Sự cần thiết quản lý hoạt động của đội ngũ cố vấn học tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động của đội ngũ cố vấn học tập ở trường đại học đồng tháp (Trang 43)

Đội ngũ CVHT là một bộ phận quan trọng không thể tách rời. Mỗi CVHT là một nhân tố then chốt trong mối quan hệ giữa khoa, nhà trường và

33

SV; trong đó hoạt động cố vấn, tư vấn, định hướng, hướng dẫn góp phần tích cực nâng cao chất lượng đào tạo. Để thực hiện được hoạt động này hiệu quả thì công tác quản lý phải chặt chẽ và phù hợp; phát huy tối đa các chức năng quản lý của người lãnh đạo; đội ngũ CVHT phát huy năng lực tư vấn, quản lý và hợp tác của mình trong hoạt động CVHT.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động của đội ngũ CVHT

1.5.1. Yếu tố khách quan

Một là, cơ chế chính sách trong quản lý cố vấn học tập. Điều kiện về mặt chính sách là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của CVHT. Ở Việt Nam, giảng viên đảm nhận CVHT ngoài giảng dạy chuyên môn còn nghiên cứu khoa học, hoạt động chuyên môn, tham gia các hoạt động khác của nhà trường. Việc kiêm nhiệm một công việc mất nhiều thời gian và phụ cấp chưa thật sự phù hợp với công sức bỏ ra, đa số các CVHT phải tự chi trả các khoản phí khi liên lạc với SV, chưa có phòng sinh hoạt riêng, ..Bởi vậy, bên cạnh việc phân công nhiệm vụ hợp lý thì người quản lý cũng cần quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, điều kiện làm việc, động viên tinh thần cho CVHT yên tâm hoàn thành nhiệm vụ.

Hai là, công tác bồi dưỡng, tập huấn về kỹ năng cho đội ngũ CVHT.

Đây là yếu tố quan trọng quyết định kỹ năng tư vấn – trợ giúp của CVHT. SV có thành công trong quá trình học tập và rèn luyện hay không phụ thuộc rất nhiều vào CVHT. CVHT hiện chưa phải là chuyên trách, chủ yếu là giảng viên kiêm nhiệm nên chỉ nắm rõ chuyên môn mà chưa rõ những văn bản quy định của nhà trường, còn cán bộ phụ trách học tập, quản lý sinh viên ở các khoa khác nhau hoặc chuyên viên các phòng ban thì nắm rõ quy định mà không vững chuyên môn. Vì vậy, để đạt được hiệu quả và nâng cao chất lượng thì đòi hỏi hoạt động này phải là đội ngũ có chuyên môn, được trau dồi, tập huấn và được giám sát thường xuyên. Như vậy, người CBQL cần chú

34

trọng hơn đến công tác bồi dưỡng, tập huấn cho CVHT. Thường xuyên tổ chức buổi tọa đàm để trao đổi kinh nghiệm, tổ chức các hội thi nghiệp vụ CVHT định kỳ.

Ba là, các điều kiện cơ sở vật chất, thời gian và địa điểm thực thi công việc. Lãnh đạo cần có sự quan tâm, đầu tư các trang tiết bị thông thường về máy tính, phần mềm quản lý, mạng internet, văn phòng phẩm, điện thoại cố định, đáp ứng cho CVHT thông tin liên lạc, trao đổi thường xuyên với SV.

Quy định thời gian và địa điểm hợp lý cụ thể trên hệ thống quản lý đào tạo để tất cả SV và CVHT xem được và sinh hoạt cùng với lớp 2 tuần / lần.

1.5.2. Yếu tố chủ quan

Một là, sự quan tâm thực hiện các chức năng quản lý của lãnh đạo. Người lãnh đạo có vai trò quan trọng trong công tác quản lý hoạt động của đội ngũ CVHT, là người trực tiếp thực hiện các chức năng lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá hiệu quả của hoạt động; là người chủ động huy động, phối hợp sức mạnh của các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực,…) trong và ngoài nhà trường. Do đó, thực hiện tốt các chức năng quản lý sẽ, tạo thành một hệ thống logic và có sự quản lý thống nhất trong các bộ phận sẽ mang lại hiệu quả cao và ngược lại.

