6. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.2.1 Phân tích môi trường kinh doanh của VRB chi nhánh Đà Nẵng
a. Phân tích môi trường vĩ mô
Môi trường vĩ mô
Nghiên cứu môi trường kinh doanh ngân hàng không chỉ nghiên cứu khách hàng, đối thủ cạnh tranh mà còn tiến hành phân tích cả những yếu tố môi trường vĩ mô như: môi trường kinh tế, chính trị, xã hội, khoa học và công nghệ để từ đó ngân hàng xác định được những biến động ảnh hưởng đến ngân hàng, đến khách hàng và cả đối thủ cạnh tranh của ngân hàng.
* Kinh tế
Bảng 2.9 Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) Đà Nẵng 2018-2020
Chỉ tiêu GRDP
(nghìn tỷ đồng)
GRDP bình quân đầu người (triệu đồng)
Năm 2018 100,6 6,930
Năm 2019 109,1 7,975
Năm 2020 98,4 7,162
(Nguồn: Trang web Tổng cục thống kê www.gso.gov.vn)
Thành phố Đà Nẵng là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội của miền trung, là trung tâm công nghiệp quan trọng của cả nước. Quy mô nền kinh tế năm 2020 ước đạt 100 nghìn tỷ đồng. Hiện nay, Đà Nẵng có 6 khu công nghiệp lớn được
Chính phủ phê duyệt: Khu công nghiệp Đà Nẵng, Khu công nghiệp dịch vụ thủy sản Đà Nẵng, Khu công nghiệp Hòa Cầm, Khu công nghiệp Hòa Khánh, Khu công
nghiệp Hòa Khánh mở rộng và Khu công nghiệp Liên Chiểu đã đi vào hoạt động với cơ sở hạ tầng được xây dựng hiện đại và đồng bộ. Giai đoạn 2018-2020, Đà Nẵng đã thu hút đầu tư 77 dự án trong nước với tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 35.000 tỷ đồng và 341 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đầu tư 847,3 triệu USD.
Đà Nẵng là đầu mối giao thông quan trọng của quốc gia. Ngoài hệ thống đường sắt Thống Nhất thuộc hệ thống đường sắt Bắc - Nam còn có hệ thống đường bộ với nhiều con đường huyết mạch của cả nước như quốc lộ 1, quốc lộ 14. Hiện nay, Đà Nẵng là một trong những thành phố đông dân, hiện đại và phát triển nhất cả nước.
Kinh tế phát triển sẽ là môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Hoạt động ngân hàng tại Đà Nẵng năm 2020 đóng góp 6.255 tỷ đồng vào cơ cấu GRDP của thành phố. Tuy nhiên, Việt Nam cũng phải đối mặt với những rủi ro phát sinh từ nguy cơ lạm phát. Chỉ số giá tiêu dùng CPI từ năm 2018 đến 2020 có xu hướng tăng, năm 2020 là 3,34%. Điều này cản trở rất lớn đến hoạt động của ngân hàng thương mại. Thu nhập của người dân có xu hướng được cải thiện do đó nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng sẽ tăng lên.
* Chính trị - Chính phủ
Môi trường chính trị ổn định là một điểm đến tuyệt vời cho những quan hệ hợp tác, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Dòng vốn đầu tư vào Việt Nam ở mức tăng trưởng cao, riêng tại Đà Nẵng từ 2018 – 2020 đã thu hút đầu tư 341 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đầu tư 847,3 triệu USD. Các khoản vay và tiền gửi tăng mạnh, là cơ hội tốt để hoạt động ngân hàng phát triển.
Hoạt động ngân hàng được điều chỉnh rất chặt chẽ bởi pháp luật và chịu sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng của Chính phủ. Chính vì vậy, những
thay đổi trong chính sách luật pháp của Chính phủ sẽ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung.
Đặc biệt Ngân hàng nhà nước ngày càng tạo điều kiện cho ngân hàng thương mại bằng việc thực hiện chế độ tự do hoá lãi suất VND và ngoại tệ, nới lỏng các quy chế, quy định đối với ngân hàng thương mại. Quản lý nhà nước cũng từng bước cụ thể hoá với những chính sách thúc đẩy người dân tham gia sử dụng các dịch vụ ngân hàng: thanh toán lương qua tài khoản, thanh toán các chi phí điện, nước,… qua tài khoản.
