Chỉ số KPI đánh giá hiệu quả đào tạo nguồn nhân lự c

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác đào tạo nguồn nhân lực tại công ty scavi huế giai đoạn 2017 2019 (Trang 30)

5. Cấu trúc đề tài

1.2.3. Chỉ số KPI đánh giá hiệu quả đào tạo nguồn nhân lự c

1.2.3.1. Khái niệm

Viện Kinh tế và Thương mại Quốc tế cho rằng: KPI - Key Performance Indicators trong tiếng Anh được hiểu là các chỉ số đo lường hiệu suất cốt yếu, hay chỉ

số đo lường sự thành công (Key Success Indicators), hay còn được gọi bằng tên phổ

biến là chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động, được xây dựng nhằm đánh giá được hiệu

quả, sự tăng trưởng của các hoạt động trong doanh nghiệp so với mục tiêu đãđềra. Nó

giúp doanh nghiệp định hình, theo dõi quá trình hoạt động và tăng trưởng so với mục tiêu của doanh nghiệp.

1.2.3.2. Đặc điểm của chỉ số KPI

 Là các chỉ sốphi tài chính

KPI không được biểu thị bằng đơn vịtiền tệ như đồng, đôla, euro, yên,…. Nó có

thểlà sốnhân viên tuyển dụng thành công trong một đợt tuyển dụng hay có bao nhiêu cuộc gặp gỡhàng ngày của nhân viên bán hàng với khách hàng…

 Các chỉ sốphải được theo dõi thường xuyên

KPI là chỉ số thường xuyên được theo dõi và đánh giá, tùy theo thực trạng doanh nghiệp mà việc đánh giá được tiến hành theo tháng, quý hay năm.

 Chịu tác động bởi đội ngũ quản trịcấp cao

Việc theo dõi thường xuyên sự biến động, thay đổi của các KPI luôn thu hút đội

ngũ quản trị bởi đây là cách làm tương đối đơn giản, làm căn cứ để cấp quản trị đưa ra

những quyết định của mình.

 Đòi hỏi nhân viên các cấp phải hiểu chỉsố và có hành động điều chỉnh phù hợp KPI có thể được gắn với từng nhân viên, để từ đó đo lường và đánh giá được nhân viên. Vì vậy chỉ có hiểu rõ KPI và có sự điều chỉnh hoạt động làm việc của bản thân nhằm hoàn thành tốt mục đích từchính phía cá nhân từng nhân viên.

 Có tác động đáng kểvà tích cực tới các chỉ tiêu được đặt ra trong doanh nghiệp

Việc theo dõi KPI sẽcho doanh nghiệp biết họphải làm gì, thayđổi như thếnào.

Cũng từ đó, sựcải thiện KPI sẽ có tác động tích cực đến các chỉsốkhác.

 KPI được xây dựng theo phương pháp quản trịmục tiêu MBO -SMART, đó là:

+ S = Specific - Cụthể, rõ ràng. Các chỉ số đưa ra phải thật cụthể, rõ ràng, phải giải thích được, chỉ số này nói lên điều gì? Tại sao lại lựa chọn chỉ sốnày? Chỉsốnày

được đo lường như thếnào?

+ M = Measureable - Có thể đo đếm được. Chỉ sốKPI chỉcó giá trị khi được xác

định và đo lường một cách chính xác bằng các đơn vịkhác nhau.

+ A = Achievable - Có thể đạt được. Khi chọn lựa các KPI nên lựa chọn những chỉsốthực sựcần thiết, giúp doanh nghiệp có thể đạt được mục tiêu.

+ R = Realistic - Thực tế. Các chỉ số đưa ra cũng cần cân nhắc và theo sát mục tiêu và thực tế. Không nên đưa ra những chỉ sốnằm ngoài khả năng đo lường thực tế,

hoặc những KPI không đúng với thực tếcông việc.

+ T = Timed - Có thời hạn. Các chỉ số này được áp dụng trong thời gian bao lâu, khi nào?

1.2.3.3. Chỉ số KPI đào tạo

Tổng số giờ huấn luyện/nhân viên

 Công thức:

 Ý nghĩa: Chỉ số này cho biết, bạn đã huấn luyện nhân viên đủ thời gian hay

chưa theo kếhoạch.

Tuy nhiên, không nên chỉ hiểu theo nghĩa hẹp của chỉ số này đểdẫn đến việc đối phó, hình thức, đào tạo cho đủgiờ. Mà sốgiờ đào tạoở đây là sốgiờ ứng với nội dung

thiết yếu cần được đào tạo, cũng giống như số giờ học, số tiết học mà sinh viên phải

tham dự để học hết các nội dung đãđược phân bổthành giờ, thành tiết, trong chương

trình học.

