Thực hiện theo chủ trương của Bộ GD&ĐT về việc đổi mới phương thức đào tạo đại học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu phát triển KT - XH trong giai đoạn mới và hội nhập quốc tế. Trường Đại học Đồng Tháp đã chuyển đổi phương thức đào tạo từ niên chế sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ kể từ năm học 2008 – 2009. Sự chuyển đổi này làm cho người học, người dạy, và đội ngũ giảng viên được phân công làm công tác CVHT gặp nhiều khó khăn. Qua 10 năm triển khai thực hiện, từ chức danh giảng viên chủ nhiệm (giảng viên chủ nhiệm lớp) sinh viên tư vấn (sinh viên làm cố vấn cho một lớp sinh viên) và từ năm 2014 chức danh cố vấn học tập (giảng viên làm cố vấn) cho đến nay, với đội ngũ này Trường Đại học Đồng Tháp đạt được kết quả nhất định, song cũng tồn tại hạn chế cần khắc phục để nhanh chóng đạt được mục tiêu đề ra.
2.1.4. Thành tựu và hạn chế trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở Trường Đại học Đồng Tháp Trường Đại học Đồng Tháp
2.1.4.1. Yếu tố thuận lợi:
Thứ nhất, về tư tưởng chỉ đạo: Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường chỉ
GV cơ hữu: 377 65% GV - cố vấn học tập: 89 15% Viên chức hỗ trợ, phục vụ: 116 17%
42
đạo quyết tâm thực hiện đúng chủ trương của Bộ Giáo dục và đào tạo về chuyển đổi và thực hiện phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ.
Thứ hai, việc lập kế hoạch, thời khóa biểu, lịch thi,.. Nhà trường đã từng bước vận dụng tin học hóa, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất.
Thứ ba, phương pháp kiểm tra đánh giá đã và đang tiếp tục triển khai thực hiện thường xuyên từ phía người học.
Thứ tư, đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên chiếm phần lớn nên việc đổi mới tư duy quản lý và phương pháp giảng dạy dễ dàng, nhanh chóng tiếp cận hơn.
Thứ năm, hệ thống mạng đã được triển khai diện rộng, thiết bị giảng dạy, máy chiếu tương đối đầy đủ ở tất cả các hội trường và phòng học.
Thứ sáu, qua những lần khảo sát và tiếp xúc với các nhà tuyển dụng, SV đã ra trường đều phản ánh, đánh giá cao về chất lượng đào tạo của nhà trường.
Thứ bảy, công tác CVHT dần được quan tâm và tạo điều kiện cho hoạt động ngày càng tốt hơn.
2.1.4.2. Yếu tố khó khăn:
Thứ nhất, hình thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ còn mới, cho nên quá trình vận hành, tổ chức quản lý đào tạo thiếu kinh nghiệm, hoạt động tư vấn giúp SV trong học tập, rèn luyện chưa thực hiện đầy đủ.
Thứ hai, trong công việc quản lý tiến trình đào tạo, chưa giúp SV hiểu rõ yêu cầu, điều kiện khi đăng ký môn học tiên quyết, môn học trước, môn học thay thế, môn học tương đương, môn học bắt buộc và môn học tự chọn.
Thứ ba, hệ thống cơ sở hạ tầng, mạng Internet và phần mềm quản lý đào tạo chưa đảm bảo yêu cầu phục vụ tốt hình thức đào tạo theo tín chỉ.
43
2.1.5. Chiến lược phát triển Trường Đại học Đồng Tháp trong thời gian tới
Với truyền thống 45 năm xây dựng và phát triển, trường Đại học Đồng Tháp xác định, định hướng chung của Nhà trường trong những năm tiếp theo là:
- Tiếp tục đổi mới phương pháp đào tạo theo 3 tiêu chí; trang bị cách học, phát huy tính chủ động của người học; sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong hoạt động dạy và học. Khai thác các nguồn tài liệu giáo dục mở và nguồn tư liệu trên internet.
- Rà soát, đánh giá cơ cấu ngành nghề, trình độ, quy mô đào tạo hiện tại để tái cấu trúc cơ cấu ngành nghề, trình độ đào tạo cho phù hợp và hiệu quả; mở thêm một số ngành/chuyên ngành đào tạo mà xã hội đang có nhu cầu cao.
