Kết hợp với các quy định theo văn bản hợp nhất Quyết định số 17/VBHN-BGDĐT ngày 15/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về văn bản hợp nhất [3] và Thông tư số 57/2012/TT-BGDĐT ngày 27/12/2012 về việc ban hành quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ. Nhà trường đã ban hành Quyết định số 939/QĐ- ĐHĐT ngày 06 tháng 11 năm 2015 về việc ban hành Quy định tổ chức và quản lý hoạt động tư vấn sinh viên của Trường Đại học Đồng Tháp, quy định vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của CVHT [31]. Trong đó CVHT cần thực hiện các nội dung cơ bản sau:(1) Quản lý thông tin sinh viên; (2) Định hướng cho sinh viên trong việc lựa chọn chương trình học tập phù hợp; (3) Tư vấn, hướng dẫn sinh viên lập kế hoạch học tập; (4) Hỗ trợ sinh viên trong việc thực hiện nội quy, quy chế của Nhà trường; (5) Giám sát quá trình học tập của sinh viên; (6) Cố vấn cho sinh viên về phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học; (7) Hướng dẫn SV tham gia các hoạt động tập thể và tự đánh giá kết quả rèn luyện của bản thân; (8) Tư vấn trong lĩnh vực nghề nghiệp; (9) Cố vấn trong
50
các lĩnh vực văn hóa, tinh thần cho sinh viên. Tác giả đã thống nhất một số nội dung chính trong hoạt động cố vấn của đội ngũ CVHT. Các nội dung này được khảo sát và mức độ thực hiện được trình bày cụ thể ở bảng 2.1 như sau:
Bảng 2.1. Kết quả khảo sát thực trạng thực hiện nội dung hoạt động của đội ngũ CVHT
N= 160
TT Nội dung Mức độ thực hiện Xếp loại Thứ bậc
1 Quản lý thông tin sinh viên 3.69 Tốt 3
2 Định hướng cho sinh viên trong việc lựa chọn
chương trình học tập phù hợp 3.50 Tốt 5
3 Tư vấn, hướng dẫn sinh viên lập kế hoạch học
tập 3.35 Khá 9
4 Hỗ trợ sinh viên trong việc thực hiện nội quy,
quy chế của Nhà trường 3.58 Tốt 4
5 Giám sát quá trình học tập của sinh viên 3.76 Tốt 2 6 Cố vấn cho sinh viên về phương pháp học tập
và nghiên cứu khoa học 3.40 Khá 6
7 Hướng dẫn SV tham gia các hoạt động tập thể
và tự đánh giá kết quả rèn luyện của bản thân 3.39 Khá 8 8 Tư vấn trong lĩnh vực nghề nghiệp 3.40 Khá 7 9 Cố vấn trong các lĩnh vực văn hóa, tinh thần
cho sinh viên 3.88 Tốt 1
Điểm trung bình chung 3.55 Tốt
Theo kết quả thống kê 160 phiếu khảo sát có ĐTB cho tất cả các nội dung với M = 3.55 được đánh giá là tốt, bao gồm: “Nội dung 1: Quản lý thông tin sinh viên” với M = 3.69, đây là nội dung đầu tiên và dựa trên cơ sở này CVHT tư vấn cho SV lựa chọn các học phần được nhà trường tổ chức giảng dạy từng học kỳ, vừa phù hợp với yêu cầu của ngành đào tạo, vừa phù hợp với năng lực, sở thích, điều kiện sinh hoạt, hoàn cảnh kinh tế của SV. Trong nội dung 3: “Tư vấn, hướng dẫn SV lập kế hoạch học tập” có ĐTB với
51
M = 3.35 xếp loại Khá, xếp thứ bậc thấp nhất trong tất cả các nội dung, cho thấy đây là nội dung quan trọng trong công tác CVHT nhưng lại chưa được CBQL và CVHT quan tâm đúng mức.