Hai là, sự phối hợp đồng bộ giữa các đơn vị liên quan. Mỗi đơn vị phòng, ban, khoa có mang tính chất chuyên nghiệp, chuyên sâu trong từng lĩnh vực của mình. Các đơn vị cần phối hợp chặt chẽ nhằm cùng có trách nhiệm với người học, nhưng đôi khi lại có sự “xin – cho”. Vì vậy, người lãnh đạo phải là người định hướng, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ cụ thể, trách nhiệm trong công tác quản lý và đồng thời chủ động xây dựng mối quan hệ phối hợp, hợp tác hỗ trợ giữa các đơn vị với đội ngũ CVHT.

Ba là, thâm niên công tác của người quản lý CVHT. Có thể cho rằng hiệu quả quản lý hoạt động của CVHT phụ thuộc vào kinh nghiệm quản lý.

35

Thời gian công tác lãnh đạo lâu năm có liên quan đến hình thành kỹ năng quản lý và phương pháp quản lý tốt. Lãnh đạo nhiều kinh nghiệm sẽ có các biện pháp quản lý hệ thống, khoa học, tạo sự thống nhất chung trong chỉ đạo.

Tóm lại, 2 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động của đội ngũ CVHT đã phân tích ở trên thuộc về người quản lý và đội ngũ CVHT như: Cơ chế chính sách trong quản lý cố vấn học tập; Công tác bồi dưỡng, tập huấn về kỹ năng cho đội ngũ CVHT; Các điều kiện cơ sở vật chất, thời gian và địa điểm thực thi công việc; Sự quan tâm thực hiện các chức năng quản lý của lãnh đạo; Sự phối hợp đồng bộ giữa các đơn vị liên quan; Thâm niên công tác của người quản lý CVHT. Tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này sẽ góp phần rút kinh nghiệm, bổ sung, điều chỉnh cho quản lý hoạt động của CVHT được thiết thực, hiệu quả hơn và hoàn thiện hơn.

36

Tiểu kết chương 1

Nội dung Chương 1 tác giả hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động của CVHT và quản lý hoạt động của đội ngũ CVHT ở trường đại học; tác giả làm rõ lịch sử nghiên cứu về đề tài trong và ngoài nước; nêu được một số khái niệm liên quan đến đề tài; các nội dung hoạt động của CVHT; bốn chức năng quản lý hoạt động của đội ngũ CVHT.

Như vậy Chương 1 tác giả đã tường minh hóa:

- Nội dung hoạt động của CVHT là: Quản lý thông tin SV; Định hướng cho SV trong việc lựa chọn chương trình học tập phù hợp ; Tư vấn, hướng dẫn SV lập kế hoạch học tập; Hỗ trợ SV trong việc thực hiện nội quy, quy chế của Nhà trường; Giám sát quá trình học tập của SV; Cố vấn cho SV về phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học; Hướng dẫn SV tham gia các hoạt động tập thể và tự đánh giá kết quả rèn luyện của bản thân; Tư vấn trong lĩnh vực nghề nghiệp; Cố vấn trong các lĩnh vực văn hóa, tinh thần cho sinh viên; Sự cần thiết của đội ngũ CVHT trong trường đại học.

- Quản lý đội ngũ CVHT thực hiện 4 chức năng: Lập kế hoạch quản lý hoạt động của đội ngũ CVHT; Tổ chức thực hiện quản lý hoạt động của đội ngũ CVHT; Chỉ đạo thực hiện quản lý hoạt động của đội ngũ CVHT; Kiểm tra, đánh giá quản lý hoạt động của đội ngũ CVHT; Sự cần thiết quản lý hoạt động của đội ngũ CVHT.

Nội dung chương 1 góp phần định hướng việc khảo sát thực trạng hoạt động của đội ngũ CVHT và quản lý hoạt động của đội ngũ CVHT ở Trường Đại học Đồng Tháp sẽ được tác giả trình bày tại chương 2 tiếp theo.

37

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘI NGŨ CỐ VẤN HỌC TẬP Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP

2.1. Tổng quan về Trường Đại học Đồng Tháp

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển trường Đại học Đồng Tháp

Trường Đại học Đồng Tháp trải qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài, từ Trường Trung học Sư phạm Đồng Tháp đổi thành là Trường Sư phạm Cấp II Đồng Tháp và sau đó thống nhất lấy tên là Trường Cao đẳng Sư phạm Đồng Tháp. Đến năm 2003, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 08/2003/QĐ-TTg ngày 10/01/2003 thành lập Trường Đại học Sư phạm Đồng Tháp trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Sư phạm Đồng Tháp và Công văn số 5830/VPCP-KGVX ngày 04/09/2008 của Văn phòng Chính phủ về việc đổi tên Trường Đại học Sư phạm Đồng Tháp thành Trường Đại học Đồng Tháp.