Chi phí huấn luyện / nhân viên

 Công thức:

 Ý nghĩa: Chi phí huấn luyện cho biết doanh nghiệp đang đầu tư cho một nhân viên bằng bao nhiêu, từ đó có những hướng điều chỉnh, xem xét để đạt tới mức hợp lí thống nhất trong toàn doanh nghiệp và được áp dụng trong những lần tiếp theo.

 Lưu ý: Doanh nghiệp nên tính chi phí theo chức danh sẽ tiết kiệm được thời gian và tài chính trong doanh nghiệp. Trong đó tổng chi phí gồm chi phí thuê giảng viên (hoặc giảng viên nội bộ), các giáo trình, phương tiện học tập,…

Chỉsốnày bằng tổng sốgiờhuấn luyện trong một đơn vịthời gian cho mỗi chức danh

Chi phí huấn luyện trung bình = Tổng chi phí / tổng sốnhân viên trong doanh nghiệp

Tỷ lệ nhân viên được đào tạo

 Công thức:

 Các doanh nghiệp có thểdùng các tỷlệ nhân viên được đào tạo nội bộ hay đào

tạo bên ngoài.

Hiệu quả đào tạo

 Công thức:

 Ý nghĩa: Tỷ lệ này cho biết, trong số những nhân viên đã được đào tạo thì có

bao nhiêu người đãđược làm công việc đó sau khi được đào tạo, tất nhiên, trong báo

cáo đánh giá kết quả đào tạo, cần biết nhân viên đãứng dụng đào tạo như thế nào vào

công việc. Hiệu quả đào tạo này có ý nghĩa rất quan trọng. Nó không chỉ cho thấy nhân viên nào phù hợp với mục tiêu công việc, mà cònđánh giá được việc đào tạo như

vậy đã thích hợp hay chưa, khả năng ứng dụng giữa lí thuyết đào tạo và thực tế ứng

dụng là như thế nào… để có hướng điều chỉnh hoạt động đào tạo một cách hợp lý và

hiệu quả.

1.2.4. Kinh nghiệm đào tạo nguồn nhân lực tại một số doanh nghiệp1.2.4.1. Kinh nghiệm của công ty Cổ phần Dệt may Huế 1.2.4.1. Kinh nghiệm của công ty Cổ phần Dệt may Huế

Công ty Cổ phần Dệt may Huế (Huegatex) là thành viên của tập đoàn Dệt May Việt Nam, chuyên sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm sợi, vải dệt kim, hàng may mặc; nguyên phụ liệu, thiết bị ngành dệt may… Công ty đã chú trọng đến

công tác đào tạo, nâng cao trìnhđộ tay nghề, áp dụng khoa học kỹthuật tiên tiến trong

sản xuất cho CBCNV củacông ty. Công tác đào tạo luôn có sự đầu tư, đổi mới trong

phương pháp đào tạo, vừa có các phương pháp đào tạo trong công việc như chỉ dẫn

Tỷlệ này được tính cho số nhân viên được đào tạo / tổng sốnhân viên cần đào tạo áp dụng cho cùng một chức danh và lĩnh vực đào tạo nào

đó

Tỷlệ nhân viên áp dụng sau đào tạo / tổng số nhân viên được đào tạo

công việc, kèm cặp, chỉ bảo,… vừa có các phương pháp ngoài công việc như mở các lớp cạnh doanh nghiệp hay hội nghịhội thảo. Bên cạnh đó, nội dung đào tạo có sựkết hợp giữa lý thuyết và thực hành, giúp người lao động dễ tiếp thu và vận dụng, đồng thời đội ngũ giảng viên đào tạo phần lớn là các cấp quản lý của công ty và những giảng viên có kinh nghiệm trong ngành May. Sau khi kết thúc khóa học theo chương

trìnhđã xây dựng, học viên sẽthi tốt nghiệp và bếgiảng khóa đào tạo.

1.2.4.2. Kinh nghiệm của công ty HBI Huế

Là một trong những doanh nghiệp lớn của tỉnh Thừa Thiên Huế, công ty HBI đã

quan tâm và đầu tư mạnh cho công tác đào tạo nguồn nhân lực.Với mục tiêu đào tạo

ra nhiều học viên có kiến thức và kỹ năng may tốt, năng động và có tác phong công nghiệp, đáp ứng yêu cầu của tuyển dụng của các công ty may công nghiệp trong và

ngoài nước. Công ty đã xây dựng trung tâm hợp tác đào tạo nghề may HBI - HUEIC

đóng tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế với trang thiết bị dạy học hiện đại cùng

với đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ cao, tài liệu giảng dạy được biên soạn dựa

trên chương trìnhđàotạo của công ty HBI và tham khảo các tài liệu của chuyên ngành

may mặc khác. Ngoài chương trìnhđào tạo tại Trung tâm, các học viên tham gia khoá học sẽ được thực hành tại 2 tuần tại Công ty HBI (tại KCN Phú Bài) để làm quen với

môi trường công nghiệp trước khi tốt nghiệp. Bên cạnh đó, tại công ty HBI, để đào tạo

đội ngũ cán bộ bậc trung hay quản lý nhà máy, công tyđã mời các giảng viên có trình

độ đạt chuẩn quốc tế chuyên ngành may mặc, thiết kế thời trang về giảng dạy với khoản kinh phí khá cao.