Đề án không dùng tiền mặt đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là cơ sở pháp lý quan trọng để các ngân hàng thương mại hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung cấp các dịch vụ thanh toán, cung ứng các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng góp phần hiện thực hóa đề án thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư và đã có những tín hiệu khả quan. Năm 2020, giá trị thanh toán không dùng tiền mặt toàn địa bàn ước đạt 415.806 tỷ đồng, chiếm 60,37% tổng giá trị thanh toán, tăng 53,26% so với cuối năm 2019.[22]
Như vậy hệ thống các ngân hàng thương mại nói chung và của VRB Chi nhánh Đà Nẵng nói riêng sẽ có rất nhiều cơ hội để phát triển.
Nhìn chung, hệ thống pháp luật ngành Ngân hàng đã từng bước được hoàn thiện, tạo cơ sở pháp lý quan trọng và động lực mạnh mẽ để thực hiện thành công những nhiệm vụ được giao, góp phần vào công cuộc đổi mới toàn diện đất nước và hội nhập quốc tế.
Thành phố Đà Nẵng là thị trường đầy tiềm năng cho các ngân hàng thực hiện cung cấp sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại với tổng dân số tính đến thời điểm hiện nay khoảng 1,6 triệu người, phần lớn nằm trong độ tuổi lao động, có công ăn việc làm. Năm 2020, thu nhập bình quân đầu người của thành phố đạt 5,284 triệu đồng/người/tháng, đứng thứ 6 cả nước. Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động tại Đà Nẵng là 9,15%; 231,8 nghìn lao động bị ảnh hưởng là thách thức đối với nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Do nhiều yếu tố, đến nay tỷ lệ dân cư sử dụng dịch vụ ngân hàng còn thấp vì vậy tiềm năng của thị trường còn lớn và chưa được khai thác triệt để.
Người Việt Nam có thói quen sử dụng tiền mặt nhiều hơn giao dịch qua ngân hàng. Tâm lý, thói quen cá nhân đóng vai trò quyết định việc lựa chọn sản phẩm của từng khách hàng. Thói quen của người tiêu dùng thường thay đổi chậm chạp so với tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng mở rộng cung cấp các dịch vụ ngân hàng. Người tiêu dùng khó chấp nhận việc sử dụng các phương tiện thanh toán hiện đại như thẻ ATM, séc. Thêm vào đó, tâm lý không thích vay mượn khiến cho tốc độ phát hành thẻ tín dụng không cao bằng thẻ rút tiền mặt ATM. Tâm lý ngại thay đổi là lực cản cho quá trình phát triển các sản phẩm dịch vụ mới của ngân hàng.
* Khoa học - kỹ thuật và công nghệ
Xu hướng số hóa trong toàn ngành Ngân hàng đòi hỏi các ngân hàng phải luôn đổi mới, hoàn thiện cơ sở vật chất, quy trình dịch vụ, đặc điểm dịch vụ, kênh giao tiếp, nền tảng dữ liệu. Những ngân hàng có công nghệ cao là những ngân hàng có điều kiện tốt để chiếm lĩnh thị trường. Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, việc triển khai xây dựng và chuyển đổi ngân hàng số tại các chi nhánh NHTM được thực hiện thống nhất theo kế hoạch của hội sở chính và đã đạt được một số thành công nhất định trong số hóa và ứng dụng công nghệ hiện đại.
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Đà Nẵng, tính đến hết năm 2020, có khoảng 58% NHTM đã thực hiện chuyển đổi số. Việc triển khai chuyển đổi số của các NHTM đã giúp đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ và nâng cao trải nghiệm khách hàng. Các NHTM đã xây dựng các ứng dụng ngân hàng số, trong đó tích hợp các tiện ích đáp ứng đầy đủ nhu cầu khách hàng trực tuyến mà không cần đến quầy giao dịch như trước đây.
Xây dựng và chuyển đổi ngân hàng số không thể thiếu việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào quá trình cung ứng sản phẩm dịch vụ. Thời gian qua, các NHTM đã ứng dụng công nghệ hiện đại để đáp ứng nhu cầu khách hàng ngày một tốt hơn. Bên cạnh đó, các NHTM trên địa bàn cũng tích cực phối hợp với các đơn vị bán lẻ để triển khai kết nối thanh toán QR Code theo Quyết định số 1928/QĐ-NHNN ngày 5/10/2018 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; phối hợp với các công ty trung gian thanh toán để triển khai thanh toán qua ví điện tử.
