I. TỔNG QUAN VỀ SINGAPORE
2. Văn hóa Xã hội
2.1.6. Khoảng cách giàu nghèo Mặt trái của Singapore
Trong 3 năm qua, kinh tế Singapore đạt mức phát triển trung bình 7% - con số gây sửng sốt ở một quốc gia công nghiệp hóa - và tạo ra nhiều việc làm với tỷ lệ mà bất kỳ nước châu Âu nào cũng thèm muốn.
Chỉ có một vấn đề: Tầng lớp bình dân chưa được hưởng lợi nhiều từ những thành tựu trên. Các thống kê mới tiết lộ rằng các hộ gia đình trung lưu ở Singapore chưa được nếm vị ngọt của những bước phát triển thần kỳ và 30% những người nghèo nhất đang có mức sống thấp hơn so với 5 năm trước.
Điều ngạc nhiên là thậm chí ở một nước nổi tiếng bởi sự lãnh đạo tài tình và minh bạch đã không thể ngăn chặn được thực tế rằng phần lớn lợi ích đang chảy vào túi những cá nhân giàu có và các tập đoàn đa quốc gia.
Theo con số chính thức, trong 5 năm qua, 10% những người giàu nhất có thu nhập tăng 2,3%/năm. Trong khi đó, với 10% những người nghèo nhất, thu nhập giảm 4,3% mỗi năm. Ông Yeoh cảnh báo rằng nếu tình hình trên tiếp tục không được kiểm soát có thể khiến cho xã hội Singapore mất ổn định. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Singapore đã nhận thức được mặt trái này và đang gia tăng nhiều chính sách, chương trình phúc lợi xã hội dành cho người có thu nhập thấp.
2.2. Văn hoá
2.2.1. Đơn vị xã hội ở Singapore:
Ở châu Á có Lý Quang Diệu cũng theo đuổi chủ thuyết chủ nghĩa cộng đồng khi xây dựng đảng Nhân dân hành động vào năm 1959, bên cạnh các tư tưởng dân tộc. Xã hội Singapore nhấn mạnh tới trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với cộng đồng, hơn là quyền của chính phủ đối với cá nhân đó. Điểm khác biệt giữa chủ thuyết này với chủ nghĩa cộng sản là ở chỗ nó không lấy mô hình kinh tế làm cơ sở, mà là một kết cấu chính trị xã hội, lấy quyền lợi quốc gia làm trọng tâm. Cũng cần nói thêm là trong bối cảnh Singapore thì cộng đồng cũng chính là quốc gia và dân tộc (nation), nhờ dân số nhỏ, điều kiện địa lý tập trung, và tập trung được nhóm dân tộc đa số người gốc Hoa. Vì đặc tính chính của chủ nghĩa cộng đồng là phản lại chủ nghĩa cá nhân cho nên rất dễ hòa trộn với những hệ tư tưởng mang tính tập thể (collectivism) như Nho giáo. Hệ tư tưởng của Lý Quang Diệu đã ảnh hưởng sâu rộng đến chính sách của nhà nước và thay đổi tập quán
2.2.2. Tư tưởng kinh tế
Kinh tế Singapore là nền kinh tế phát triển, theo đường lối kinh tế tư bản. Sự can thiệp của
chính phủ vào vào nền kinh tế được giảm thiểu tối đa. Singgapore có môi trường kinh doanh mở, tham nhũng thấp, minh bạch tài chính cao, giá cả ổn định, và là một trong những nước có GDP bình quân đầu người cao nhất thế giới.
2.2.3. Tư tưởng chính trị
+ Thể chế nhà nước: chế độ cộng hòa
+ Chính trị: Singapore theo chế độ đa đảng. Từ khi giành độc lập đến nay, Đảng Hành động Nhân dân (People's Action Party) liên tục cầm quyền, do các đảng đối lập luôn bị kiện đến phá sản. Lý Quang Diệu là cựu Tổng thư ký của đảng và từ tháng 12 năm 1992 đến nay Tổng thư ký Đảng là Goh Chok Tong. Chủ tịch đảng hiện nay là Tony Tan.