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY SCAVI HUẾ GIAI ĐOẠN 2017-2019 2.1. Tổng quan về Công ty Scavi Huế

2.1.1. Giới thiệu về Công ty Scavi Huế

Tên chính thức: Công Ty Scavi Huế

Tên giao dịch: SCAVI HUE COMPANY

Loại hình công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên

Địa chỉ trụ sở: Khu Công nghiệp Phong Điền - Thị trấn Phong Điền - Huyện

Phong Điền- Tỉnh ThừaThiên Huế.

Mã số thuế: 3300382362 Đăng ký & quản lý bởi Cục Thuế Tỉnh TT-Huế

Điện thoại: 02343751751

Fax: 02343751761

Công ty Scavi Huế là Công ty trực thuộc tập đoàn Corèle International Pháp, tập

đoàn nước ngoài đầu tiên trực tiếp vào Việt Nam năm 1988. Sau hơn 30 năm phát

triển, Tập đoàn Scavi có hơn 12.000 thành viên với 5 nhà máy (Biên Hòa, Bảo Lộc,

Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế và Lào) cùng với các bạn hàng sản xuất và khách hàng tập

trung chủ yếu tại thị trường Châu Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản. Tập đoàn đang dẫn đầu

ngành thời trang nội y tại Pháp, top 7 của thế giới về ngành công nghiệp cung ứng dịch

vụ toàn diện thời trang “Nội y - Quần áo tắm” và top 1 trong ngành công nghiệp dịch

vụ toàn diện về nội y tại ViệtNam.

Sản phẩm chủ yếu của Scavi là thời trang nội y nam, nữ, áo quần trẻ em cao cấp.

Ngoài ra còn có các sản phẩm về trang phục thể thao, quần áo tắm và áo ấm. Công ty

hiện có hơn 50 hệ thống khách hàng thời trang lớn trên thế giới như: Decathlon, BHI,

Petit Bateau, Puma, Triump, Fruit of the Loom,... Sản phẩm của công ty luôn đáp ứng

đầy đủ các yêu cầu của khách hàng từ các chi tiết nhỏ nhất về thiết kế, kỹ thuật, chất

lượng nguyên phụliệu.

Trong những năm tới, Scavi nhắm đến mục tiêu tăng trưởng 40%/năm, đạt vị trí

số 1 thế giới trong ngành vào năm 2021. Bên cạnh đó, Scavi là doanh nghiệp tiên

phong trong chuỗi liên kết quốc tế ở Việt Nam, hiện sử dụng 60% nguyên phụ liệu có

nguồn gốc Việt Nam và đặt mục tiêu đạt 100% vào cuối năm 2020.

Là một thành viên của tập đoàn,Công ty Scavi Huế được thành lập vào năm2008,

tính đến nay đã hoạt động được 12 năm. Hiện nay công ty có tổng diện tích là

158.092m2, trong đó diện tích nhà máy 1 là 17.154 m2và nhà máy 2 là 12.040 m2, với

gần100 chuyềnsảnxuất,số lượng thànhviên đạt hơn 6.500 lao động.

Công ty rất quan tâm đến các chính sách đãi ngộcho CBCNV, là đơn vị đầu tiên và duy nhất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đầu tư xây dựng khu chung cư chất lượng cao, hệ thống trường mầm non đạt chuẩn nhằm đáp ứng nhu cầu tốt nhất cho

người lao động. Ngoài ra có hệ thống xe đưa đón cán bộ công nhân viên ở các trạm

khác nhau phù hợp với nơi ở của lực lượng lao động. Công ty cung cấp bữa ăn trưa

hằng ngày với đầy đủ số lượng và chất lượng của mỗi lao động nhằm đảm bảo sức

khỏe cho người lao động.

Sứ mạng của công ty Scavi Huế là mở rộng quy mô nhà máy -tăng sản lượng sản

xuất hàng năm- giảm thời gian ngưng việc- giảmtỷ lệ hư hỏng nguyên phụ liệu- xuất

khẩu hàng đạt chất lượng cao - ổn định và nâng cao đời sống cho CNCNV nhà máy

với mục đích gia tăng doanh thu để ngày càng phát triển hơn.