Trong bảng này, nội dung 8: “Tư vấn trong lĩnh vực nghề nghiệp” đây là nội dung có vai trò quan trọng đối với SV nhưng lại có ĐTB với M = 3.40, xếp loại Khá, nội dung này CVHT cần quan tâm đối với SV năm thứ nhất để SV có sự chuẩn bị tốt cho ngành học của mình và SV năm cuối hoàn thiện kiến thức và kỹ năng bước vào nghề. Nội dung 9: “Cố vấn trong các lĩnh vực văn hóa, tinh thần cho SV” có ĐTB chung M = 3.88 xếp hạng 1, đây là nội dung được SV đánh giá cao với 53.1% . Với tất cả các nội dung trên SV rất mong muốn CVHT tập trung tư vấn, hỗ trợ họ trong suốt những năm học đại học. Mặt khác, khi phỏng vấn sâu 2 CBQL thì đều cho rằng, ngoài những nội dung trên cần bổ sung thêm: “tiếp nhận thông tin ngược từ SV” nghĩa là “CVHT nên trao đổi và ghi nhận ý kiến của SV về hoạt động đào tạo thuộc khoa quản lý như về việc tổ chức các môn học, các hoạt động ngoại khóa, nhu cầu học tập và bồi dưỡng của SV, phản hồi của SV về chương trình học hoặc những vấn đề có liên quan. Từ đó, cung cấp thông tin cho BCN khoa nhằm có những điều chỉnh kịp thời và hiệu quả, nâng cao chất lượng đào tạo”. Theo phỏng vấn một CVHT (khoa SP Ngoại ngữ) cho biết: ngoài những nội dung trên Cô còn tư vấn về tâm lý, tình cảm và những vấn đề không thể giải quyết trong cuộc sống hàng ngày; một CVHT khác nói rằng SV năm nhất các em rất thụ động, nên CVHT phải thường xuyên liên lạc hỏi thăm tình hình của lớp và thường xuyên họp BCS lớp vào đầu tháng.
Như vậy, các hoạt động chính của CVHT là rất cần thiết và thực hiện trong suốt quá trình đảm nhận nhiệm vụ nên cần có sự phối hợp chặt chẽ của CBQL, CVHT và SV, đặc biệt là sự chuyên nghiệp, chuyên tâm của từng
52
thành viên trong đội ngũ CVHT để các em cảm nhận thấy họ thực sự được quan tâm, chia sẻ trong môi trường giáo dục và rèn luyện.
Đánh giá mức độ hiệu quả hoạt động cố vấn của CVHT tại nhà trường được thể hiện ở biểu đồ như sau:
Biểu đồ 2.5. Đánh giá hiệu quả hoạt động cố vấn của đội ngũ CVHT
Về đánh giá chất lượng hoạt động của CVHT theo kết quả thống kê phiếu khảo sát và phỏng vấn sâu kết quả cho thấy, hoạt động CVHT chưa đạt hiệu quả cao, có 44% ở mức rất hiệu quả và hiệu quả, trong khi đó tỉ lệ đánh giá cao nhất là 60% tương đối hiệu quả, 20% ít hiệu quả và không hiệu quả. Đối với những CVHT được làm cố vấn cho một lớp liên tục 3-4 năm và tâm huyết, có trách nhiệm với SV của mình thì được SV đánh giá cao và hiệu quả, đối với những CVHT mới đảm nhận nhiệm vụ năm đầu cho năm thứ nhất hoặc năm thứ hai do chưa quen công việc, số giờ dạy nhiều, tham gia hoạt động khoa học công nghệ, học nâng cao, tham gia các hội thảo, tập huấn chuyên môn và cố vấn với số lượng SV đông được đánh giá là tương đối hiệu quả, ít hiệu quả và thậm chí là không hiệu quả. Mặt khác, vẫn còn một số SV
10% 30% 60% 0% 0% 14% 30% 56% 0% 0% 10% 20% 50% 17% 3% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70%
Rất hiệu quả Hiệu quả Tương đối hiệu
quả Ít hiệu quả Không hiệu quả
53
CVHT, không chủ động trao đổi, xin ý kiến của CVHT khi có những vấn đề cần tư vấn; BCS lớp chưa thực hiện tốt chức năng của mình trong việc phản ánh kịp thời các thông tin cần thiết đến CVHT để có hướng giải quyết; CVHT chưa có sự nhiệt tình và trách nhiệm trong công tác cố vấn; nhà trường chưa có sự chỉ đạo kịp thời và phù hợp. Những nguyên nhân trên đưa đến tình trạng hoạt động CVHT chưa mang lại hiệu quả cao.
Trong danh sách đề nghị ở các khoa khi gửi về Phòng Công tác Sinh viên là tập trung vào chuyên môn là chính và làm cố vấn theo ngành từ 1-2 lớp. Trong khi đó yêu cầu đối với CVHT nhất thiết phải do một người giỏi chuyên môn và có kinh nghiệm, khả năng định hướng tốt cho SV trong việc lựa chọn môn học, phát triển chuyên ngành, có những gợi ý về nơi làm việc thì mới có thể tư vấn cho SV một cách tốt nhất cho quá trình học tập và đặc biệt là nghiên cứu khoa học, có khả năng giao tiếp, thuyết phục, đồng cảm và chia sẻ với SV khi tâm lý các em bị dao động trước những thay đổi trong cuộc sống. Với yêu cầu này thì số lượng SV quản lý không quá 50 SV cùng chuyên ngành để hiểu đặc điểm của từng đối tượng và tư vấn tốt hơn; có tham gia giảng dạy môn học của lớp phụ trách để thuận tiện trong việc rèn luyện, tư vấn và sinh hoạt lớp. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của CVHT thì cần phải xem hoạt động CVHT là một “nghề”. Giảng viên vốn dĩ hiện nay đang “quá tải” về công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học, các hoạt động chuyên môn trong và ngoài trường, nay phải thêm nhiệm vụ cố vấn học tập nên hiệu quả chưa như mong đợi.
