Các quy định về xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh nhượng quyền của trung nguyên tại singpaore (Trang 61)

I. TỔNG QUAN VỀ SINGAPORE

4. Chính trị Pháp luật

4.2.6. Các quy định về xuất nhập khẩu

a) Thủ tục Nhập khẩu

Đối với nhập khẩu của tất cả các hàng hoá (bao gồm kiểm soát và không kiểm soát bài) vào Singapore, yêu cầu:

Xin một giấy phép vào thông qua TradeNet ® trước khi hàng hóa được nhập khẩu vào Singapore và một giấy phép vào được thông qua TradeNet ® trước khi hàng hóa được nhập khẩu vào Singapore. Nộp thuế và / hoặc thúê hàng hoá và dịch vụ (GST) đo theo tỷ giá hiện hành tại thời điểm nhập khẩu. Trả thuế và / hoặc thuế hàng hoá và dịch vụ (GST) đo theo tỷ giá hiện hành tại thời điểm nhập khẩu.

b) Chứng từ nhập khẩu

Bộ chứng từ nhập khẩu bao gồm:

+ Hóa đơn thương mại + Phiếu đóng gói + Vận đơn

c) Giấy phép nhập khẩu

Các nhà nhập khẩu phải dành được giấy phép nhập khẩu qua TradeNet (hệ thống điện tử do Cục Hải quan Singapore quản lý) trước khi nhập bất kì một loại hàng hóa nào. Nhờ TradeNet, một thương nhân có thể nộp đơn xin cấp giấy phép tại chính văn phòng của mình. Đơn xin giấy phép sẽ được tự động chuyển đến các cơ quan chức năng để xem xét và thông qua trong vòng nửa ngày. Khi đã được thông qua, các thương nhân sẽ chỉ việc in giấy phép đó ra. Việc nộp thuế hàng hóa và dịch vụ (GST), thuế hải quan và các phí khác sẽ được tự động khấu trừ vào tài khoản của thương nhân đó tại ngân hàng. Theo các nhà chức trách thì 90% các trường hợp, thời gian làm một thủ tục xin giấy phép qua TradeNet chỉ mất khoảng 10 phút.

Tuy nhiên đối với các hàng nhập khẩu có giấy phép tạm nhập ATA thì không cần phải có giấy phép nhập khẩu.

d) Tạm nhập

Mọi loại hàng ngoài mặt hàng rượu và thuốc lá có thể nhập khẩu tạm thời vào Singapore nhằm mục đích sửa chữa, trưng bày triểm lãm, tham gia hội chợ, đấu giá và tham gia những sự kiện trưng bày tương tự khác mà không cần nộp thuế hàng hoá dịch vụ GST theo Kế hoạch nhập khẩu tạm thời (TIS) hoặc Chương trình thanh toán bằng thẻ ATA. Đối với việc nhập khẩu tạm thời cần phải khai báo giấy phép có liên quan của cơ quan hải quan và phải tái xuất những mặt hàng này.

Đối với những hàng hoá nhập khẩu tạm thời vào Singapore, các công ty có thể xin thẻ ATA tại Phòng thương mại quốc tế Singapore. Thẻ ATA là thẻ đảm bảo nộp thuế nhập khẩu khi quá thời hạn nhập khẩu tạm thời. Hàng hoá nhập khẩu theo thẻ ATA không được bán tại Singapore phải tái xuất trong thời hạn nhập khẩu tạm thời. Trong trường hợp hàng hoá nhập khẩu đã phù hợp với những điều kiện kiểm soát, các công ty phải xin xác nhận của các cơ quan hữu quan của chính phủ trước khi nhập khẩu vào Singapore.

Những lô hàng hợp pháp nhập khẩu không cần nộp thuế nếu chúng được nhập khẩu: + Nhằm mục đích thu hút các đơn đặt hàng nước ngoài.

+ Nhằm mục đích trưng bày triển lãm tại Singapore để tạo điều kiện cho những nhà sản xuất Singapore sản xuất những sản phẩm tương tự phục vụ những đơn đặt hàng nước ngoài.

