Các ngành kinh tế trọng điểm

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh nhượng quyền của trung nguyên tại singpaore (Trang 46)

I. TỔNG QUAN VỀ SINGAPORE

3. Kinh tế

3.2. Các ngành kinh tế trọng điểm

Công nghiệp: Các ngành công nghiệp chính: điện tử, hoá chất, dịch vụ tài chính, thiết bị khoan

dầu, lọc dầu, chế biến và sản xuất cao su, chế biến thực phẩm và đồ uống, sửa chữa tàu, xây dựng giàn khoan ngoài khơi...

Dịch vụ: Bên cạnh một nền công nghiệp dựa vào công nghệ tiên tiến của thế giới, Singapore

không quên tận dụng một mặt mạnh khác, đó là lĩnh vực dịch vụ, lĩnh vực đóng góp chủ yếu cho GDP của Singapore. Năm 2007, mức đóng góp này là 68,8%. Các ngành dịch vụ thế mạnh của Singapore là vận tải và thông tin liên lạc, tài chính, du lịch.

Năm 2008, ngành dịch vụ của Singapore cũng chịu nhiều tác động bởi khủng hoảng tài chính gây ảnh hưởng xấu lên các công ty tài chính, dịch vụ tài chính đi xuống. Không chỉ có vậy, doanh thu từ dịch vụ du lịch giảm khi người tiêu dùng trên thế giới cắt giảm chi tiêu. Lĩnh vực dịch vụ chỉ tăng trưởng 5,3% trong quý 3/2008 sau khi tăng trưởng 7,1% trong quý 2/2008.

3.3. Thương mại

Thương mại là nhân tố quyết định của nền kinh tế Singapore, vì thế chính sách thương mại của đảo quốc này có thể tóm lược trong hai yếu tố chính:

+ Bảo toàn và mở rộng thị trường, giảm thiểu các rào cản thương mại.

+ Đảm bảo hoạt động của các quốc gia trong khuôn khổ những qui định do Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đề ra.

Ngoài ra, chính sách thương mại của Singapore cũng phù hợp với một số thoả hiệp song phương và đa phương đã được ký kết giữa Singapore với một hay nhiều nước khác như chương trình Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Thoả ước thương mại tự do (FTAs), Thoả ước công nhận hỗ tương (MRAs)... Trong những năm cuối thế kỷ 20, Singapore đã sử dụng hai phương tiện truyền thống trong thương mại là Hội chợ và các đoàn công tác để giúp các công ty ở địa phương tiếp cận được những cơ hội làm ăn thuận lợi.

Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của Singapore là 302,7 tỷ USD (theo trị giá FOB), kim ngạch nhập khẩu là 252 tỷ USD (theo trị giá CIF).

Các mặt hàng xuất khẩu chính là: máy móc thiết bị (bao gồm máy móc thiết bị điện tử), hàng tiêu dùng, hóa chất, nhiên liệu khoáng. Các mặt hàng nhập khẩu chính là: máy móc thiết bị, nhiên liệu khoáng, hóa chất, thực phẩm.

Thị trường xuất khẩu chủ yếu: Malayxia 12,9%, Hồng Kông 10,5%, Inđônêxia 9,8%, Trung Quốc 9,7%, Mỹ 8,9%, Nhật Bản 4,8%, Thái Lan 4,1%. Thị trường nhập khẩu chủ yếu: Malayxia 13,1%, Mỹ 12,5%, Trung Quốc 12,1%, Nhật Bản 8,2%, Đài Loan 5,9%, Indonexia 5,6%, Hàn Quốc 4,9%.

Đầu năm 2008, Cơ quan Xúc tiến thương mại Singapore (IES) dự báo, tổng kim ngạch thương mại của Singapore sẽ tăng 6 - 8% trong năm 2008, so với mức tăng 4,5% của năm 2007. Mặc dù Singapore đã giảm được sự phụ thuộc vào kinh tế Mỹ thông qua xuất khẩu sang các thị trường trong khu vực, song sự suy thoái của nền kinh tế lớn nhất thế giới này do cuộc khủng hoảng trên thị trường

cho vay thế chấp dưới tiêu chuẩn ở trong nước đã động tiêu cực đến ngành xuất khẩu của Singapore. Nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu của Singapore cho đến nay chịu nhiều tác động do lượng đơn đặt hàng từ những thị trường lớn giảm sút. Chính phủ Singapore dự báo lượng đơn đặt hàng sẽ giảm khoảng 7% trong năm 2008 và sẽ giảm thêm 1% trong năm 2009.

