b. Thang đo nghiên cứu chính thức
2.1.4 Cơ cấu tổ chức của NHTMCP Đông Á–Chi nhánh Huế
Tổ chức bộ máy quản lý tốt sẽ góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của chi nhánh. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Đông Á- chi nhánh Huế được trình bày ở hình sau.
Hình 2.7. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý tại DongAbank chi nhánh Huế
(Nguồn: Phòng PTKD – Ngân hàng TMCP Đông Á chi nhánh Huế)
Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban:
Ban giám đốc: Gồm một Giám đốc và một Phó giám đốc
- Giám đốc: Trực tiếp phụ trách phát triển kinh doanh của phòng khách hàng cá nhân (KHCN) và phòng khách hàng doanh nghiệp (KHDN), và chịu trách nhiệm chung về hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.
- Phó giám đốc: Điều hành và chịu trách nhiệm về hoạt động vận hành tại Chi nhánh được thông suốt và đảm bảo theo đúng chuẩn mực chất lượng dịch vụ của DongA Bank – CN Huế.
Phòng phát triển kinh doanh (PTKD):
- Phó phòng phát triển kinh doanh trực tiếp quản lý hoạt động của phòng phát triển kinh doanh dưới sự giám sát của Trưởng phòng.
- Phát triển kinh doanh thông qua việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng.
- Thực hiện các biện pháp đẩy mạnh công tác bán hàng hiệu quả.
Phòng quản lý tín dụng:
- Kiểm soát các giao dịch giải ngân, giải chấp và tất toán khoản vay tại CN. Tổ chức lưu trữ, bảo quản hồ sơ cấp tín dụng đang lưu hành, đã hoàn tất và các hồ sơ đã từ chối cho vay để tham khảo, cung cấp khi có yêu cầu.
- Thông báo nhắc nợ nội bộ cho các phòng ban có liên quan; theo dõi và báo cáo Ban lãnh đạo cùng các bộ phận liên quan về tình hình thu vốn, lãi và diễn biến của từng món vay để xử lý.
- Lập kế hoạch thu hồi nợ quá hạn, kế hoạch dự phòng rủi ro và theo dõi thực hiện; báo cáo tình hình tăng trưởng dư nợ. Thực hiện các công việc khác theo phân công của cấp quản lý.
Phòng dịch vụ khách hàng (DVKH): Bao gồm bộ phận dịch vụ khách hàng và bộ phận kế toán nội bộ:
- Bộ phận dịch vụ khách hàng: trực tiếp tiếp nhận, giải đáp thắc mắc của khách hàng về sản phẩm dịch vụ theo chuẩn mực chất lượng dịch vụ của DongA Bank.
- Bộ phận kế toán: Quản lý các hoạt động kế toán tại chi nhánh và đơn vị trực thuộc nhằm đáp ứng yêu cầu an toàn, chính xác, kịp thời và hiệu quả.
Phòng ngân quỹ:
- Trưởng phòng ngân quỹ có nhiệm vụ kiểm soát các giao dịch do nhân viên nghiệp vụ giao dịch – ngân quỹ thực hiện theo đúng thủ tục kiểm soát và các quy trình nghiệp vụ.
- Xây dựng mục tiêu hoạt động của phòng trên cơ sở mục tiêu kinh doanh của đơn vị, hiệu quả và an toàn vận hành.
- Quản lý chất lượng công việc của phòng.
Phòng quản trị tổng hợp:
- Thực hiện quản lý hạ tầng cơ sở vật chất, tài sản cố định và công cụ lao động tại đơn vị, thực hiện công tác hỗ trợ đối nội, đối ngoại khi cần thiết.
- Tổ chức và quản lý công tác hành chính liên quan đến nhân sự và phối hợp với các phòng và Hội sở để góp phần thúc đẩy phát triển kinh doanh với chất lượng dịch vụ tốt nhất đồng thời quản lý, ngăn ngừa, xử lý rủi ro phát sinh.
- Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của lãnh đạo cấp trên, thực hiện các chương trình Đảng, Đoàn thể tại đơn vị.