b. Phân tích môi trường vi mô
* Môi trường bên trong doanh nghiệp
- Năng lực công nghệ:
An toàn thông tin trong lĩnh vực ngân hàng là tối quan trọng, quyết định sự sống còn của mỗi ngân hàng. Chính vì thế các ngân hàng thương mại của Việt Nam hầu hết đã xây dựng được hệ thống lõi của mình và đều dùng những phần mềm của các hãng nổi tiếng trên thế giới. Hệ thống trang thiết bị luôn được kết nối, nâng cấp thành mạng để lưu dữ liệu an toàn và chính xác. Ngoài ra, mỗi chi nhánh có hệ thống máy tính và trung tâm dữ liệu dự phòng.
mật cho các dịch vụ ngân hàng để bảo vệ lợi ích của ngân hàng và trên hết là bảo vệ quyền lợi của khách hàng. Đảm bảo an toàn thông tin là sự kết hợp giữa con người, công nghệ, chính sách. Khách hàng có thể yên tâm về tiền của mình, tài khoản của mình, yên tâm về mọi thông tin của mình. Và có thể yên tâm sử dụng những dịch vụ trực tuyến của ngân hàng.
VRB Chi nhánh Đà Nẵng đã có những bước chuyển mình trong đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển mạng lưới dịch vụ ngân hàng tiên tiến. VRB đã và đang triển khai thực hiện ứng dụng ngân hàng qua điện thoại VRB mBanking, dịch vụ internet banking dành cho KHCN VRB i-IB và dành cho KH doanh nghiệp VRB e-IB, hệ thống quản lý tín dụng Business object, hệ thống dữ liệu khách hàng tín dụng flexcube.
- Năng lực tài chính
VRB Việt Nam với tổng vốn điều lệ trên 3000 tỷ đồng, quy mô tổng tài sản gần 90.000 tỷ đồng.
Kết thúc năm 2020, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's (Moody's Investors Service, Inc.) là một trong ba đơn vị lớn nhất thế giới, cung cấp dịch vụ xếp hạng tín nhiệm, nghiên cứu và phân tích rủi ro. Moody’s vừa công bố kết quả xếp hạng tín nhiệm cho VRB ở mức B2 - mức triển vọng ổn định cùng nhiều đánh giá tích cực trong lần đầu tiên thực hiện xếp hạng đối với VRB – định hạng tiền gửi dài hạn mức B2 và định hạng nhà phát hành dài hạn mức B2, phát triển ổn định.
Moody’s xếp hạng nhà phát hành dài hạn của VRB ở mức B2 dựa vào mức độ an toàn vốn cao, với tỷ lệ an toàn vốn theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN ở mức cao nhất so với các ngân hàng nội địa khác (tỷ lệ ở mức 19%, vào ngày 30/06/2020). Với tốc độ phát triển tín dụng dự kiến, trong vòng 12-18 tháng tới, tỷ lệ an toàn vốn
vẫn được kỳ vọng ở mức cao trên thị trường.
Với năng lực tài chính của VRB Việt Nam, là một chi nhánh,VRB Chi nhánh Đà Nẵng được trang bị cho mình hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, xây dựng cơ sở vật chất khang trang, mua sắm máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Với mức độ an toàn vốn cao, VRB chi nhánh Đà Nẵng uy tín trong phát hành sản phẩm vay, đảm bảo khả năng cung cấp sản phẩm dịch vụ một cách có hiệu quả, luôn đáp ứng đầy đủ yêu cầu khách hàng về vốn và các dịch vụ ngân hàng phù hợp với quá trình phát triển kinh tế, xã hội.
- Năng lực nhân sự
Với 55 nhân viên, trong đó, 54 nhân viên đạt trình độ Đại học trở lên, chất lượng nhân sự đầu vào của ngân hàng đáp ứng được nhu cầu hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên, thực trạng tại VRB chi nhánh Đà Nẵng cho thấy chỉ có một số cán bộ có khả năng giao dịch đa năng trên nhiều nghiệp vụ. Hiện nay, VRB chi nhánh Đà Nẵng chưa có nhân viên có chuyên môn ở các nghiệp vụ thẩm định tài sản, kỹ thuật xây dựng, ngoại ngữ, kế toán doanh nghiệp,… và do nhân viên khác kiêm nhiệm trong quá trình làm việc.
Sự hợp tác, phối hợp giữa các phòng ban, các chi nhánh và PGD chưa được phát huy. Hầu như bộ phận chỉ thực hiện nghiệp vụ của bộ phận mình, chưa hỗ trợ nhau và đặc biệt là hỗ trợ phòng Dịch vụ khách hàng.
