I. TỔNG QUAN VỀ SINGAPORE
3. Kinh tế
3.5. Cơ sở hạ tầng
Truyền thông - thông tin:
+ Số đường (line) điện thoại cố định: 1.859 triệu + Điện thoại di động: 5,619
+ Số máy chủ Internet: 837.559
+ Số người sử dụng Internet: 3,105 triệu người
Giao thông vận tải
+ Đường bộ: 3.262 km
+ Đường ống: dẫn khí 139 km; dẫn sản phẩm lọc dầu 8 km + Cảng: Singapore
3.6. Các chỉ số kinh tế, thương mại, đầu tư cơ bản (Số liệu 2007)
GDPppp 222.7 tỷ USD
GDP theo tỷ giá thực 161.3 tỷ USD
Tỷ lệ tăng GDP thực tế 7.5% GDPppp/người 48,900 USD GDP đóng góp theo ngành Nông nghiệp 0% Công nghiệp 31.2% Dịch vụ 68.8%
Đầu tư (theo sức mua) 24.4% GDP
Tỷ lệ tăng trưởng sản xuất công nghiệp 5.6%
Xuất khẩu 450.6 tỷ USD
Nhập khẩu 396 tỷ USD
Chỉ số lạm phát 4.4%
(http://www.economywatch.com/world_economy/singapore/) Lực lượng lao động: 2,751 triệu người
Lực lượng lao động phân bổ theo ngành: + Sản xuất: 21%
+ Xây dựng: 5%
+ Vận tải và thông tin liên lạc: 7%
+ Dịch vụ tài chính, kinh doanh và các dịch vụ khác: 42% + Ngành khác: 25
Tỷ lệ thất nghiệp: 2,1%
Thu chi ngân sách: Thu 27 tỷ USD, chi 21,5 tỷ USD Tỷ lệ lạm phát: 2,1%
Tăng trưởng sản xuất công nghiệp: 7,4% Kim ngạch xuất khẩu: 302,7 tỷ USD (FOB) Kim ngạch nhập khẩu: 252 tỷ USD (CIF) Dự trữ ngoại tệ và vàng: 163 tỷ USD
Tổng số vốn nước ngoài hiện đang đầu tư tại Singapore (tính đến 12/2007): 214,5 tỷ USD Tổng số vốn Singapore đầu tư ra nước ngoài (tính đến 12/2007): 111,2 tỷ USD.
Năm 2008: GDP 235.632 tỷ USD Tỷ lệ tăng GDP 1.2% GDP/người 52,000 USD GDP đóng góp theo ngành Nông nghiệp 0% Công nghiệp 33.2% Dịch vụ 66.8%
Xuất khẩu 235.8 tỷ USD
Nhập khẩu 219.5 tỷ USD
Chỉ số lạm phát 4.3%
Lực lượng lao động 2.96 triệu người
Lực lượng lao động phân theo ngành nghề
Sản xuất 18%
Xây dựng 6%
Giao thông và Truyền
thông 11%
Tài chính, Kinh doanh và dịch vụ
Lĩnh vực khác 26%
Tỷ lệ thất nghiệp 2.3%
3.7. Phân phối thu nhập
Singapore là quốc gia có thu nhập bình quân đầu người cao nhất Đông Nam Á nhưng khoảng cách giàu nghèo của quốc gia này rất rõ rệt. Khoảng cách giàu nghèo ở đảo quốc này trước đây diễn ra rất sâu sắc. Phần lớn tầng lớp giàu có trong xã hội Singapore là người gốc Hoa; người làm thuê thu nhập thấp chủ yếu là người Ấn hay Mã Lai hoặc người Indonesia, Malaysia,... nhập cư.
Biểu đồ thu nhập của người lao động trong giai đoạn 1979 đến 2001 dưới đây cho thấy mức độ phân hóa giàu nghèo đã được giảm bớt nhờ những chính sách của chính phủ Singapore và thu nhập của phần lớn người dân đã được nâng cao.
3.8. Lãi Suất Singapore
Tại Singapore, lãi suất được quyết định bởi cơ quan quản lý tiền tệ của nước này (The Monetary
Authority of Singapore).
Lãi suất chính thức là Interbank Singapore (Sibor) Offered Rate, hoặc tỷ suất mà những ngân hàng giao dịch với nhau. Tất cả đều có xu hướng định lãi suất theo tỷ suất của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED).