Trường Đại học Đồng Tháp là trường đại học công lập, đào tạo đa ngành đa lĩnh vực, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Có chức năng, nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học – kỹ thuật có trình độ đại học, sau đại học, đào tạo giáo viên mầm non, giáo viên phổ thông các cấp học cho tỉnh Đồng Tháp và vùng Đồng bằng sông Cửu Long; bồi dưỡng và đào tạo lại chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục; nghiên cứu khoa học, triển khai áp dụng tiến bộ khoa học phục vụ phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) tỉnh Đồng Tháp, vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Đặc biệt, từ năm 2012, Trường Đại học Đồng Tháp được Bộ GD&ĐT giao nhiệm vụ đào tạo trình độ thạc sĩ với 06 chuyên ngành: Quản lý giáo dục, Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Toán, Giáo dục học (Giáo dục Tiểu học), Ngôn ngữ Việt Nam, Hóa Lý thuyết và Hóa Lý và Lịch

38

Sứ mạng của trường là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đa lĩnh vực, trong đó khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên là nồng cốt, nghiên cứu khoa học và cung cấp các dịch vụ cộng đồng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.

Trong quá trình phát triển, Trường đã đạt được nhiều thành tích, được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba (1985), Huân chương Lao động hạng Nhì (1997), Huân chương Lao động hạng Nhất (2003) và Huân chương độc lập hạng Ba (2009). Nhà trường đã hoàn thành việc xây dựng và vận hành hệ thống quản lý chất lượng theo chuẩn ISO 9001:2008, đã được Trung tâm chứng nhận phù hợp - QUACERT cấp chứng nhận, có giá trị từ ngày 05/8/2011. Ngày 8/9/2017, Trường Đại học Đồng Tháp trân trọng đón nhận Quyết định công nhận và cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. Đây là sự khẳng định đối với quá trình phát triển của Trường Đại học Đồng Tháp thời gian qua.

Trong năm học vừa qua, Trường Đại học Đồng Tháp đã gặt hái được nhiều thành quả quan trọng trên tất cả các lĩnh vực công tác như: đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ (48 công trình khoa học công bố quốc tế), hợp tác quốc tế, quản trị nhà trường, công tác đảm bảo chất lượng, cơ sở vật chất và thiết bị, kế hoạch - tài chính và công tác sinh viên; là 01 trong 05 cơ sở giáo dục đại học trong cả nước được lựa chọn giao nhiệm vụ tổ chức bồi dưỡng và cấp chứng chỉ bồi dưỡng cho giáo viên phổ thông làm công tác tư vấn cho học sinh. Trường Đại học Đồng Tháp đạt danh hiệu tập thể Lao động xuất sắc, được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng bằng khen, được tôn vinh và đề nghị tặng Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy trường Đại học Đồng Tháp 2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức 2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức

39

Hội đồng Trường; Lãnh đạo Trường: Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng Hội đồng Khoa học và Đào tạo; Đơn vị trực thuộc: 12 phòng ban chức năng; 11 khoa đào tạo; 07 trung tâm; 01 tạp chí khoa học và 01 Trường Thực hành Sư phạm Mầm non Hoa Hồng. Cơ cấu tổ chức Trường Đại học Đồng Tháp được thể hiện ở Sơ đồ 2.1

40

2.1.2.2. Trình độ đội ngũ cán bộ, giảng viên

Sau 15 năm trở thành Trường Đại học Đồng Tháp và 43 năm truyền thống đào tạo giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, tính đến tháng 9/2018 nhà trường có 582 công chức, viên chức với 92% GV có trình độ sau đại học; trong đó có 10 phó giáo sư, 74 tiến sĩ, 303 thạc sĩ (với 79 người đang học nghiên cứu sinh trong và ngoài nước tại nhiều trường đại học uy tín).