+ Những sản phẩm của nhà sản xuất nhằm mục đích sao chép, kiểm tra hoặc thử nghiệm trước khi họ muốn sản xuất những mặt hàng này ở Singapore.

2.4.7. Qui định về bao gói nhãn mác

+ Thực phẩm, dược phẩm, rượu, sơn và dung môi nhập khẩu phải có nhãn mác và phải nêu rõ

xuất xứ.

+ Thực phẩm đóng gói lại phải có nhãn hiệu bằng tiếng Anh thể hiện thành phần trong thực phẩm theo chữ cái in, bất kể thực phẩm hoà trộn, tổng hợp hay hương liệu; phải nêu rõ trọng lượng tịnh;tên và địa chỉ của nhà sản xuất hoặc bán hàng và xuất xứ. Miêu tả bằng tiếng Anh về dung lượng đóng ghi trên nhãn mác. Những minh hoạ về hình ảnh phải không được sai lạc với bản chất tự nhiên hay nguồn gốc của thực phẩm. Thực phẩm theo những tiêu chuẩn đã đặt ra phải có nhãn mác phù hợp với những tiêu chuẩn đó.

+ Bao bì hàng thực phẩm được miêu tả như "làm giàu thêm", "bồi bổ"... với ẩn ý rằng hàng hoá chứa đựng những chất vitamin hay chất khoáng thì phải chỉ rõ khối lượng vitamin hay chất khoáng thêm trong mỗi đơn vị đo lường.

+ Nhãn mác đặc biệt được yêu cầu cho những thực phẩm, dược phẩm và hàng như chất béo động vật ăn được và không ăn được, sơn và dung môi.

+ Thực phẩm đã chế biến và dược phẩm phải được kiểm định và chấp thuận bởi Vụ Kiểm soát thực phẩm của Bộ Môi trường và Cơ quan khoa học Y tế.

+ Hàng điện tử phải được kiểm tra bởi Cơ quan Điện lực Singapore trước khi được lắp ráp, trong khi sơn và dung môi chịu quyền kiểm soát bởi Chánh Thanh tra các nhà máy thuộc Bộ Nhân lực.

2.4.8. Qui định về kiểm dịch động thực vật

Ngay từ năm 1985 Singapore đã ban hành Luật kinh doanh thực phẩm (Sale of food Act), quy định rõ thực phẩm tiêu thụ trên thị trường phải là hàng thật; nghiêm cấm mọi hình thức hàng giả, hàng nhái, hàng không có nhãn mác rõ ràng. Nghiêm cấm việc sử dụng những thông tin trong nhãn mác có thể gây ra sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng; mọi hàng hóa không đủ phẩm chất đều phải tiêu huỷ, nếu vi phạm phải sử lý theo luật pháp. Cơ quan Nông sản thực phẩm và Thú y Singapore (The Agri-Food and Veterinary Authority - AVA) có trách nhiệm điều chỉnh và đảm bảo sự ổn định và cung cấp đầy đủ an toàn, không độc hại và chất lượng sản phẩm tươi.

Các Chứng chỉ do AVA cấp bao gồm Chứng chỉ cho các sản phẩm rau, quả và các sản phẩm khác. Đây là sự chứng nhận về mặt chất lượng, vệ sinh thực phẩm và cấp cho các trang trại trồng, sản xuất rau, hoa quả, chứng chỉ công nhận các cơ sở này đủ điều kiện chất lượng và vệ sinh để cung cấp vào thị trường Singapore. Chỉ những cơ sở nào được cấp Certificates này mới được nhập khẩu sản phẩm của chính mình sản xuất vào thị trường Singapore và nhà nhập khẩu Singapore cũng chỉ nhập khẩu thông qua những cơ sở này và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm nhập khẩu, tiêu thụ tại thị trường Singapore. Khi hàng nhập khẩu vào Singapore, AVA kiểm tra lần cuối trước khi cho tiêu thụ (kiểm tra mẫu, các hoá chất, thuốc trừ sâu dược phép sử dùng, nhưng ở mức tối đa cho phép trong thực phẩm, rau, hoa quả).