- Đẩy mạnh các nghiên cứu về lĩnh vực khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên, đặc biệt các nghiên cứu ứng dụng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp và vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học và năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ, giảng viên; tổ chức các lớp bồi dưỡng về phương pháp dạy học hiện đại, phương pháp kiểm tra đánh giá, phương pháp nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao năng lực giảng dạy và nghiên cứu của đội ngũ GV.
- Tiếp tục đầu tư thiết bị thí nghiệm theo hướng hiện đại, đồng bộ, có trọng điểm; đầu tư nâng cấp thư viện truyền thống; xây dựng thư viện điện tử và thực hiện kết nối với mạng lưới thư viện trong khu vực và cả nước.
- Đầu tư trang thiết bị hỗ trợ dạy học, nghiên cứu cho tất cả các phòng học, giảng đường theo hướng đồng bộ, hiện đại và thiết thực.
- Nâng cao năng lực hợp tác, đặc biệt là hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách, có trình độ và năng lực nhằm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ hợp tác quốc tế.
44
- Giữ gìn, phát triển và mở rộng các mối quan hệ hợp tác song phương giữa trường với các địa phương, các sở giáo dục và đào tạo, các cơ sở đào tạo, các doanh nghiệp trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau, cùng có lợi, cùng phát triển.
(Trích trong “Kế hoạch chiến lược phát triển trường Đại học Đồng Tháp giai đoạn 2011 – 2020)
2.2. Mô tả quá trình điều tra, khảo sát 2.2.1. Mục đích khảo sát 2.2.1. Mục đích khảo sát
Mục đích khảo sát là tìm hiểu thực trạng hoạt động của đội ngũ CVHT và thực trạng quản lý hoạt động của đội ngũ CVHT ở Trường Đại học Đồng Tháp, đồng thời thông qua kết quả khảo sát, tác giả làm rõ:
- Cơ sở thực tiễn cho những nhận định và những vấn đề về hoạt động CVHT. - Những luận cứ đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động của đội ngũ CVHT.
2.2.2. Nội dung khảo sát
- Nghiên cứu những vấn đề có tính lý luận về quản lý hoạt động của đội ngũ CVHT ở trường đại học;
- Thực trạng hoạt động của đội ngũ cố vấn học tập ở trường đại học và quản lý hoạt động của đội ngũ cố vấn học tập ở Trường Đại học Đồng Tháp;
- Thực trạng quản lý hoạt động của đội ngũ cố vấn học tập ở Trường Đại học Đồng Tháp.
2.2.3. Đối tượng khảo sát
- Cán bộ quản lý (10 người)
- Giảng viên (20 người), cố vấn học tập (30 người) - Sinh viên (100 người)
2.2.4. Phương pháp khảo sát, công cụ khảo sát
- Phương pháp điều tra: Điều tra bằng bảng hỏi để tìm hiểu thực trạng và khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất.
45
khoa, giảng viên - cố vấn học tập và sinh viên về hoạt động và quản lý hoạt động của cố vấn học tập.
- Sử dụng phiếu khảo sát lấy ý kiến của Cán bộ quản lý, giảng viên- cố vấn học tập và sinh viên, phỏng vấn trực tiếp các đối tượng để có cơ sở phân tích thực trạng.
2.2.5. Xử lí và đánh giá kết quả khảo sát
Áp dụng phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học
Xử lí số liệu bằng phương pháp tính điểm trung bình, xếp thứ bậc. Cách quy ước điểm số cho bảng hỏi: Mỗi phiếu điều tra có các lựa chọn và được quy ước bằng các mức điểm khác nhau thể hiện như sau:
1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm
Kém/Yếu Trung bình Khá Tốt Rất tốt
Không hiệu quả Ít hiệu quả Tương đối hiệu quả Hiệu quả Rất hiệu quả Không cần thiết Chưa cần thiết Tương đối cần thiết Cần thiết Rất cần thiết Chưa bao giờ Ít khi thoảng Thỉnh Thường xuyên Rất thường xuyên Không quan trọng Ít quan
trọng
Tương đối
quan trọng Quan trọng
Rất quan trọng Không ảnh hưởng hưởng Ít ảnh ảnh hưởng Tương đối Ảnh hưởng Rất ảnh hưởng
Công thức tính điểm trung bình của từng yếu tố:
Điểm trung bình (của yếu tố) = 5A+4B+3C+2D+E N
46
Trong đó: A, B, C, D và E lần lượt là số ý kiến chọn : Rất tốt, Tốt, Khá, Trung bình và Yếu/Kém (Rất cần thiết, Cần thiết, Tương đối cần thiết, Chưa cần thiết,...), N là tổng số người được khảo sát.