3.4. Đầu tư

Môi trường đầu tư

Singapore có một chính sách đầu tư rộng mở, qua đó, đất nước này đã chuyển thành công từ một hải cảng thương mại thành một nền kinh tế công nghiệp hiện đại. Chính phủ theo đuổi một chiến lược nhằm nâng cao Singapore thành một nền kinh tế dựa vào công nghệ, sáng kiến và tri thức để có thể cạnh tranh với các nước xuất hàng giá rẻ và gia tăng tính toàn cầu hóa nền kinh tế.

Nhà nước tạo nguồn động viên về tài chính, điều chỉnh luật lệ nhằm khuyến khích các hoạt động nghiên cứu và phát triển. Để thực hiện chính sách rộng mở, Singapore khuyến khích các công ty đa quốc gia tiến hành các hoạt động sản xuất và cung ứng dịch vụ, tạo điều kiện cho các chuyên gia nước ngoài đến cư trú và làm việc.

Tại Singapore, các nhà đầu tư nước ngoài không bị đòi hỏi phải tham gia vào các hoạt động liên doanh hay nhượng quyền kiểm soát quản trị cho quyền lợi địa phương. Chính quyền Singapore không hạn chế hay làm nản lòng các nhà đầu tư nước ngoài nhằm bảo hộ nền công nghiệp trong nước hay vì bất cứ lý do nào khác. Tuy nhiên vẫn có một số ngoại lệ đáng chú ý còn tồn tại trong lãnh vực sản xuất vũ khí, công nghiệp truyền thanh và thông tin nội địa. Ngoài ra, các cơ hội đầu tư cũng còn bị hạn chế trong việc sở hữu các tài sản tư.

Tháng 4.2000, lãnh vực viễn thông được tự do hóa hoàn toàn nhằm đảm bảo cho Singapore vị thế của một trung tâm thông tin và truyền thông quan trọng của châu Á.

Những hạn chế về quyền tư hữu của người nước ngoài cũng được gỡ bỏ đối với ngành ngân hàng địa phương, ngành bảo hiểm và các công ty điện lực.

Từ năm 1978, Singapore đã gỡ bỏ mọi hạn chế về giao dịch chứng khoán nước ngoài và chuyển dịch vốn, không giới hạn việc tái đầu tư cũng như chuyển vốn và lãi về nước.

Tình hình đầu tư nước ngoài vào Singapore

Theo Cục Thống kê Singapore, số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Singapore đã tăng gấp hơn 3 lần trong giai đoạn 1995-2005. Năm 2007, tổng số vốn nước ngoài đầu tư vào Singapore là 14,279 tỷ USD với 239 dự án, tăng 23,1% so với năm 2006, tạo công ăn việc làm cho 35.441 lao động. Những nước và vùng lãnh thổ đầu tư chủ yếu vào Singapore là Mỹ, Canada, Anh, Thuỵ Sỹ, Hà Lan, Na Uy, Đức, Nhật Bản, Malayxia, Đài Loan, Hồng Kông...

Hầu hết vốn FDI vào Singapore tập trung trong các lĩnh vực dịch vụ tài chính, dịch vụ bảo hiểm, nhà hàng và khách sạn, sản xuất công nghiệp... Tổng số vốn nước ngoài hiện đang đầu tư tại Singapore (tính đến 12/2007): 214,5 tỷ USD.

Tình hình đầu tư ra nước ngoài của Singapore

Cùng với nỗ lực thu hút đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp Singapore cũng đẩy mạnh đầu tư ra bên ngoài, nhằm tạo "cánh tay bên ngoài" (external wing) cho Singapore. Các thị trường đầu tư chủ yếu của Singapore là các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam. Những lĩnh vực đầu tư chủ yếu là khai

thác dầu khí, sản xuất công nghiệp, dịch vụ tài chính, bất động sản. Tổng số vốn Singapore đầu tư ra nước ngoài (tính đến 12/2007) là 111,2 tỷ USD.