3.9. Rủi ro quốc gia của Singapore
Trong các báo cáo của Ngân hàng Thế giới về "Môi trường Kinh doanh" vào năm 2007, 2008, 2009 và 2010, Singapore liên tiếp bốn năm liền dẫn đầu bảng xếp hạng về việc tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và các nhà kinh doanh, được đánh giá nơi kinh doanh dễ dàng nhất trên thế giới . Singapore xếp thứ 2 thế giới và đứng đầu ở châu Á về việc bảo vệ sở hữu trí tuệ.
Singapore là nơi quan liêu trong kinh doanh ít nhất ở châu Á.
Năm 2007 :Theo báo cáo của Tổ chức tư vấn rủi ro chính trị và kinh tế (PERC), Singapore là
quốc gia ít rủi ro nhất châu Á trong lĩnh vực xã hội và chính trị. Báo cáo được PERC đưa ra sau quá trình khảo sát từ 14 nền kinh tế quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á, bao gồm cả Australia và Mỹ.
Singapore với 2,74 điểm, vượt lên trên Nhật Bản (3,13), Hồng Kông (3,33), Malaysia (4,66), Đài Loan (4,76) và Hàn Quốc (4,78). Việt Nam được 5,36 điểm, xếp thứ bảy trong số 12 nền kinh tế châu Á.
Theo cơ quan nghiên cứu kinh tế toàn cầu (EIU), thuộc tạp chí The Economist :Singapore là 1 trong 5 nước có it rủi ro nhất về kinh doanh .Nếu cho mức độ rủi ro có thang điểm là 100 thì trong đó Đan Mạch, Thụy Sĩ với 8/100 điểm, Thụy Điển – 10 điểm, Singapore – 11 điểm, Áo – 13 điểm
RỦI RO xếp hạng Hiện tại Hiện tại Trước Trước
Rating Số điểm Rating Số điểm
Tổng thể đánh giá A 12 A 12
Nguy cơ bảo mật A 7 A 7
Chính trị ổn định rủi ro A 20 A 20 Chính phủ hiệu quả nguy cơ A 11 A 14 Legal & rủi ro pháp lý A 8 A 8 Kinh tế vĩ mô rủi ro B 25 A 20 Ngoại thương mại & rủi ro thanh toán A 4 A 4 Chính sách thuế rủi ro A 6 A 6 Thị trường lao động có nguy cơ B 25 B 25
Rủi ro tài chính A 13 A 13
Cơ sở hạ tầng có nguy cơ A 3 A 3 Lưu ý: E = nguy hiểm nhất; 100 = nguy hiểm nhất.
Các mô hình đánh giá rủi ro được chạy một lần một tháng.
Rủi ro về ổn định chính trị: Hệ thống chính trị Singapore rất ổn định và hầu như không có khả
năng xảy ra tình trạng bất ổn xã hội.
Rủi ro về hiệu quả chính phủ: Chính phủ hiện tại sẽ tiếp tục thực hiện mở cửa, tự do và các chính sách kinh doanh cho người nước ngoài và công dân. Tham nhũng trong dịch vụ công cộng là rất hiếm.
Rủi ro về luật pháp: Hệ thống pháp lý có hiệu quả cao trong xử lý các tranh chấp về kinh doanh, đạt các quyết định nhanh chóng. Hầu như không có rủi ro mà tài sản nước ngoài sẽ bị chiếm đoạt. Quyền sở hữu trí tuệ là hợp lý bảo vệ tốt. Quyền sở hữu tư nhân cũng được tôn trọng.
Rủi ro về thanh toán và thương mại quốc tế: Mức thuế quan về nhập khẩu vào Singapore hiện đang rất thấp, và rất ít có khả năng mức thuế này sẽ tăng lên khi xảy ra khủng hoảng kinh tế. Trao đổi nước ngoài luôn được giữ vững, ngay cả trong trường hợp có một cuộc khủng hoảng tài chính. Các tài khoản vốn là gần như hoàn toàn mở, và hạn chế về việc sử dụng đồng đô la Singapore ở nước ngoài hiện nay gần như đã được bãi bỏ. Có đầy đủ chuyển đổi trên tài khoản hiện tại. Tuy nhiên, chính phủ sẽ rất khó có khả năng kiểm soát vốn trong trường hợp của một cuộc khủng hoảng kinh tế.