AVA cũng chịu trách nhiệm thẩm tra tất cả các loại thực phẩm qua chế biến, các loại vật nuôi, các sản phẩm sơ chế nhập khẩu (và các sản phẩm được sản xuất trong nước); việc kiểm tra theo định kỳ các lò mổ, các cơ sở chế biến và dự trữ thực phẩm cũng do cơ quan này tiến hành. Việc nhập khẩu các sản phấm sữa, vật nuôi, thịt, cá được xem là có độ rủi ro cao và do đó cần phải được giám sát chặt chẽ. Thịt và các sản phẩm từ thịt có thể được nhập khẩu từ các trang trại hoặc các cơ sở sản xuất tại các nước nhất định. Chỉ có các cơ sở được chính thức công nhận tại Úc, Canada, Đan Mạch, New Zealand, Thụy Điển và Hoa Kỳ mới được phép xuất khẩu thịt đông lạnh sang Singapore. Các loại thịt bò, thịt cừu đông lạnh và thịt gia cầm chỉ có thể được nhập khẩu từ một số nước nhất định, hiện tại là 26 nước và trong một số trường hợp thì chỉ các cơ sở được sự cho phép của AVA mới được xuất khẩu. Hiện nay, chỉ có các nông trang được chính thức công nhận của Malaysia, Nhật Bản, Úc và New Zealand mới được phép xuất khẩu trứng tươi sang Singapore. Singapore chỉ cho phép các trang trại được cấp phép tại Malaysia và Inđônêxia xuất khẩu thịt gà nướng sang nước này, và chỉ có các trang trại ở miền tây Malaysia mới được xuất khẩu vịt sang Singapore.

Ngoài ra, chỉ có một trang trại của Inđônêxia được phép xuất khẩu lợn sang Singapore. Chỉ có các sản phẩm sữa đã được xử lý tiệt trùng hai lần mới được phép nhập khẩu vào nước này. Tất cả các

vật nuôi đều phải được kiểm tra trước và sau khi giết mổ, tất cả các lô hàng thịt, cá nhập khẩu phải qua kiểm tra bằng trực giác và phải tiến hành lấy mẫu để kiểm tra trong phòng thí nghiệm.

Việc nhập khẩu các động vật có vỏ mang tính rủi ro cao chẳng hạn như sò, hến, tôm và thịt cua đã qua chế biến chỉ có một số nguồn cung ứng nhất định có chương trình vệ sinh chấp nhận được và phải có giấy chứng nhận y tế từ nước xuất xứ mới được phép. Hiện nay chỉ các nước Úc, Canada, Pháp, Ai Len và Hà Lan, New Zealand, Hoa Kỳ mới được phép xuất khẩu các động vật có vỏ. Tất cả các lô hàng này phải trải qua kiểm tra trong phòng thí nghiệm trước khi vào Singapore. Tất cả các sản phẩm đông lạnh là đối tượng chịu sự kiểm tra này phải được giữ nguyên trong các phương tiện bảo quản lạnh sau khi được thông qua. Các thủ tục kiểm tra thông thường mất khoảng 7 đến 10 ngày.

Các biện pháp về bảo đảm an toàn thực phẩm đối với hàng nhập khẩu, tiêu thụ (do AVA thực hiện thường xuyên và định kỳ)

+ Đánh giá hệ thống, thực tiễn nơi sản xuất, chế biến (trong và ngoài nước); + Kiểm nghiệm và cấp Chứng chỉ cho nhà sản xuất, chế biến (trong và ngoài nước); + Gắn nhãn cho từng lô hàng nhập khẩu để truy cứu nguồn gốc xuất xứ;

+ Kiểm tra chất lượng khi hàng nhập tới cửa khẩu;

II. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHƯỢNGQUYỀN CỦA TRUNG NGUYÊN TẠI SINGAPORE: QUYỀN CỦA TRUNG NGUYÊN TẠI SINGAPORE:

1. Yếu tố kinh tế:

1.1. Tốc độ tăng trưởng ổn định

Singapore có tốc độ tăng trưởng ổn định. Trong giai đoạn trước suy thoái kinh tế (2004 - 2007)trên phạm vi toàn cầu mức tăng trưởng GDP hằng năm của Singapore đạt cao nhất 9,3%(năm 2004) và thấp nhất là năm 7,3% (năm 2005) tính theo giá gốc năm 2000.

