tham khảo ý kiến của cố vấn ít nhất 2 lần trong một học kỳ để xem xét kế hoạch học tập và lịch sử học tập, tiến hành kiểm ra, thảo luận tiến độ, thảo luận các hoạt động ngoại khóa và trả lời các câu hỏi liên quan.
Xem điểm của SV và liên lạc về những thay đổi môn học nếu cần thiết.
Cảnh báo nhóm SV có nguy cơ bỏ học, có điểm số thấp trong kiểm tra giữa kỳ hay cuối kỳ, thường xuyên không có mặt ở lớp để tăng cường tư vấn, phòng ngừa rủi ro cho SV.
1.3.2.6. Cố vấn về phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học: Tư vấn và hướng dẫn cho SV về phương pháp học tập và NCKH; hướng dẫn, khuyến khích, tạo điều kiện cho SV tham gia các hoạt động học tập và nghiên cứu các vấn đề liên quan đến chuyên ngành; hướng dẫn SV giải quyết những khó khăn trong quá trình học tập và nghiên cứu; giúp SV làm quen với cách học mới; hướng dẫn cho SV các phương pháp tự học, tự nghiên cứu.
1.3.2.7. Hướng dẫn sinh viên tham gia các hoạt động tập thể và tự đánh giá kết quả rèn luyện của bản thân:
Những hoạt động tập thể thường được SV quan tâm và có ý thức tích cực tham gia. Song điều đó không thể hiện ở tất cả SV. Một số SV tham gia các hoạt động tập thể chỉ được cộng điểm rèn luyện hay tính ngày công tác xã hội chứ chưa có ý thức tự nguyện. Vì vậy, mỗi hoạt động lại gắn với những hình thức tổ chức khác nhau và CVHT cần phải hướng dẫn SV tham gia phù
24
hợp với khả năng và nguyện vọng của mình. Trên cơ sở đó, tự đánh giá quá trình và kết quả rèn luyện của bản thân sau mỗi học kỳ. Năng lực tự đánh giá bản thân cũng là một năng lực quan trọng cần được CVHT hình thành và phát huy ở mỗi SV. Như vậy, CVHT không chỉ là người cung cấp thông tin mà còn là người khích lệ, động viên SV phát huy năng lực bản thân để có thể tự giải quyết vấn đề cá nhân trong quá trình học tập tại trường.
1.3.2.8. Cố vấn trong lĩnh vực nghề nghiệp:
Lòng yêu nghề, sự am hiểu chuyên môn của CVHT sẽ giúp SV có thêm nhiệt quyết, đam mê trong học tập. Đồng thời, CVHT phải là người am hiểu về quá trình, kế hoạch đào tạo của ngành học, cần có sự hiểu biết về lĩnh vực nghề nghiệp của ngành mình đang cố vấn, hiểu được bản chất của sự biến đổi nghề nghiệp trong xã hội. Trách nhiệm của CVHT là giúp các em có cái nhìn tổng quan về ngành nghề đang theo học. Tổ chức tư vấn hướng nghiệp (CVHT tập trung vào chuyên ngành của SV để có cách tư vấn phù hợp và hiệu quả như: đặc tính nghề nghiệp, môi trường làm việc, yêu cầu của thị trường lao động, các kỹ năng, phẩm chất cần thiết để đáp ứng công việc và chuẩn bị tâm lý vững vàng với môi trường thực tế) và định hướng lựa chọn việc làm cho SV sau khi ra trường.
1.3.2.9.Cố vấn trong các lĩnh vực văn hóa, tinh thần cho sinh viên: + Chia sẻ chiến lược giảm thiểu áp lực, căng thẳng trong học tập; + Các hoạt động thư giãn, sở thích, giao lưu bè bạn, sống xa gia đình; + Thái độ lạc quan, tự tin vượt qua những thất bại, chán nản;
+ Giúp SV suy ngẫm về kinh nghiệm giáo dục và tham gia vào việc xác định, phát triển và thực hiện các kế hoạch, mục tiêu và nghề nghiệp có thể;
+ Giúp SV phát triển kiến thức đa văn hóa và tôn trọng sự khác biệt; + Tạo điều kiện thuận lợi cho việc ra quyết định của SV và yêu cầu SV suy nghĩ nghiêm túc về các lựa chọn của mình;
25
+ Hướng dẫn SV chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối của Đảng, luật pháp của Nhà nước ở trường cũng như ở nơi cư trú, thực hiện nếp sống văn hóa mọi lúc - mọi nơi.
Vì vậy, SV cần được CVHT làm nhiệm vụ tư vấn và hỗ trợ một cách đầy đủ về quá trình học tập của mình tại trường, nhằm giúp họ có thể lựa chọn và thiết kế tiến trình học tập của mình một cách phù hợp nhất, vừa có thể đảm bảo tiến độ thực hiện chương trình, vừa có thể phát huy tối đa khả năng học tập và có thể rèn luyện các kỹ năng khác trong môi trường đại học.