Như vậy có thể nói, thực trạng về hoạt động của đội ngũ CVHT trong nhà trường hiện nay tuy chưa mang lại hiệu quả tốt nhất nhưng đã phần nào nâng cao hiệu quả tích cực, có sự phối hợp và nỗ lực từ cả 3 phía: nhà trường, CVHT và SV. Thực hiện đầy đủ các nội dung cố vấn, tư vấn cần thiết cho SV đáp ứng yêu cầu đào tạo theo hệ thống tín chỉ.
54
2.3.3. Sự cần thiết của đội ngũ cố vấn học tập ở Trường Đại học Đồng Tháp Đồng Tháp
Với vai trò đặc biệt không thể thiếu trong đào tạo theo học chế tín chỉ, CVHT là người có ảnh hưởng trực tiếp quyết định chất lượng và sự thành công của SV, để khẳng định được mức độ cần thiết, tác giả tiến hành khảo sát có được kết quả biểu hiện trong bảng 2.6 như sau:
Biểu đồ 2.6. Đánh giá mức độ cần thiết của đội ngũ CVHT
Có đến 80% sinh viên cho rằng đội ngũ này rất cần thiết với họ trong quá trình tham gia học tập tại trường, các em còn mong muốn nhận được sự giúp đỡ của những người làm công tác CVHT không những trong lĩnh học tập mà còn trong lĩnh vực đời sống tình cảm, trong cuộc sống riêng tư. Đối với sinh viên năm thứ ba và năm thứ tư đã quen với cách học, cách lập kế hoạch, cách tra tài liệu, hiểu nhiều trong môi trường đại học nhưng họ cũng rất cần những người làm CVHT tư vấn cho họ về chuyên môn, về những kỹ năng để đáp ứng yêu cầu công việc sau này, thị trường lao động đang cần những gì ở người sinh viên mới tốt nghiệp, rất cần những buổi chia sẻ kinh nghiệm và kết nối, giới thiệu doanh nghiệp có liên quan về ngành đào tạo để
60% 40% 0% 0% 0% 58% 32% 20% 0% 0% 50% 30% 10% 8% 2% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70%
Rất cần thiết Cần thiết Tương đối
cần thiết Chưa cần thiết Không cần thiết CBQL (10) GV-CVHT (50) SV (100)
55
các em liên hệ thực tập. Bên cạnh đó, thống kê số phiếu dành cho SV năm nhất 25/30 phiếu và phỏng vấn 4 sinh viên, các SV điều cho rằng. SV1: rất quan trọng và rất cần thiết vì cần được tư vấn kỹ nhằm phát huy năng lực bản thân để có thói quen trong sinh hoạt tự lập và học tập theo nhóm lớp học phần, có kế hoạch và nỗ lực rèn luyện. SV2: Quan trọng hơn là giúp chúng em làm quen với môi trường đại học càng sớm càng tốt để thành công trong những giai đoạn tiếp theo. Sinh viên xác định rõ quá trình dạy học đại học là quá trình nhận thức có tính chất nghiên cứu của SV dưới sự điều khiển của giảng viên. Điều này, có nghĩa rằng học đại học các em phải tự nghiên cứu, tự học hơn thời phổ thông rất nhiều, ý thức học tập cao hơn, đào tạo theo tín chỉ lại càng cao hơn một bậc. Vì vậy, chúng em rất cần người CVHT theo hỗ trợ, tư vấn trong suốt năm đầu tiên. Trong khi đó, có 20% sinh viên cho là tương đối cần thiết, chưa cần thiết và thậm chí không cần thiết vì lẻ họ chưa thật sự quan tâm đến việc học hoặc có thể tự tìm hiểu những anh chị khóa trước hoặc có người thân học cùng trường. Mặt khác, còn một số SV chưa nhận thức rõ mức độ cần thiết của CVHT nhất là trong đăng ký môn học, chọn môn học phù hợp, tư vấn phương pháp học đại học, tư vấn ngành nghề, cần hoàn thành chứng chỉ nào trước... nên SV ngại tiếp xúc, ít nhận được sự tư vấn của CVHT dẫn đến đăng ký môn học bổ sung tùy thích hay thời gian rãnh thì đăng ký thêm để học trước mà không xác định được môn học trước hay cần phải học môn tiên quyết và dẫn đến hậu quả là môn học chưa nên thì đã học rồi, trong khi cần phải có kiến thức nền của môn học kia rồi mới nên học tiếp. Qua kết quả trên một lần nữa khẳng định sự cần thiết của đội ngũ CVHT, là một bộ phận không thể thiếu và đảm bảo cho hệ thống đào tạo theo tín chỉ vận hành hiệu quả và thông suốt.