2.2.4. Tôn giáo
Singapore là một quốc gia đa tôn giáo, theo thống kê khoảng 51% dân số Singapore theo
Phật giáo và Đạo giáo, 15% dân số (chủ yếu là người Hoa, người gốc Âu, và người Ân Độ) là tín đồ
Đạo Cơ đốc Hồi giáo. chiếm khoảng 14% dân số, chủ yếu tồn tại trong các cộng đồng người Mã Lai, người Ấn Độ theo Hồi giáo, và người Hồi (người Hoa theo Hồi giáo). Có khỏang 15% dân số Singapore tuyên bố họ không có tôn giáo, các tôn giáo khác không đáng kể .
Tôn giáo tại Singapore
Tôn giáo Tỉ lệ
Phật giáo 42.5%
Không tôn giáo 14.8%
Cơ Đốc giáo 14.6% Hồi giáo 13.9% Đạo giáo 8.5% Ấn Độ giáo 4% Khác 1.6% 2.2.5.Lễ hội
Lễ hội Lão Giáo và Phật Giáo:
- Zong hay Lễ hội Đua Thuyền Rồng - Tết Thanh Minh hay lễ Xá tội Vong nhân - Lễ cúng cô hồn Ngạ quỷ
- Tế Trung Thu
- Tết Nguyên Đán hay Tết Năm mới
- Vesak là lễ kỹ niệm ngày Đức Phật Đản sinh, Giác ngộ và Nhập Niết bàn theo Phật lịch.
Lễ hội Hồi Giáo
- Hari Raya Puasa hay Raya Aidil Fitri là lễ hội lớn nhất của tín đồ Hồi giáo
- Lễ hiến tế ( Hari Raya Haji hay Hari Raya Aidil Adha) đánh dấu thời gian tiến hành cuộc hành hương hành năm tới Mecca.
Lễ hội Hindu
- Navraatri, Lể hội Chín Đêm, thể hiện lòng tôn kín đối với Nữ thần Shakti, lần lượt với mỗi 1 hóa thân của bà- Parvathi, Lakshmi và Saraswathi.
- Thaipusam cũng là 1 nghi thức chuộc tội của các nam tín đồ đão Hindu - Thimithi lễ vinh danh nữ thần Hindu Draupadi
- Deepavali, nghĩa là “vòng hoa ánh sáng” là Lễ hội Ánh sáng cùa người Hindu
Lễ hội Thiên Chúa giáo
- Thứ Sáu Tuần Thánh là buổi lễ được tổ chức vào ban đêm tại nhà thờ kỷ niệm ngày cháu Giêsu bị đóng đinh trên thập giá
- Lễ Giáng sinh
Và còn rất nhiều các ngày Lễ không tôn giáo khác trong năm: Lễ Quốc khánh Của Singapore 9 tháng 8 năm 1965, Ngày Nhà Giáo, Lễ Tính Nhân, Ngày của Mẹ. Ngày của Cha…..
2.2.6.Trang phục
Trừ 1 vài ngoại lệ, Người Sing thường mặc trang phục kiểu Tây phương khi họ đi làm việc. Quần áo thường ngày mặc theo Đông phưng hay Tây phương là tùy theo người mặc thích giữ truyền thông hay không.
Trang phục truyền thống thường được mặc vào những dịp đặc biệt: Lễ, Tết, hay vào các buổi lễ quan trọng…
- Chiếc xường xám ( cheongsam) Trung hoa - Bộ baju kurung truyền thống của người Malay - Chiếc Sari của người phũ nữ Ấn.