BẢNG TỔNG HỢP CÁC CHỈ SỐ KINH TẾ SINGAPORE TỪ NĂM 2004
2004 2005 2006 2007 2008 Tổng Sản Phẩm Quốc Nội Giá hiện hành (S$m) 185.364,5 201.313,3 221.142,8 251.610,1 257.418,5 Tỷ lệ tăng trưởng (%) 14,2 8,6 9,9 13,8 2,3 Giá năm 2000 (S$m) 184.256,6 197.720,6 214.233,5 230.871,5 233.524,5 Tỷ lệ tăng trưởng (%) 9,3 7,3 8,4 7,8 1,1
Tổng Thu Nhập Quốc Gia
Giá hiện hành (S$m) 174.436,6 191.912,4 213.183,1 234.246,2 250.387,9
Tỷ lệ tăng trưởng (%) 10,1 10,0 11,1 9,9 6,9
Lực Lượng Lao Động
Tỷ lệ thất nghiệp (%) 3,4 3,1 2,7 2,1 2,2
Thu nhập ( % gia tăng) 3,6 3,5 3,2 6,2 5,4
Chi phí đơn vị lao động
(% gia tăng) -4,3 0,9 1,3 5,2 9,6
Đầu Tư Và Tiết Kiệm
Tổng tiết kiệm quốc gia (S$m) 73.961,1 86.469,6 100.641,3 111.287,1 117.686,5
So với GNI (%) 42,4 45,1 47,2 47,5 47,0
Tổng đầu tư quốc nội (S$m) 40.344,2 40.747,9 44.419,8 52.195,1 79.519,7
So với GNI (%) 23,1 21,2 20,8 22,3 31,8
Cán Cân Thương Mại
Cán cân hàng hóa (S$m) 51.842,2 60.563,8 67.946,6 71.063,3 43.470,4 Xuất khẩu hàng hóa (S$m) 336.887,6 387.349,7 436.506,3 457.639,2 485.690,1
Tỷ lệ tăng trưởng (%) 19,6 15,0 12,7 4,8 6,1
Nhập khẩu hàng hóa (S%m) 285.045,4 326.785,9 368.560,2 386.575,6 442.219,7
Tỷ lệ tăng trưởng (%) 23,6 14,6 12,8 4,9 14,4
2004 2005 2006 2007 2008
Lạm Phát (%)
Chỉ số giá tiêu dùng 1,7 0,5 1,0 2,1 6,5
GDP (deflator) 4,4 1,2 1,4 5,6 1,1
Lãi suất (%)
Lãi suất cơ bản (%) 5,30 5,30 5,31 5,33 5,38
Lãi suất tiền gửi kỳ hạn 3 tháng
(%) (ngân hàng thương mại) 0,40 0,44 0,57 0,53 0,42
Lãi suất tiền gửi kỳ hạn 3 tháng
(%) (SIBOR) 1,62 3,56 5,19 5,30 2,93
4. Chính trị - Pháp luật4.1. Chính trị 4.1. Chính trị 4.1.1. Thể chế
Ngày quốc khánh: 9 tháng 8
Tổng thống: Sellapan Ramanathan, nhậm chức ngày 1 tháng 9 năm 1999, nhiệm kỳ 6 năm Thủ tướng: Lý Hiển Long (Lee Hsien Loong), nhậm chức ngày 12 tháng 8 năm 2004 Phó Thủ tướng: Tiêu Chí Hiền, từ tháng 3 năm 2009 đến nay
Chủ tịch Quốc hội: Abdullah Tarmugi, nhậm chức ngày 26 tháng 3 năm 2002 Thể chế nhà nước: chế độ cộng hòa
4.1.2. Tổ chức nhà nước :
Hành pháp: thuộc về chính phủ, đứng đầu là một Thủ tướng, được Tổng thống bổ nhiệm trong
số các đại biểu Quốc hội. Điều hành chính phủ là một nội các.
Lập pháp: thuộc về Quốc hội và Tổng thống. Quốc hội (84 ghế do nhân dân bầu theo nhiệm kỳ
5 năm); trong đó có nhiều nhất là 9 thành viên được bầu theo chỉ định. Các ứng cử viên đối lập không dành được ghế nhưng có kết quả bầu cao nhất sẽ được bổ nhiệm làm thành viên "không lập pháp".