Điểm trung bình lớn nhất là 5 Điểm trung bình nhỏ nhất là 1 Định khoảng là 0,80
Đánh giá mức độ quan trọng của từng yếu tố căn cứ vào giá trị điểm trung bình của yếu tố đó:
- Từ 4,21 đến 5,00 : Rất tốt - Từ 3,41 đến 4,20 : Tốt - Từ 2,61 đến 3,40 : Khá
- Từ 1,81 đến 2,60 : Trung bình - Từ 1 đến 1,80 : Yếu / Kém
2.3. Thực trạng hoạt động của đội ngũ cố vấn học tập ở Trường Đại học Đồng Tháp Đồng Tháp
2.3.1. Nhận thức về hoạt động của đội ngũ cố vấn học tập
Nhận thức là nền tảng của con người, khi nhận thức đúng đắn thì có được hành động đúng. Vì vậy, trước nhất phải đánh giá được mức độ nhận thức của CBQL, giảng viên - cố vấn học tập và sinh viên về vai trò, mức độ cần thiết của đội ngũ CVHT trong đào tạo theo tín chỉ của nhà trường hiện nay và nhận thức của CBQL, GV-CVHT về hoạt động của CVHT.
Theo thống kê kết quả khảo sát bằng phiếu hỏi dành cho CBQL, GV- CVHT và SV được nhận các phản hồi tích cực từ người đánh giá, tác giả đã tổng hợp số liệu thành các biểu đồ sau:
47
Biểu đồ 2.3. Đánh giá vai trò của đội ngũ CVHT
Biểu đồ 2.3 thể hiện rằng đội ngũ CVHT là một bộ phận không thể tách rời và đảm bảo cho hoạt động đào tạo theo hệ thống tín chỉ vận hành thông suốt và hiệu quả. Tất cả các lãnh đạo quản lý, giảng viên – cố vấn học tập và sinh viên đều nhận thức rõ được tầm quan trọng của đội ngũ CVHT. Có 100% cán bộ quản lý cho rằng vai trò của CVHT là rất cần thiết và cần thiết vì đây là lực lượng hỗ trợ đắc lực cho Nhà trường và các đơn vị chuyên môn tiếp cận và theo dõi tình hình của SV, là cầu nối giữa nhà trường – sinh viên – thị trường lao động. Chỉ số ít 21% sinh viên cho là tương đối quan trọng và ít quan trọng, số SV này thường chủ động tìm đến đội ngũ CVHT trong những trường hợp cần thiết và bắt buộc phải có xác nhận của CVHT. Đó là nguyên nhân dẫn đến thiệt thòi cho SV khi chưa nhận thức, hiểu rõ được tầm quan trọng của CVHT. Đây cũng là đối tượng mà CVHT gặp nhiều khó khăn trong công tác của mình.
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60%
Rất quan trọng Quan trọng Tương đối
quan trọng Ít quan trọng Không quan
trọng 40% 60% 0% 0% 0% 46% 50% 4% 0% 0% 40% 39% 19% 2% 0% CBQL (10) GV-CVHT (50) SV (100)
48
Tiếp tục nội dung nhận thức về hoạt động CVHT của người làm CBQL và GV - CVHT. Nội dung được thể hiện rõ bằng biểu đồ 2.4 bên dưới:
Biểu đồ 2.4. Đánh giá mức độ nhận thức của CBQL, GV-CVHT về hoạt động của CVHT
Qua số liệu thể hiện trên biểu đồ cho thấy, CBQL đồng ý 100% về điều này, nhưng chỉ có 60% đội ngũ cố vấn hoàn toàn hài lòng và hài lòng với công việc của mình, điều này có ý nghĩa tích cực và đã mang lại hiệu quả nhất định. Trong khi đó, 28% tạm hài lòng. Hoạt động CVHT là công việc kiêm nhiệm và phức tạp, mà giảng viên lại bận rộn nhiều nên họ không hài lòng khi “bị” phân công làm CVHT. Qua phỏng vấn sâu những người đang làm công tác CVHT cho rằng: “Học tập và sinh hoạt trong môi trường đại học đòi hỏi SV phải có tính tự lập cao. Các em phải ý thức được rằng mình đã lớn và mình phải chịu trách nhiệm với bản thân mình. Người làm hoạt động CVHT không phải là người cầm tay chỉ việc mà chỉ là người định hướng và khi gặp bất kỳ khó khăn nào SV cần phải tự mình nghiên cứu, tìm hiểu và giải quyết, chỉ khi thật sự cần thiết thì mới nhờ đến đội ngũ cố vấn. Sinh viên phải xem môi trường ĐH là môi trường học tập và rèn luyện để hoàn thiện bản thân”. Cũng chính vì quan
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% Rất đồng ý Đồng ý Tương đối đồng ý Ít đồng ý Không đồng ý 40% 60% 0 0 0 20% 40% 28% 8% 4% CBQL (10) GV-CVHT (50)
49
điểm như vậy mà đã tạo ra khoảng cách giữa CVHT với SV và làm cho hiệu quả của hoạt động không cao. Nếu muốn đạt hiệu quả cao vẫn cần người CVHT có tâm, luôn lắng nghe ý kiến của SV, đồng thời gần gũi hơn để chia sẻ khi cần thiết, phát huy hết vai trò trách nhiệm của mình thì SV sẽ chủ động, mạnh dạn hơn trong việc trao đổi với CVHT.