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu trình độ CB, GV Trường Đại học Đồng Tháp 2.1.2.3. Đội ngũ giảng viên cơ hữu, giảng viên – cố vấn học tập và viên chức phục vụ đào tạo hiện nay

GV cơ hữu có 377 người, trong đó có 89 giảng viên đảm nhận công tác cố vấn học tập cho 139 lớp. Bên cạnh đó, đội ngũ viên chức hành chính và nhân viên phục vụ là 116 người, thực hiện các nhiệm vụ hành chính, hỗ trợ phục vụ đào tạo tại các đơn vị phòng, ban chức năng của Trường. Cơ cấu tỷ lệ đội ngũ GV cơ hữu, giáo viên CVHT và viên chức hỗ trợ, phục vụ đào tạo được thể hiện qua Biểu đồ 2.2

2 4 4 10 43 55 74 80 74 284 350 409 378 382 198 127 99 123 116 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 2014 2015 2016 2017 2018

ĐỘI NGŨ CÁN BỘ GIẢNG VIÊN TỪ NĂM 2014 - 2018

PGS TS ThS CN

41

Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ đội ngũ GV cơ hữu, GV- CVHT và viên chức hỗ trợ, phục vụ đào tạo

2.1.3. Tiến trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ trường Đại học Đồng Tháp

Thực hiện theo chủ trương của Bộ GD&ĐT về việc đổi mới phương thức đào tạo đại học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu phát triển KT - XH trong giai đoạn mới và hội nhập quốc tế. Trường Đại học Đồng Tháp đã chuyển đổi phương thức đào tạo từ niên chế sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ kể từ năm học 2008 – 2009. Sự chuyển đổi này làm cho người học, người dạy, và đội ngũ giảng viên được phân công làm công tác CVHT gặp nhiều khó khăn. Qua 10 năm triển khai thực hiện, từ chức danh giảng viên chủ nhiệm (giảng viên chủ nhiệm lớp) sinh viên tư vấn (sinh viên làm cố vấn cho một lớp sinh viên) và từ năm 2014 chức danh cố vấn học tập (giảng viên làm cố vấn) cho đến nay, với đội ngũ này Trường Đại học Đồng Tháp đạt được kết quả nhất định, song cũng tồn tại hạn chế cần khắc phục để nhanh chóng đạt được mục tiêu đề ra.

2.1.4. Thành tựu và hạn chế trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở Trường Đại học Đồng Tháp Trường Đại học Đồng Tháp

2.1.4.1. Yếu tố thuận lợi:

Thứ nhất, về tư tưởng chỉ đạo: Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường chỉ

GV cơ hữu: 377 65% GV - cố vấn học tập: 89 15% Viên chức hỗ trợ, phục vụ: 116 17%

42

đạo quyết tâm thực hiện đúng chủ trương của Bộ Giáo dục và đào tạo về chuyển đổi và thực hiện phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ.

Thứ hai, việc lập kế hoạch, thời khóa biểu, lịch thi,.. Nhà trường đã từng bước vận dụng tin học hóa, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất.

Thứ ba, phương pháp kiểm tra đánh giá đã và đang tiếp tục triển khai thực hiện thường xuyên từ phía người học.

Thứ tư, đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên chiếm phần lớn nên việc đổi mới tư duy quản lý và phương pháp giảng dạy dễ dàng, nhanh chóng tiếp cận hơn.

Thứ năm, hệ thống mạng đã được triển khai diện rộng, thiết bị giảng dạy, máy chiếu tương đối đầy đủ ở tất cả các hội trường và phòng học.

Thứ sáu, qua những lần khảo sát và tiếp xúc với các nhà tuyển dụng, SV đã ra trường đều phản ánh, đánh giá cao về chất lượng đào tạo của nhà trường.

Thứ bảy, công tác CVHT dần được quan tâm và tạo điều kiện cho hoạt động ngày càng tốt hơn.

2.1.4.2. Yếu tố khó khăn:

Thứ nhất, hình thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ còn mới, cho nên quá trình vận hành, tổ chức quản lý đào tạo thiếu kinh nghiệm, hoạt động tư vấn giúp SV trong học tập, rèn luyện chưa thực hiện đầy đủ.

Thứ hai, trong công việc quản lý tiến trình đào tạo, chưa giúp SV hiểu rõ yêu cầu, điều kiện khi đăng ký môn học tiên quyết, môn học trước, môn học thay thế, môn học tương đương, môn học bắt buộc và môn học tự chọn.

Thứ ba, hệ thống cơ sở hạ tầng, mạng Internet và phần mềm quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động của đội ngũ cố vấn học tập ở trường đại học đồng tháp (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)