Tư pháp: Tòa án tối cao và các tòa án trực thuộc. 4.1.3. Chính trị:
Singapore theo chế độ đa đảng. Từ khi giành độc lập đến nay, Đảng Hành động Nhân dân (People's Action Party) liên tục cầm quyền, do các đảng đối lập luôn bị kiện đến sụp đổ. Lý Quang Diệu là cựu Tổng thư ký của đảng và từ tháng 12 năm 1992 đến nay. Tổng thư ký Đảng là Goh Chok Tong. Chủ tịch đảng hiện nay là Tony Tan.
Các đảng phái chính trị:
+ Đảng Hành động Nhân dân ( PAP). + Đảng đối lập: Đảng dân chủ tiến bộ (DPP) + Đảng Liên Minh Dân tộc (SDA) + Liên minh Dân chủ Singapore (SDA) + Đảng dân chủ Singapore (SDP) + Đảng Công lý Singapore (SJP)
+ Tổ chức Malay Quốc gia Singapore (PKMS) + Đảng Nhân dân Singapore (SPP)
+ Đảng công nhân (WP)
4.1.4 Tính minh bạch
Trong một cuộc nghiên cứu của Tổ chức “Minh Bạch Quốc Tế” về tình trạng tham nhũng ở các nước vào năm 2006, New Zealand được xếp hạng nhất, theo sau là Singapore, Úc, Hồng Kông, Nhật Bản và Macao.Tổ chức “Minh Bạch Quốc Tế” lấy 10 điểm là số điểm cao nhất dành cho quốc gia ít tham những nhất, từ đó xếp loại các quốc gia từ cao đến thấp theo số điểm được cho, căn cứ vào kết quả của cuộc điều traTổ chức “Minh Bạch Quốc Tế” đánh giá cao Singapore, nhưng kêu gọi nước này sớm thông qua Công ước Liên Hiệp Quốc về chống tham nhũng để chứng tỏ sự cam kết với quốc tế.
Singapore Institute of International Affairs (SIIA) ngày 08/12/2006 chính thức phát hành Hệ thống Liêm chính Quốc gia (NIS) nghiên cứu về Singapore ủy nhiệm của Minh bạch Quốc tế.
Nghiên cứu này cũng được xây dựng trên việc đạt thứ năm của Singapore - thứ hạng như năm ngoái – trong bảng xếp hạng chỉ số nhận thức tham nhũng năm 2006 của traTổ chức “Minh Bạch Quốc Tế” phát hành vào tháng mười một, với Phần Lan, Iceland và New Zealand gắn liền với vị trí hàng đầu với 9,6 điểm sau 10, Đan Mạch với việc thứ tư 9,5, tiếp theo của Singapore 9,4 điểm.
Minh bạch về tham nhũng
Trước khi giành độc lập từ Anh quốc, Singapore đã có cơ quan chống tham nhũng từ năm 1952, nhưng hiệu quả hoạt động còn hạn chế bởi hệ thống pháp luật và ý thức của công chức đều rất yếu. Nay thì “Cơ quan điều tra chống tham nhũng” Singapore có đầy quyền lực trong một hệ thống pháp luật đầy đủ và người dân ngày càng tiếp cận dễ dàng hơn với mọi hoạt động của công sở. Những biện pháp chế tài khắt khe đối với công chức hoặc khu vực tư nhân có hành vi tham nhũng đã được thi hành, thủ tục hành chính được cải cách gọn nhẹ và tiến bộ của công nghệ thông tin đã góp phần làm giảm sự tiếp xúc trực tiếp giữa người dân với công chức…Chính phủ Singapore khuyến khích và tạo
điều kiện cho các cơ quan ngôn luận đưa đầy đủ nhân thân, hình ảnh và hành vi phạm tội của kẻ tham nhũng lên mặt báo, nếu cảm thấy thông tin chưa đủ các nhà báo sẽ được cơ quan chống tham nhũng cho tiếp cận hồ sơ để bổ sung. Người Singapore hay người châu Á nói chung đều trọng danh dự, cho nên khi bị nêu lên báo, ý nghĩa răn đe, ngăn chặn càng có hiệu quả cao hơn…”,Cơ quan điều
tra chống tham nhũng là cơ quan duy nhất có thẩm quyền trong lãnh vực này và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng.