Người đàn ông hiếm khi mặc trang phục truyền thống hơn người phụ nữ, trừ trong ngày cưới của họ hay trong các dịp lễ hội
2.2.7.Ẩm Thực:
Xét về sự đa dạng về món ăn thì Sing là nước đặc sắc nhất ở Đông Nam Á. Với sự pha trộn và độc dáo đến từ những người di dân đến: Người Hoa, người Malay, người Peranakan, người Ấn và người Âu – Á( Eurasian), …. Các món ăn của Singapore được gọi là tương tự như các món ăn đa dạng của Penang, Malaysia, như hầu hết các loại thực phẩm ở Singapore cũng có thể được tìm thấy ở
bang Penang. ví dụ, đầu bếp của nền dân tộc Trung Hoa chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ có thể thử nghiệm với gia vị và các thành phần như me, nghệ và mô ²t thứ bơ, trong khi một đầu bếp Tamil có thể phục vụ một món mì xào.
Hiện tượng này làm cho các món ăn của Singapore đáng kể phong phú và nét thu hút của văn hóa. Hầu khi ăn ngoài người Sin thường ăn ở các quán vỉa hè hoặc của tiệm ăn uống chứ không ăn nhiều ở nhà hàng. Những nơi này rất phong phú dẫn đến giá thấp, vì vậy, thu hút người tiêu dùng.
2.2.8. Nghệ thuật và giải trí:
Nghệ thuật: Sân khấu, múa, âm nhạc, đồ kỹ nghệ, văn học.
Giải trí: Các trò chơi dân gian :Conkak cùa người Malay, Carom của người Ấn, Mahjong (mạt
chược) là trò chơi rất thịnh của người Singapore… Các môn thể thao được du nhập từ người dân di cư và từ nước khác: Cầu mây là môn thể thao truyền thống ngày nay vẫn còn được chơi; bóng đá, bóng bầu dục , khúc khôn cầu, criket và gôn được người Anh du nhập vào Singapore.Kể chuyện là một hình thức kịch nghệ truyền thống của người Trung Hoa.Ngoài ra còn rất nhiều thú tiêu khiển thú vị ở Singapore: karaoke, thả diều, nuôi chim hay đi mua sắm ăn uống rất được người dân Sing ưa chuộng. Ở Sing có rất nhiều dịch vụ giải trí biển, chúng ta có thể thư giản và nghĩ ngơi bẳng các tour du lịch biểnvới rất nhiều hình thức: máy bay hay đường bộ.
2.2.9. Văn hoá:
Xã hội Singapore là một xã hội đa sắc tộc gồm nhiều nền văn hoá khác nhau như Trung Quốc, Ấn độ, Mã Lai... Người gốc Hoa chiếm số lượng đông đảo với hơn 70% dân số đã tạo nên một bản sắc riêng cho văn hóa nước này. Đó là sự pha trộn giữa văn hóa thuộc địa Anh và văn hóa phương Đông.
Ở Singapore, gia đình vẫn là nền tảng của đời sống văn hoá cộng đồng. Trong chính phủ Singapore, có hẳn một Bộ Phát triển cộng đồng, như tên gọi của nó, chuyên thực hiện những dự án cải thiện và nâng cao đời sống cộng đồng của người dân Singapore. Do sự hiện diện của khá nhiều cư dân theo Hồi giáo và sự đa dạng trong nghi thức của tôn giáo này, ngoài một Phòng đăng ký hôn nhân chung, ở Singapore còn có riêng một Phòng đăng ký hôn nhân dành cho người theo đạo Hồi, được áp dụng những thủ tục kết hôn theo luật Hồi giáo. Phòng này còn phụ trách những cuộc hôn nhân diễn ra ở nước ngoài và cấp phép cho những người Singapore theo Hồi giáo muốn tiến hành hôn lễ ở Indonesia, Malaysia hay Brunei...Người già và trẻ em ở Singapore được đặc biệt chăm sóc. Ủy ban liên bộ về người già được thành lập vào tháng 10/1998 nhằm chuẩn bị cho đất nước này đối phó với những thách thức về kinh tế-xã hội do tình trạng lão hoá nhanh chóng gây nên. Người ta tổ chức nên những chương trình giáo dục cộng đồng nhằm gây tạo cho công chúng những thái độ tích cực đối với sự lão hoá và khuyến khích sự chuẩn bị đón tuổi già.