3.5. Cơ sở hạ tầng kinh tế

Truyền thông - thông tin:

+ Số đường (line) điện thoại cố định: 1.859 triệu + Điện thoại di động: 5,619

+ Số máy chủ Internet: 837.559

+ Số người sử dụng Internet: 3,105 triệu người

Giao thông vận tải

+ Đường bộ: 3.262 km

+ Đường ống: dẫn khí 139 km; dẫn sản phẩm lọc dầu 8 km + Cảng: Singapore

3.6. Các chỉ số kinh tế, thương mại, đầu tư cơ bản (Số liệu 2007)

GDPppp 222.7 tỷ USD

GDP theo tỷ giá thực 161.3 tỷ USD

Tỷ lệ tăng GDP thực tế 7.5% GDPppp/người 48,900 USD GDP đóng góp theo ngành Nông nghiệp 0% Công nghiệp 31.2% Dịch vụ 68.8%

Đầu tư (theo sức mua) 24.4% GDP

Tỷ lệ tăng trưởng sản xuất công nghiệp 5.6%

Xuất khẩu 450.6 tỷ USD

Nhập khẩu 396 tỷ USD

Chỉ số lạm phát 4.4%

(http://www.economywatch.com/world_economy/singapore/) Lực lượng lao động: 2,751 triệu người

Lực lượng lao động phân bổ theo ngành: + Sản xuất: 21%

+ Xây dựng: 5%

+ Vận tải và thông tin liên lạc: 7%

+ Dịch vụ tài chính, kinh doanh và các dịch vụ khác: 42% + Ngành khác: 25

Tỷ lệ thất nghiệp: 2,1%

Thu chi ngân sách: Thu 27 tỷ USD, chi 21,5 tỷ USD Tỷ lệ lạm phát: 2,1%

Tăng trưởng sản xuất công nghiệp: 7,4% Kim ngạch xuất khẩu: 302,7 tỷ USD (FOB) Kim ngạch nhập khẩu: 252 tỷ USD (CIF) Dự trữ ngoại tệ và vàng: 163 tỷ USD

Tổng số vốn nước ngoài hiện đang đầu tư tại Singapore (tính đến 12/2007): 214,5 tỷ USD Tổng số vốn Singapore đầu tư ra nước ngoài (tính đến 12/2007): 111,2 tỷ USD.

Năm 2008: GDP 235.632 tỷ USD Tỷ lệ tăng GDP 1.2% GDP/người 52,000 USD GDP đóng góp theo ngành Nông nghiệp 0% Công nghiệp 33.2% Dịch vụ 66.8%

Xuất khẩu 235.8 tỷ USD

Nhập khẩu 219.5 tỷ USD

Chỉ số lạm phát 4.3%

Lực lượng lao động 2.96 triệu người

Lực lượng lao động phân theo ngành nghề

Sản xuất 18%

Xây dựng 6%

Giao thông và Truyền

thông 11%

Tài chính, Kinh doanh và dịch vụ

Lĩnh vực khác 26%

Tỷ lệ thất nghiệp 2.3%

3.7. Phân phối thu nhập

Singapore là quốc gia có thu nhập bình quân đầu người cao nhất Đông Nam Á nhưng khoảng cách giàu nghèo của quốc gia này rất rõ rệt. Khoảng cách giàu nghèo ở đảo quốc này trước đây diễn ra rất sâu sắc. Phần lớn tầng lớp giàu có trong xã hội Singapore là người gốc Hoa; người làm thuê thu nhập thấp chủ yếu là người Ấn hay Mã Lai hoặc người Indonesia, Malaysia,... nhập cư.

Biểu đồ thu nhập của người lao động trong giai đoạn 1979 đến 2001 dưới đây cho thấy mức độ phân hóa giàu nghèo đã được giảm bớt nhờ những chính sách của chính phủ Singapore và thu nhập của phần lớn người dân đã được nâng cao.

3.8. Lãi Suất Singapore

Tại Singapore, lãi suất được quyết định bởi cơ quan quản lý tiền tệ của nước này (The Monetary

Authority of Singapore).

Lãi suất chính thức là Interbank Singapore (Sibor) Offered Rate, hoặc tỷ suất mà những ngân hàng giao dịch với nhau. Tất cả đều có xu hướng định lãi suất theo tỷ suất của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED).

3.9. Rủi ro quốc gia của Singapore

Trong các báo cáo của Ngân hàng Thế giới về "Môi trường Kinh doanh" vào năm 2007, 2008, 2009 và 2010, Singapore liên tiếp bốn năm liền dẫn đầu bảng xếp hạng về việc tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và các nhà kinh doanh, được đánh giá nơi kinh doanh dễ dàng nhất trên thế giới . Singapore xếp thứ 2 thế giới và đứng đầu ở châu Á về việc bảo vệ sở hữu trí tuệ.