Ông Tin Yeow Cheng, Trưởng bộ phận Điều tra Cơ quan Điều tra hành vi tham nhũng Singapore, chia sẻ kinh nghiệm: bộ máy hành chính Nhà nước phải hoạt động nhanh và hiệu quả, bởi quá trình giải quyết thủ tục hành chính kéo dài sẽ tạo “khoảng trống” để tham nhũng nảy sinh. Ở Singapore, việc cải cách thủ tục hành chính đều đã được “internet hóa”.
Minh bạch về bất động sản
Chỉ số minh bạch thị trường bất động sản 2006 (RETI - Real Estate Transparency Index) đối với 56 quốc gia và vùng lãnh thổ. Theo bản báo cáo trên, VN có điểm số minh bạch thị trường bất động sản thấp nhất thế giới (56/56 quốc gia được khảo sát) và cả khu vực châu Á - Thái Bình Dương (15/15 quốc gia) với số điểm 4,69.Trong toàn khu vực thì chỉ có VN rơi vào vùng xám cấp 5. Cấp 4 có Trung Quốc, lãnh thổ Macau và Indonesia. Các nước Úc, New Zealand, lãnh thổ Hong Kong và Singapore theo thứ tự đều nằm trong nhóm cấp 1, nhóm có mức độ minh bạch cao nhất.
4.2 Pháp luật
4.2.1 Pháp luật về đầu tư
Singapore không có đạo luật riêng biệt cụ thể về đầu tư nước ngoài như các nước ASEAN khác. Các nhà đầu tư trong và ngoài nước được đối xử như nhau loại trừ một số rất ít ngoại lệ. Bất kỳ cá nhân hay công ty nào muốn đầu tư kinh doanh tại Singapore chỉ cần thông qua cơ chế đăng ký với cơ quan đăng ký công ty và đăng ký kinh doanh (sau đây gọi là Cơ quan đăng ký). Singapore không có hạn chế về loại hình kinh doanh cụ thể nào, nhưng một số hoạt động phải xin giấy phép chính phủ, như là ngân hàng, công ty tài chính, công ty bảo hiểm và công ty môi giới chứng khoán. Một số mặt hàng trước khi được sản xuất phải có giấy
a) Thủ tục thành lập công ty nước ngoài
Bất kỳ một công ty nước ngoài nào muốn hoạt động kinh doanh tại Singapore đều phải nộp cho cơ quan đăng ký để làm thủ tục đăng ký các tài liệu sau đây:
+ 01 bản copy (có công chứng) chứng chỉ thành lập hay đăng ký công ty tại nơi thành lập hoặc tài liệu có giá trị tương đương.
+ 01 bản copy điều lệ, thoả thuận hay tài liệu khác xác định việc thành lập công ty. + 01 danh sách các giám đốc với những thông tin cần thiết được yêu cầu tại mẫu đơn số 79. + Nếu danh sách giám đốc bao gồm cả những người thường trú tại Singapore thì phải có thoả thuận được ký kết của công ty nước ngoài.
+ Một thoả thuận chỉ định hay giấy uỷ quyền có dấu của công ty nước ngoìa nên nêu rõ tên và địa chỉ của ít nhất hai người thường trú tại Singapore được cho phép thay mặt công ty nước ngoài nhận những giấy tờ tố tụng được tống đạt và những thông tin cần thiết gửi tới công ty.
+ Thông báo về thực trạng trụ sở đăng ký (mẫu đơn 44).
+ Một tuyên bố bắt buộc theo mẫu quy định được lập bởi những người đại diện của công ty (mẫu đơn 88).
b) Các chính sách về khuyến khích đầu tư về Singapore
Các nước đang phát triển đều sử dụng chính sách thuế như là công cụ để cạnh tranh và thu hút vốn đầu tư của nước ngoài. Singapore là một trong những nước đi đầu trong vấn đề này. Trong Luật
khuyến khích mở rộng kinh tế (Luật miễn giảm thuế thu nhập - Luật số 86) của Singapore lần đầu tiên có hiệu lực từ năm 1967 và sau đó đã được sửa đổi 15 lần phản ánh những nhu cầu cần thiết phải điều chỉnh để vượt qua những thách thức của sự phát triển kinh tế và các đạo luật khác, kể cả Luật thuế thu nhập (Luật số 134) đã đưa ra nhiều quy định khuyến khích đầu tư. Hầu hết các biện pháp khuyến khích đầu tư này đều được đặt dưới sự quản lý của Uỷ ban phát triển kinh tế Singapore.