Cũng như nhiều dân tộc châu Á khác, người Singapore rất coi trọng các giá trị đạo đức và mối quan hệ mật thiết trong đời sống gia đình. Tuy nhiên, hiện nay một số truyền thống cũ đã bị mai một do ảnh hưởng của các trào lưu phương Tây cũng như tốc độ công nghiệp hoá và hiện đại hoá nhanh chóng trên đảo quốc này.
Đường phố Singapore được xếp vào hàng đẹp và sạch sẽ nhất thế giới. Nước và không khí được thường xuyên kiểm tra độ ô nhiễm, luôn đảm bảo một môi trường trong sạch. Những luật lệ chặt chẽ đến độ khắc nghiệt đã biến đảo quốc này thành một trong những vùng đất an ninh nhất thế giới.
Người dân Singapore không hưởng ứng hút thuốc lá. Ở một số nơi như cầu thang máy, rạp chiếu phim, trên những phương tiện giao thông công cộng nhất là trong văn phòng..., quy định là nghiêm cấm hút thuốc, những ai vi phạm quy định này sẽ bị phạt 500$ Singapore. Tại các nơi khác, cứ muốn hút thuốc phải hỏi ý kiến và được sự đồng ý của đối phương.
Người Singapore cho rằng con số "4", "7", "13", "37", và "69" là những con số tiêu cưc và không may mắn, họ ghét và kỵ nhất con số "7", bình thường họ cố hết sức để tránh gặp phải con số này.
Người Singapore quan niệm màu đen là màu không may mắn, màu tím cũng là màu họ không thích. Họ chỉ thích màu hồng màu đỏ, bởi vì theo họ màu này tượng trưng cho sự trang nghiêm, nhiệt huyết mãnh liệt, vui vẻ, dũng cảm và tượng trưng cho sự khoan dung, độ lượng. Họ cũng thích màu xanh da trời và màu xanh lá cây.
Khi nói chuyện và trong giao tiếp, người ta tuyệt đối cấm kỵ bàn luận sự được mất và chính trị hoặc sự tranh giành xô xát chủng tộc, thị phi tôn giáo.... nhưng có thể bàn những kinh nghiệm du lịch, cũng có thể về những nơi nổi tiếng, ở các nơi mà bản thân đã đi qua. Chủ đề được người dân Singapore bàn tới nhiều nhất là về những món ăn sơn hào hải vị và khách sạn, nhà hàng.
+ Những vật được coi là kị không nên tặng nhau: đồng hồ là điềm tang tóc, khăn tay là điềm chia ly, chiếc dù là điềm rủi ro.
+ Người Hồi giáo không ăn thịt lợn. Khi mời cơm một người bạn người Hồi giáo, bạn phải đảm bảo trong các món ăn không sử dụng đến thịt lợn hoặc rượu và những loại thịt khác phải được mua trong các quầy thực phẩm giết mổ theo đúng giới luật của đạo hội. Và người Hồi giáo cũng kỵ rượu nên khi đến nhà họ bạn đừng bao giờ mang theo loại thức uống này.
+ Người Hindu không ăn thịt bò. Trong tang lễ, người ta ăn mặc màu sẫm và đưa tiền phúng điếu với con số lẻ bỏ trong phong bì màu trắng hoặc màu nâu.
2.2.10. Geert Hofstede™ Cultural Dimensions
PDI Power Distance Index - Khoảng Cách Quyền Lực
IDV Individualism - Chủ Nghĩa Cá Nhân
UAI Uncertainty Avoidance Index - Tránh Rủi Ro
MAS Masculinity - Nam tính
LTO Long-Term Orientation - Hướng Tương Lai
Quốc gia PDI IDV MAS UAI LTO
Singapore 74 20 48 8 48
Chiều thứ nhất: Khoảng Cách Quyền Lực (Power Distance)
Chiều văn hóa này liên quan đến mức độ bình đẳng / bất bình đẳng giữa người với người trong một xã hội bất kỳ nào đó.
