Yếu tố kinh tế

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh nhượng quyền của trung nguyên tại singpaore (Trang 65 - 67)

II. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHƯỢNG QUYỀN

1. Yếu tố kinh tế

1.1. Tốc độ tăng trưởng ổn định

Singapore có tốc độ tăng trưởng ổn định. Trong giai đoạn trước suy thoái kinh tế (2004 - 2007)trên phạm vi toàn cầu mức tăng trưởng GDP hằng năm của Singapore đạt cao nhất 9,3%(năm 2004) và thấp nhất là năm 7,3% (năm 2005) tính theo giá gốc năm 2000.

Chịu ảnh hưởng chung của suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng Singapore cũng có mức tăng GDP năm 2008 đạt 1,1%.

1.2. Lực lượng lao động có trình độ cao

Singapore có nền giáo dục rất phát triển. Lực lượng lao động chất xám dồi dào chủ yếu làm trong những ngành khoa học kỹ thuật cao.

Trong những ngành có hàm lược chất xám thấp và lao động chân tay, người lao động nước ngoài chiếm tỷ lệ cao.

1.3. Thu nhập bình quân đầu người cao

Người dân Singapore cò mức thu nhập bình quân đầu người khá cao 54.000 USD/năm. Tuy nhiên mức chênh lệch giữa người nghèo và giàu khá sâu sắc.

1.4. Ngành công nghiệp cà phê:Ngành thương mại cà phê Ngành thương mại cà phê

Ngành công nghiệp cà phê là ngành quan trọng trong nền kinh tế Singapore. Đất nước này không được thiên nhiên ưu đãi để có thể canh tác nông nghiệp hay cà phê, tuy nhiên, đây lại là một trung tâm thương mại và chế biến cà phê lớn trên thế giới. Singapore đóng vai trò cầu nối giữa các nước sản xuất cà phê Thái Lan, Philippine, Indonesia và Việt Nam với các nước tiêu thụ trên thế giới. Năm mươi năm trước (khoảng năm 1959), Hiệp Hội Cà Phê Singapore (Singapore Coffee Association) được thành lập bởi những nhà kinh doanh cà phê tiên phong. Những doanh nghiệp này nhập khẩu cà phê nhân về chế biến sau đó tái xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.

Đất nước này không thiếu những doanh nghiệp kinh doanh ngành cà phê. Chỉ tính riêng Hiệp Hội Cà Phê Singapore đã có hơn 22 thành viên chính thức và khoảng 50 doanh nghiệp là thành viên không chính thức. Nhóm thành viên chính thức là chủ yếu là những nhà nhập khẩu cà phê nhân (11 thành viên) và những doanh nghiệp bán lẻ cà phê trên thị trường nội địa; còn trong nhóm thành viên không chính thức thì đây là những doanh nghiệp kinh doanh cà phê theo hình thức nhà hàng, cửa hàng cà phê. Những cửa hàng coffee shop này giúp tiêu thụ trên 90% lượng cà phê tiêu thụ nội địa.

Theo báo cáo của cục thống kê Singapore, chỉ riêng năm 2008 tổng lượng cà phê và gia vị mà nước này nhập khẩu là 1082 triệu USD, tăng đều qua các năm 2005: 742 triệu USD, năm 2006: 829 triệu USD và năm 2007: 994 triệu USD. Xét về giá trị tương đối, nhập khẩu cà phê của Đảo quốc này là một trong những mặt hàng có mức tăng trưởng cao nhất qua các năm 2005 cho đến 2008.

2005 2006 2007 2008

Thực phẩm Triệu USD 6680.4 6797.0 7763.6 8632.9

Tăng trưởng 4.4 1.7 14.2 11.2

Cà phê & gia vị

Triệu USD 742.0 829 993.7 1082.1

Tăng trưởng -8.1 11.7 19.9 8.9

(Tỷ lệ tăng trưởng so với năm liền trước)

( Số liệu theo Báo cáo thường niên về nhập khẩu của Singapore năm 2008 - Cục thống kê Singapore) Trong giai đoạn 2005 - 2008, chỉ riêng năm 2005 nước này có mức nhập khẩu cà phê sụt giảm so với năm trước đó do sự sụt giảm giá trị những hợp đồng tái xuất cà phê - gia vị của Singapore sang các nước tiêu thụ (mức tái xuất khẩu cà phê & gia vị giảm 8.0%). Tuy nhiên, ngành hàng này đã có bước tăng trưởng mạnh 11.7%(2006), 19.9% (2007) cao nhất trong nhất trong nhóm hàng thực phẩm và đạt tỷ lệ tăng trưởng cao năm 2008 với 8.9%. Lượng cà phê và gia vị nhập khẩu phần lớn là sản phẩm thô và được chế biến để xuất khẩu sang thị trường các nước Âu Mỹ, một phần được tiêu dùng trong nước.