2.1.2. Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh

Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất hàng may sẵn, in ấn và dịch vụ liên quan đến inấn

Lĩnh vực kinh doanh: Thời trang nội y

2.1.3. Cơ cấu tổ chức

2.1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty Scavi Huế

Sơ đồ2. 1. Sơ đồ tchc bmáy qun lý Công ty Scavi Huế

(Nguồn: Phòng Hành chính - Nhân sự)

2.1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ các bộ phận

Tổng giám đốc:Điều hành tất cảcác hoạt động của công ty: quyết định các vấn

đềliên quan tới việc sản xuất kinh doanh, lao động, khách hàng, chi phí,…

Giám đốc sản xuất:Công ty có 2 nhà máy sản xuất với 2 Giám đốc điều hành nhà máy, ngoài việc điều hành hoạt động nhà máy mình phụtrách thì giámđốc nhà máy

sẽhỗtrợTổng Giám đốc trong việc điều hành hoạt động của Công ty.

Bộ phận Hành chính - An ninh:Quản lý công tác lễ tân, đưa đón và tiếp khách cho công ty; sắp xếp lịch làm việc, lịch họp, đảm bảo tốt cơ sở vật chất, trang thiết bị,

phương tiện làm việc cho cán bộ; mua sắm trang thiết bị, tổchức các buổi liên hoan, kỷ

niệm của Công ty; chịu trách nhiệm bảo vệ, đảm bảo an toàn, an ninh trật tự bên trong công ty vàđảm nhận toàn bộcác công tác vềan toàn thực phẩm, văn phòng phẩm.

Bộ phận Nhân sự - Tiền lương

Đối với bộ phận nhân sự: Thực hiện công tác định biên lao động, quan hệ lao

động, tuyển dụng nguồn nhân lực, giải quyết các vấn đề liên quan đến bảo hiểm cho

CBCNV, tham mưu quy trình, quản lý chất lượng nhân sự, quản lý hồ sơ, thông tin

người lao động theo quy định hiện hành cho giám đốc, tổng giámđốc.

Đối với tổ lương:Kiểm tra chấm công, tính công, tính lương choCBCNV.  Bộ phận Tài chính - Kế toán:Cung cấp chính xác và đầy đủ những thông tin tài chính cần thiết làm cơ sởcho việc ra quyết định quản lý công ty. Thực hiện tổng hợp số

liệu cuối kỳ, lập báo cáo tài chính và các báo cáo kế hoạch quản trị theo yêu cầu của

tổng giám đốc, hạch toán sổsách, chứng từ, làm chức năng tham mưu, hỗtrợ công việc

cho kếtoántrưởng.

Bộ phận thương mại: Chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt động liên quan đến

đơn hàng và đại diện công ty làm việc với khách hàng về những phát sinh trong quá trình sản xuất đơn hàng.Bao gồm 2 nhóm:

Nhóm MDS (Market Development Stage): chịu trách nhiệm xuyên suốt từlúc bắt đầu làm việc với khách hàng về chi tiết sản phẩm cho đến lúc đúc kết thị trường, chuẩn bị cơ sở dữ liệu cho quá trình vào sản xuất đại trà cụthể là: Phát triển đơn hàng,

phân tích mẫu, tài liệu kỹthuật từ khách hàng để có cơ sở ước lượng giá thành; Phát Trường Đại học Kinh tế Huế

triển và hoàn thiện mẫu sản phẩm trước khi đưa vào giai đoạn sản xuất; Đảm bảo mục tiêu thắng thị trường và mục tiêu doanh sốcho từng mùa đúng thời điểm.

Nhóm MS (Manufacturing Stage): chịu trách nhiệm từ lúc nhận được đơn đặt hàng từ khách hàng đến khi hàng xuất khỏi nhà máy: Nhận đơn hàng trực tiếp từ khách

hàng và đồng thuận ngày xuất hàng mà khách hàng yêu cầu và ngày xuất hàng mà công

ty đáp ứng đảm bảo phù hợp với đầu vào nguyên phụliệu và khoảng thời gian sản xuất;

Xử lý đơn hàng và tính toán nhu cầu mua nguyên phụ liệu sản xuất; Mua hàng và theo

dõi hàng về để đảm bảo tiến độ sản xuất của nhà máy sao cho đáp ứng được yêu cầu khách hàng; Giải quyết các trở ngại liên quan đến quá trình sản xuất, đảm bảo xuất hàng

đúng số lượng và chất lượng đã cam kết.

Bộ phận Xuất nhập khẩu:Thực hiện việc hoàn tất các thủtục và chứng từxuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác đào tạo nguồn nhân lực tại công ty scavi huế giai đoạn 2017 2019 (Trang 30)