Ở Singapore có điểm Khoảng Cách Quyền Lực lớn sẽ CHẤP NHẬN và kéo dài sự bất bình đẳng giữa người và người. Một ví dụ về xã hội như vậy sẽ là một tháp quyền lực cao và nhọn; và việc một người di chuyển từ chân tháp lên đỉnh tháp sẽ rất khó khăn và hạn chế.Nhân dân sẽ ngoan ngoãn phục tùng lãnh đạo, nhân viên làm theo lời sếp, học sinh răm rắp nghe theo thầy cô, con cái không dám cãi cha mẹ - bởi họ coi đó là bổn phận, là điều đương nhiên. Sự phân chia đẳng cấp rất rõ ràng. Việc một người ở đẳng cấp thấp chuyển lên đăng cấp cao hơn là khó khăn (có thể hiểu như "con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa").
Chiều thứ hai: Chủ nghĩa Cá Nhân (Individualism)
Chiều văn hóa này liên quan đến mức độ mà một xã hội chấp nhận chủ nghĩa cá nhân, hay yêu cầu mọi người phải sống vì tập thể. Singapore có điểm thấp về Chủ Nghĩa Cá Nhân, con người từ khi sinh ra đã buộc phải hòa nhập vào một cộng đồng rộng lớn hơn, thường là tập hợp của các gia đình (với cô, chú, bác và ông bà v.v...). Cộng đồng này sẽ bảo vệ họ những khi khó khăn, nhưng đổi lại họ phải trung thành với cộng đồng mà không được quyền thắc mắc. Trong cộng đồng như thế, thành viên của nó thường phải theo đuổi cái gọi là trách nhiệm với cộng đồng (thể diện dòng họ, thể diện hàng xóm láng giềng, v.v...)
Chiều thứ ba: Nam Tính (Masculinity)
Chiều văn hóa này nói lên mức độ xã hội chấp nhận hay không chấp nhận quyền lực truyền thống của người đàn ông trong xã hội. Ở Singapore chiều này so với châu Á thì thấp nhưng so với thế giới thì tương đối cao .Điều này có thể được giải thích rằng đa số người Singapore là gốc Hoa rất nặng về tư tưởng phong kiến trọng nam khinh nữ.Tuy nhiên với nền kinh tế mở cửa, tư tưởng hiện đại du nhập vào, khoảng cách này đang được xoá dần
Chiều văn hóa này nói lên mức độ sẵn sàng chấp nhận những thay đổi, những điều mới mẻ của một cộng đồng.Singaporecó điểm số thấp về Tránh Rủi ro sẽ không quan tâm lắm đến rủi ro và những điều không lường trước được. Họ sẵn sàng chấp nhận thay đổi và thử nghiệm. Trong xã hội như thế, các giá trị được coi là truyền thống sẽ thay đổi thường xuyên, và ít gò bó bởi các luật định trước.
Chiều thứ năm: Hướng tương lai (Long-term orientation)
Chiều Hướng tương lai mô tả cách nhìn của một xã hội là hướng tương lai, hay sống chỉ hướng vào quá khứ và hiện tại. Chiều hướng này ở Singapore so với thế giới thuộc loại trung bình. người ta sẽ quý trọng sự bền bỉ (hay kiên nhẫn, bền chí), thích tiết kiệm, sắp xếp các mối quan hệ theo thân phận hay đẳng cấp xã hội, có khái niệm về "xấu hổ". Nói cách khác, các cá nhân trong xã hội hướng tương lai luôn lo lắng tương lai của mình sẽ về đâu, họ tiết kiệm chi tiêu để dành dụm cho những lúc trái nắng trở trời hay về già, họ trông đợi việc kiên gan sẽ đem lại thành công trong tương lai. Xã hội