Tóm lại, qua khảo sát thực trạng nhận thức về hoạt động của đội ngũ CVHT được CBQL, GV-CVHT và SV đánh giá cao, nhận thức rõ vai trò của CVHT, sự cần thiết của đội ngũ CVHT trong nhà trường. Qua quá trình hình thành và phát triển của nhà trường về chuyển đổi phương thức đào tạo, sự đồng hành của đội ngũ CVHT cùng với CBQL và SV góp phần nâng cao chất lượng của nhà trường ngày càng vững mạnh.
2.3.2. Thực hiện nội dung hoạt động của đội ngũ cố vấn học tập
Kết hợp với các quy định theo văn bản hợp nhất Quyết định số 17/VBHN-BGDĐT ngày 15/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về văn bản hợp nhất [3] và Thông tư số 57/2012/TT-BGDĐT ngày 27/12/2012 về việc ban hành quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ. Nhà trường đã ban hành Quyết định số 939/QĐ- ĐHĐT ngày 06 tháng 11 năm 2015 về việc ban hành Quy định tổ chức và quản lý hoạt động tư vấn sinh viên của Trường Đại học Đồng Tháp, quy định vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của CVHT [31]. Trong đó CVHT cần thực hiện các nội dung cơ bản sau:(1) Quản lý thông tin sinh viên; (2) Định hướng cho sinh viên trong việc lựa chọn chương trình học tập phù hợp; (3) Tư vấn, hướng dẫn sinh viên lập kế hoạch học tập; (4) Hỗ trợ sinh viên trong việc thực hiện nội quy, quy chế của Nhà trường; (5) Giám sát quá trình học tập của sinh viên; (6) Cố vấn cho sinh viên về phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học; (7) Hướng dẫn SV tham gia các hoạt động tập thể và tự đánh giá kết quả rèn luyện của bản thân; (8) Tư vấn trong lĩnh vực nghề nghiệp; (9) Cố vấn trong
50
các lĩnh vực văn hóa, tinh thần cho sinh viên. Tác giả đã thống nhất một số nội dung chính trong hoạt động cố vấn của đội ngũ CVHT. Các nội dung này được khảo sát và mức độ thực hiện được trình bày cụ thể ở bảng 2.1 như sau:
Bảng 2.1. Kết quả khảo sát thực trạng thực hiện nội dung hoạt động của đội ngũ CVHT
N= 160
TT Nội dung Mức độ thực hiện Xếp loại Thứ bậc
1 Quản lý thông tin sinh viên 3.69 Tốt 3
2 Định hướng cho sinh viên trong việc lựa chọn
chương trình học tập phù hợp 3.50 Tốt 5
3 Tư vấn, hướng dẫn sinh viên lập kế hoạch học
tập 3.35 Khá 9
4 Hỗ trợ sinh viên trong việc thực hiện nội quy,
quy chế của Nhà trường 3.58 Tốt 4
5 Giám sát quá trình học tập của sinh viên 3.76 Tốt 2 6 Cố vấn cho sinh viên về phương pháp học tập
và nghiên cứu khoa học 3.40 Khá 6
7 Hướng dẫn SV tham gia các hoạt động tập thể
và tự đánh giá kết quả rèn luyện của bản thân 3.39 Khá 8 8 Tư vấn trong lĩnh vực nghề nghiệp 3.40 Khá 7 9 Cố vấn trong các lĩnh vực văn hóa, tinh thần
cho sinh viên 3.88 Tốt 1
Điểm trung bình chung 3.55 Tốt