Xét đến mức tiêu thụ cà phê tại Đảo quốc Sư Tử, theo những nguồn không chính thức (tổng hợp báo cáo kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh cà phê và hệ thống cửa hàng tiêu thụ trong nước) thì số lượng tiêu thụ khoảng 200,000 túi cà phê (60kg/túi). Với dân số khoảng 4.6 triệu người, lượng tiêu thụ này tương đương 2.6kg/người/năm. Trên thực tế, mức tiêu thụ này bao gồm của người dân Singapore, người dân Malaysia và khách du lịch đến đây. Và trong năm 2008, con số này gần đạt ngưỡng 237,000 túi (theo Hiệp hội Cà phê Singapore). Có thể nói Singapore là một thị trường tiêu thụ cà phê hấp dẫn.

Ngành kinh doanh phục vụ cà phê

Theo nhận định của nhà bình luận xã hội Singapore Francis Yim "những quán cà phê, nhà hàng,... là dấu hiệu cho thấy người Singapore đã tạo nên một quốc gia phát triển và đang trở thành một xã hội có nền văn hóa cao". Trong nhiều thập niên xây dựng đất nước trước đây, người Singapore không có thời gian để thưởng thức cà phê. Bất kể tôn giáo hay niềm tin, người Singapore đến những quán cà phê vào buổi tối vừa dùng bữa vừa uống cà phê để có thể tỉnh táo làm việc. Ngày nay, cà phê được xem như một loại văn hóa ẩm thực chứ không đơn thuần là một loại thức uống. Người ta muốn dành thời gian để thưởng thức, không chỉ là cà phê mà là một phong cách cá nhân. Sự đa dạng phong cách thưởng thức cũng như cách pha chế tạo nên rất nhiều hương vị cà phê khác nhau ở Đảo quốc Sư Tử.

Đối với người dân đảo quốc Sư Tử, cà phê là loại thức uống "nóng" được ưa chuộng nhất chiếm 55% tổng số các loại thức uống nóng tại đây, kế đến là trà với 35% và lượng khách du lịch đông đảo nên đây là thị trường cà phê khá lớn. Điều đó lí giải tại sao với dân số ít và diện tích nhỏ như đảo quốc này lại thu hút nhiều đại gia trong làng cà phê và hàng loạt cửa hàng cà phê kinh doanh tại đây.

Chuỗi cửa hàng cà phê quy mô đầu tiên được thành lập bởi công ty cà phê Singapore Hiang Kie năm 1991 mang tên "Coffee Club", theo sau đó là những tên tuổi nổi tiếng như Starbucks, Coffee Bean & Tea Leaf, Spinelli Coffee Company, Burke's Coffee, Olio Dome,... Bên cạnh những công ty

lớn vừa kể trên, trên Đảo quốc này vẫn tồn tại những quán cà phê, quán ăn gia đình phục vụ loại thức uống này với phong cách đa dạng từ cách thức pha chế cà phê kiểu Thổ Nhĩ Kỳ cho đến cách uống cà phê của người Mã Lai hay Việt Nam,...

Ngày nay, ngành cà phê Singapore vẫn tiếp tục phát triển, thu hút nhiều thương hiệu cà phê mới nổi trên thế giới Shanghai's Coffee, Trung Nguyên,... đến kinh doanh. Những thương hiệu cũ cũng đã mở rộng và xác lập vị thế trên thị trường này. Starbucks với chuỗi 65 cửa hàng tại 7 khu vực sầm uất nhất của Singapore, Spinelli Coffee Company có 23 cửa hàng ở khu trung tâm, khu phía đông và phía tây, Coffee Bean & Tea Leaf có 43 cửa hàng trên khắp đảo quốc này. Cà phê Singapore cũng có những chuỗi cửa hàng nổi bật như Ya Kun (30 cửa hàng), Wang Cafe (14 cửa hàng). Theo như báo cáo của hai tổ chức về những của hàng cà phê của Singapore, thì tính đến năm 2007 có khoảng hơn 2000 quán cà phê tham gia vào 2 hiệp hội trên và hơn 700 quán nằm ngoài hiệp hội. Có thể thấy rằng nhu cầu tiêu dùng cà phê của người dân Đảo quốc Sư Tử là rất lớn và thị trường có tính cạnh tranh cao.

Mức tiêu dùng cà phê

Theo bản báo cáo năm 2007 của Starbucks, người Singapore tiêu thụ khoảng 10.000 tách cà phê mỗi ngày.

Đối tượng chủ yếu của những cửa hàng cà phê trên Đảo quốc này là lực lượng trí thức đông đảo xem quán cà phê như một nơi thư giãn, một nơi có thể làm việc (gặp gỡ đối tác,...). Họ sẵn sàng chi tiền để thỏa mãn nhu cầu thư giãn và thưởng thức chứ không đơn thuần là uống cà phê. Mức chi tiêu trung bình cho mỗi lần vào các cửa hàng cà phê hoặc thức ăn nhanh của người dân Singapore khoảng 4,5 USD/người/lần (Bản điều tra chi tiêu của người dân Singapore năm 2004).

Con số này chỉ phản ánh một cách tương đối mức chi tiêu của người dân Singapore cho những cửa hàng thức ăn nhanh và thức uống trong đó có cà phê.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh nhượng quyền của trung nguyên tại singpaore (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)