Singapore là nơi quan liêu trong kinh doanh ít nhất ở châu Á.

Năm 2007 :Theo báo cáo của Tổ chức tư vấn rủi ro chính trị và kinh tế (PERC), Singapore là

quốc gia ít rủi ro nhất châu Á trong lĩnh vực xã hội và chính trị. Báo cáo được PERC đưa ra sau quá trình khảo sát từ 14 nền kinh tế quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á, bao gồm cả Australia và Mỹ.

Singapore với 2,74 điểm, vượt lên trên Nhật Bản (3,13), Hồng Kông (3,33), Malaysia (4,66), Đài Loan (4,76) và Hàn Quốc (4,78). Việt Nam được 5,36 điểm, xếp thứ bảy trong số 12 nền kinh tế châu Á.

Theo cơ quan nghiên cứu kinh tế toàn cầu (EIU), thuộc tạp chí The Economist :Singapore là 1 trong 5 nước có it rủi ro nhất về kinh doanh .Nếu cho mức độ rủi ro có thang điểm là 100 thì trong đó Đan Mạch, Thụy Sĩ với 8/100 điểm, Thụy Điển – 10 điểm, Singapore – 11 điểm, Áo – 13 điểm

RỦI RO xếp hạng Hiện tại Hiện tại Trước Trước

Rating Số điểm Rating Số điểm

Tổng thể đánh giá A 12 A 12

Nguy cơ bảo mật A 7 A 7

Chính trị ổn định rủi ro A 20 A 20 Chính phủ hiệu quả nguy cơ A 11 A 14 Legal & rủi ro pháp lý A 8 A 8 Kinh tế vĩ mô rủi ro B 25 A 20 Ngoại thương mại & rủi ro thanh toán A 4 A 4 Chính sách thuế rủi ro A 6 A 6 Thị trường lao động có nguy cơ B 25 B 25

Rủi ro tài chính A 13 A 13

Cơ sở hạ tầng có nguy cơ A 3 A 3 Lưu ý: E = nguy hiểm nhất; 100 = nguy hiểm nhất.

Các mô hình đánh giá rủi ro được chạy một lần một tháng.

Rủi ro về ổn định chính trị: Hệ thống chính trị Singapore rất ổn định và hầu như không có khả

năng xảy ra tình trạng bất ổn xã hội.

Rủi ro về hiệu quả chính phủ: Chính phủ hiện tại sẽ tiếp tục thực hiện mở cửa, tự do và các chính sách kinh doanh cho người nước ngoài và công dân. Tham nhũng trong dịch vụ công cộng là rất hiếm.

Rủi ro về luật pháp: Hệ thống pháp lý có hiệu quả cao trong xử lý các tranh chấp về kinh doanh, đạt các quyết định nhanh chóng. Hầu như không có rủi ro mà tài sản nước ngoài sẽ bị chiếm đoạt. Quyền sở hữu trí tuệ là hợp lý bảo vệ tốt. Quyền sở hữu tư nhân cũng được tôn trọng.

Rủi ro về thanh toán và thương mại quốc tế: Mức thuế quan về nhập khẩu vào Singapore hiện đang rất thấp, và rất ít có khả năng mức thuế này sẽ tăng lên khi xảy ra khủng hoảng kinh tế. Trao đổi nước ngoài luôn được giữ vững, ngay cả trong trường hợp có một cuộc khủng hoảng tài chính. Các tài khoản vốn là gần như hoàn toàn mở, và hạn chế về việc sử dụng đồng đô la Singapore ở nước ngoài hiện nay gần như đã được bãi bỏ. Có đầy đủ chuyển đổi trên tài khoản hiện tại. Tuy nhiên, chính phủ sẽ rất khó có khả năng kiểm soát vốn trong trường hợp của một cuộc khủng hoảng kinh tế.

BẢNG TỔNG HỢP CÁC CHỈ SỐ KINH TẾ SINGAPORE TỪ NĂM 2004

2004 2005 2006 2007 2008 Tổng Sản Phẩm Quốc Nội Giá hiện hành (S$m) 185.364,5 201.313,3 221.142,8 251.610,1 257.418,5 Tỷ lệ tăng trưởng (%) 14,2 8,6 9,9 13,8 2,3 Giá năm 2000 (S$m) 184.256,6 197.720,6 214.233,5 230.871,5 233.524,5 Tỷ lệ tăng trưởng (%) 9,3 7,3 8,4 7,8 1,1