Chịu ảnh hưởng chung của suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng Singapore cũng có mức tăng GDP năm 2008 đạt 1,1%.

1.2. Lực lượng lao động có trình độ cao

Singapore có nền giáo dục rất phát triển. Lực lượng lao động chất xám dồi dào chủ yếu làm trong những ngành khoa học kỹ thuật cao.

Trong những ngành có hàm lược chất xám thấp và lao động chân tay, người lao động nước ngoài chiếm tỷ lệ cao.

1.3. Thu nhập bình quân đầu người cao

Người dân Singapore cò mức thu nhập bình quân đầu người khá cao 54.000 USD/năm. Tuy nhiên mức chênh lệch giữa người nghèo và giàu khá sâu sắc.

1.4. Ngành công nghiệp cà phê:Ngành thương mại cà phê Ngành thương mại cà phê

Ngành công nghiệp cà phê là ngành quan trọng trong nền kinh tế Singapore. Đất nước này không được thiên nhiên ưu đãi để có thể canh tác nông nghiệp hay cà phê, tuy nhiên, đây lại là một trung tâm thương mại và chế biến cà phê lớn trên thế giới. Singapore đóng vai trò cầu nối giữa các nước sản xuất cà phê Thái Lan, Philippine, Indonesia và Việt Nam với các nước tiêu thụ trên thế giới. Năm mươi năm trước (khoảng năm 1959), Hiệp Hội Cà Phê Singapore (Singapore Coffee Association) được thành lập bởi những nhà kinh doanh cà phê tiên phong. Những doanh nghiệp này nhập khẩu cà phê nhân về chế biến sau đó tái xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.

Đất nước này không thiếu những doanh nghiệp kinh doanh ngành cà phê. Chỉ tính riêng Hiệp Hội Cà Phê Singapore đã có hơn 22 thành viên chính thức và khoảng 50 doanh nghiệp là thành viên không chính thức. Nhóm thành viên chính thức là chủ yếu là những nhà nhập khẩu cà phê nhân (11 thành viên) và những doanh nghiệp bán lẻ cà phê trên thị trường nội địa; còn trong nhóm thành viên không chính thức thì đây là những doanh nghiệp kinh doanh cà phê theo hình thức nhà hàng, cửa hàng cà phê. Những cửa hàng coffee shop này giúp tiêu thụ trên 90% lượng cà phê tiêu thụ nội địa.

Theo báo cáo của cục thống kê Singapore, chỉ riêng năm 2008 tổng lượng cà phê và gia vị mà nước này nhập khẩu là 1082 triệu USD, tăng đều qua các năm 2005: 742 triệu USD, năm 2006: 829 triệu USD và năm 2007: 994 triệu USD. Xét về giá trị tương đối, nhập khẩu cà phê của Đảo quốc này là một trong những mặt hàng có mức tăng trưởng cao nhất qua các năm 2005 cho đến 2008.

2005 2006 2007 2008

Thực phẩm Triệu USD 6680.4 6797.0 7763.6 8632.9

Tăng trưởng 4.4 1.7 14.2 11.2

Cà phê & gia vị

Triệu USD 742.0 829 993.7 1082.1

Tăng trưởng -8.1 11.7 19.9 8.9

(Tỷ lệ tăng trưởng so với năm liền trước)

( Số liệu theo Báo cáo thường niên về nhập khẩu của Singapore năm 2008 - Cục thống kê Singapore) Trong giai đoạn 2005 - 2008, chỉ riêng năm 2005 nước này có mức nhập khẩu cà phê sụt giảm so với năm trước đó do sự sụt giảm giá trị những hợp đồng tái xuất cà phê - gia vị của Singapore sang các nước tiêu thụ (mức tái xuất khẩu cà phê & gia vị giảm 8.0%). Tuy nhiên, ngành hàng này đã có bước tăng trưởng mạnh 11.7%(2006), 19.9% (2007) cao nhất trong nhất trong nhóm hàng thực phẩm và đạt tỷ lệ tăng trưởng cao năm 2008 với 8.9%. Lượng cà phê và gia vị nhập khẩu phần lớn là sản phẩm thô và được chế biến để xuất khẩu sang thị trường các nước Âu Mỹ, một phần được tiêu dùng trong nước.