Vì vậy, VRB Chi nhánh Đà Nẵng thường xuyên tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ và xây dựng quy chuẩn ứng xử tại điểm giao dịch. Công tác tập trung phát triển nguồn nhân lực được thể hiện qua việc chi nhánh tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn nghiệp vụ mời các chuyên gia về giảng dạy, cử nhân viên đi học các lớp do Hội sở chính phát động.
- Nghiên cứu và phát triển
Hoạt động nghiên cứu và phát triển nhằm đoán trước nhu cầu của khách hàng, từ đó đi trước trong việc tung ra các sản phẩm dịch vụ, cải tiến chất lượng dịch vụ, khám phá ra các thị trường mới góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng.
Hoạt động nghiên cứu và phát triển tại VRB được thực hiện bởi VRB Việt Nam dựa trên những xu hướng mới của thị trường tài chính ngân hàng quốc tế và trong nước. VRB Việt Nam sẽ nghiên cứu và đưa ra các sản phẩm dịch vụ cho vay KHCN phù hợp với tình hinh thị trường. Chi nhánh sẽ có những điều chỉnh phù hợp cho thị trường Đà Nẵng. Trong đó, các sản phẩm như cho vay du học, vay xuất khẩu lao động trong phân khúc KHCN là những sản phẩm dịch vụ mới, phù hợp với nhu cầu tất yếu của khách hàng hiện nay.
Nhìn chung, hoạt động nghiên cứu phát triển còn nhiều hạn chế, VRB chi nhánh Đà Nẵng chưa có chế độ đãi ngộ xứng đáng cho những cán bộ nhân viên có sáng kiến mới.
* Khách hàng
Khách hàng mới đến với ngân hàng quan tâm nhiều đến lãi suất, phí dịch vụ. Khách hàng cũ quan tâm đến chất lượng sản phẩm dịch và các chương trình chăm sóc khách hàng, dịch vụ hậu mãi.
Qua nhiều năm hoạt động và nắm bắt được tâm lý của khách hàng, VRB Chi nhánh Đà Nẵng đã xây dựng cho mình một vị thế uy tín trên thị trường cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính. Số lượng KHCN của chi nhánh 2018 đạt 12.988 khách hàng, năm 2020 là 16.293 khách hàng. Trong quá trình hoạt động, VRB Chi nhánh
Đà Nẵng luôn cố gắng đáp ứng và làm hài lòng khách hàng, quan tâm, chăm sóc khách hàng tận tình, chu đáo và đã thu hút rất nhiều đối tượng khách hàng. Theo thống kê của Phòng quan hệ khách hàng, tỷ lệ tăng trưởng đối tượng khách hàng cá nhân trung bình năm giai đoạn 2018-2020 đạt 12%/năm.
* Đối thủ cạnh tranh
Thành phố Đà Nẵng là một thành phố lớn, đông dân cư nhất miền Trung, ngoài các ngân hàng thương mại lớn như Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Đà Nẵn (Agribank), Ngân hàng Ngoại Thương Chi nhánh Đà Nẵng (Vietcombank), Ngân Hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Đà Nẵng (BIDV), Ngân hàng Công thương Đà Nẵng (Vietinbank), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu (Eximbank), Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), Đà Nẵng là thị trường của rất nhiều Ngân hàng khác như: Ngân hàng An Bình (ABbank), Ngân hàng Đại Dương (Ocean bank), Ngân hàng Liên Việt (Liên Việt Postbank), Ngân hàng Nam Á, Ngân hàng Đông Á, Ngân hàng Việt Á, Ngân hàng Bắc Á, Ngân hàng dầu khí toàn cầu (Gpbank), Ngân hàng TNHH Indovina, … Có thể thấy địa bàn Đà Nẵng là nơi có nhiều đối thủ cạnh tranh lớn nhỏ, phân bố mạng lưới rộng khắp tiếp cận sâu rộng đối với các đối tượng là KHCN.
Bảng 2.10 Phân bố của các chi nhánh/PGD một số ngân hàng trên địa bàn TP Đà Nẵng STT Ngân hàng Số lượng chi nhánh/ PGD tại Đà Nẵng
Phân bố tại các quận/huyện
Hải
Châu ThanhKhê SơnTrà ChiểuLiên
Ngũ Hành
Sơn
Cẩm
1 Agribank 39 14 7 3 5 3 4 3 2 BIDV 15 6 5 1 1 1 1