Tổng Thu Nhập Quốc Gia

Giá hiện hành (S$m) 174.436,6 191.912,4 213.183,1 234.246,2 250.387,9

Tỷ lệ tăng trưởng (%) 10,1 10,0 11,1 9,9 6,9

Lực Lượng Lao Động

Tỷ lệ thất nghiệp (%) 3,4 3,1 2,7 2,1 2,2

Thu nhập ( % gia tăng) 3,6 3,5 3,2 6,2 5,4

Chi phí đơn vị lao động

(% gia tăng) -4,3 0,9 1,3 5,2 9,6

Đầu Tư Và Tiết Kiệm

Tổng tiết kiệm quốc gia (S$m) 73.961,1 86.469,6 100.641,3 111.287,1 117.686,5

So với GNI (%) 42,4 45,1 47,2 47,5 47,0

Tổng đầu tư quốc nội (S$m) 40.344,2 40.747,9 44.419,8 52.195,1 79.519,7

So với GNI (%) 23,1 21,2 20,8 22,3 31,8

Cán Cân Thương Mại

Cán cân hàng hóa (S$m) 51.842,2 60.563,8 67.946,6 71.063,3 43.470,4 Xuất khẩu hàng hóa (S$m) 336.887,6 387.349,7 436.506,3 457.639,2 485.690,1

Tỷ lệ tăng trưởng (%) 19,6 15,0 12,7 4,8 6,1

Nhập khẩu hàng hóa (S%m) 285.045,4 326.785,9 368.560,2 386.575,6 442.219,7

Tỷ lệ tăng trưởng (%) 23,6 14,6 12,8 4,9 14,4

2004 2005 2006 2007 2008

Lạm Phát (%)

Chỉ số giá tiêu dùng 1,7 0,5 1,0 2,1 6,5

GDP (deflator) 4,4 1,2 1,4 5,6 1,1

Lãi suất (%)

Lãi suất cơ bản (%) 5,30 5,30 5,31 5,33 5,38

Lãi suất tiền gửi kỳ hạn 3 tháng

(%) (ngân hàng thương mại) 0,40 0,44 0,57 0,53 0,42

Lãi suất tiền gửi kỳ hạn 3 tháng

(%) (SIBOR) 1,62 3,56 5,19 5,30 2,93

4. Chính trị - Pháp luật4.1. Chính trị 4.1. Chính trị 4.1.1. Thể chế

Ngày quốc khánh: 9 tháng 8

Tổng thống: Sellapan Ramanathan, nhậm chức ngày 1 tháng 9 năm 1999, nhiệm kỳ 6 năm Thủ tướng: Lý Hiển Long (Lee Hsien Loong), nhậm chức ngày 12 tháng 8 năm 2004 Phó Thủ tướng: Tiêu Chí Hiền, từ tháng 3 năm 2009 đến nay

Chủ tịch Quốc hội: Abdullah Tarmugi, nhậm chức ngày 26 tháng 3 năm 2002 Thể chế nhà nước: chế độ cộng hòa

4.1.2. Tổ chức nhà nước :

Hành pháp: thuộc về chính phủ, đứng đầu là một Thủ tướng, được Tổng thống bổ nhiệm trong

số các đại biểu Quốc hội. Điều hành chính phủ là một nội các.

Lập pháp: thuộc về Quốc hội và Tổng thống. Quốc hội (84 ghế do nhân dân bầu theo nhiệm kỳ

5 năm); trong đó có nhiều nhất là 9 thành viên được bầu theo chỉ định. Các ứng cử viên đối lập không dành được ghế nhưng có kết quả bầu cao nhất sẽ được bổ nhiệm làm thành viên "không lập pháp".

Tư pháp: Tòa án tối cao và các tòa án trực thuộc. 4.1.3. Chính trị:

Singapore theo chế độ đa đảng. Từ khi giành độc lập đến nay, Đảng Hành động Nhân dân (People's Action Party) liên tục cầm quyền, do các đảng đối lập luôn bị kiện đến sụp đổ. Lý Quang Diệu là cựu Tổng thư ký của đảng và từ tháng 12 năm 1992 đến nay. Tổng thư ký Đảng là Goh Chok Tong. Chủ tịch đảng hiện nay là Tony Tan.

Các đảng phái chính trị:

+ Đảng Hành động Nhân dân ( PAP). + Đảng đối lập: Đảng dân chủ tiến bộ (DPP)

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh nhượng quyền của trung nguyên tại singpaore (Trang 46)