Xét đến mức tiêu thụ cà phê tại Đảo quốc Sư Tử, theo những nguồn không chính thức (tổng hợp báo cáo kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh cà phê và hệ thống cửa hàng tiêu thụ trong nước) thì số lượng tiêu thụ khoảng 200,000 túi cà phê (60kg/túi). Với dân số khoảng 4.6 triệu người, lượng tiêu thụ này tương đương 2.6kg/người/năm. Trên thực tế, mức tiêu thụ này bao gồm của người dân Singapore, người dân Malaysia và khách du lịch đến đây. Và trong năm 2008, con số này gần đạt ngưỡng 237,000 túi (theo Hiệp hội Cà phê Singapore). Có thể nói Singapore là một thị trường tiêu thụ cà phê hấp dẫn.

Ngành kinh doanh phục vụ cà phê

Theo nhận định của nhà bình luận xã hội Singapore Francis Yim "những quán cà phê, nhà hàng,... là dấu hiệu cho thấy người Singapore đã tạo nên một quốc gia phát triển và đang trở thành một xã hội có nền văn hóa cao". Trong nhiều thập niên xây dựng đất nước trước đây, người Singapore không có thời gian để thưởng thức cà phê. Bất kể tôn giáo hay niềm tin, người Singapore đến những quán cà phê vào buổi tối vừa dùng bữa vừa uống cà phê để có thể tỉnh táo làm việc. Ngày nay, cà phê được xem như một loại văn hóa ẩm thực chứ không đơn thuần là một loại thức uống. Người ta muốn dành thời gian để thưởng thức, không chỉ là cà phê mà là một phong cách cá nhân. Sự đa dạng phong cách thưởng thức cũng như cách pha chế tạo nên rất nhiều hương vị cà phê khác nhau ở Đảo quốc Sư Tử.

Đối với người dân đảo quốc Sư Tử, cà phê là loại thức uống "nóng" được ưa chuộng nhất chiếm 55% tổng số các loại thức uống nóng tại đây, kế đến là trà với 35% và lượng khách du lịch đông đảo nên đây là thị trường cà phê khá lớn. Điều đó lí giải tại sao với dân số ít và diện tích nhỏ như đảo quốc này lại thu hút nhiều đại gia trong làng cà phê và hàng loạt cửa hàng cà phê kinh doanh tại đây.

Chuỗi cửa hàng cà phê quy mô đầu tiên được thành lập bởi công ty cà phê Singapore Hiang Kie năm 1991 mang tên "Coffee Club", theo sau đó là những tên tuổi nổi tiếng như Starbucks, Coffee Bean & Tea Leaf, Spinelli Coffee Company, Burke's Coffee, Olio Dome,... Bên cạnh những công ty

lớn vừa kể trên, trên Đảo quốc này vẫn tồn tại những quán cà phê, quán ăn gia đình phục vụ loại thức uống này với phong cách đa dạng từ cách thức pha chế cà phê kiểu Thổ Nhĩ Kỳ cho đến cách uống cà phê của người Mã Lai hay Việt Nam,...

Ngày nay, ngành cà phê Singapore vẫn tiếp tục phát triển, thu hút nhiều thương hiệu cà phê mới nổi trên thế giới Shanghai's Coffee, Trung Nguyên,... đến kinh doanh. Những thương hiệu cũ cũng đã mở rộng và xác lập vị thế trên thị trường này. Starbucks với chuỗi 65 cửa hàng tại 7 khu vực sầm uất nhất của Singapore, Spinelli Coffee Company có 23 cửa hàng ở khu trung tâm, khu phía đông và phía

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh nhượng quyền của trung nguyên tại singpaore (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)