6. Nội dung đề tài
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tạo nguồn và mua hàng
Thị trường là môi trường trong đó diễn ra quá trình người bán và người mua tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và lượng hàng hóa tiêu thụ. Nó có vai trò quan trọng trong định hướng sản xuất kinh doanh: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Chính thị trường đã kết hợp các yếu tố sản xuất để sản xuất ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Có hai loại thị trường tác động mạnh mẽ, trực tiếp đến doanh nghiệp, đó là thị trường cung ứng (hay thị trường đầu vào) và thị trường tiêu thụ sản phẩm (hay thị trường đầu ra), hai thị trường này có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong cơ chế thị trường với mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp cần phải: “bán cái thị trường cần, chứ không phải bán thứ mình có”. Do vậy, các doanh nghiệp cần phải quan tâm đến công tác tạo nguồn và mua hàng. Việc tạo nguồn và mua hàng cũng cần phải tính đến nhu cầu thị trường, tiêu thị về số lượng, chất lượng và giá cả hàng hóa,… để từ đó tìm kiếm thị trường cung ứng nguyên liệu có khả năng đáp ứng tốt như cầu đó. Bên cạnh đó, quan hệ cung cầu hàng hóa cũng tác động đến công tác tạo nguồn và mua hàng ( về giá cả, quy mô, tính ổn định của àng hóa) làm ảnh hưởng đến hiệu qur kinh doanh. Vì vậy, việc nắm bắt tình hình cung cầu trên thị trường một cách thường xuy và khoa học giúp công tác tạo nguồn và mua hàng thường xuyên và ổn định hơn.
1.1.4.2.Phương thức mua và giá cả
Ngày nay, trong cơ chế thị trường cạnh tranh là vấn đề không thể tránh khỏi. để nâng cao tinh thần cạnh tranh thì doanh nghiệp cần phải tìm cách hòa nhập vào thị trường để huy động được nguồn hàng bảo đảm về số lượng, chất lượng phục vụ cho nhu cầu SXKD. Để làm được điều đó thì doanh nghiệp cần có cách xâm nhập hợp lí, có phương thức mua và giá cả phù hợp, có cách mua phù hợp với từng đối tượng cung ứng.
Giá cả cũng là yếu tố cạnh tranh giữa doanh nghiệp. vì vậy, việc xác định giá cả đúng đắn là điều quan trọng đảm bảo cho hoạt động SXKD củ doanh nghiệp đạt hiệu quả cao, tăng khả năng chiếm lĩnh thị trường. việc xác định giá cả phải lấy chi phí SXKD làm cơ sở: với mức giá bao nhiêu thì mang lại hiệu quả lớn nhất cho doanh nghiệp? Chính vì vậy, chính sách giá cả phù hợp là điều thuận lợi cho công tác tạo nguồn và mua hàng, đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định, kịp thời và chất lượng cho doanh nghiệp.
1.1.4.3. Nhân tốbên trong doanh nghiệp
Nguồn lực tài chính
Để tiến hành hoạt động SXKD thì điều kiện đầu tiên là doanh nghiệp phải có vốn, vốn quyết định sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp. Nguồn lực tài chính có ảnh hưởng trực tiếp với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động tạo nguồn, mua hàng nói riêng của doanh nghiệp. Khi đề ra các phương án tạo nguồn à mua hàng cho doanh nghiệp mình thì tài chính là yếu tố quyết định đến việc lựa chọn phương án nào. Với nguồn vốn kinh doanh vững mạnh sẽ giúp công việc mua hàng sẽ được đảm bảo thuận lợi hơn, kịp thời trong những trườn hợp cần thiết.
Nhân tố con người
Đối với mặt hàng thu mua nguyên liệu để sản xuất dược phẩm các tiêu chí kỹ thuật được phân ra làm nhiều khác nhau. Ngoài các chi tiêu về ngoại hình, cấu tạo và thành phần hóa học,..còn cần đánh giá các chi tiêu về cảm quan. Chính vì thế, người cán bộ nghiệp vụ có vai trò quan trọng trong tất cả các công việc tạo nguồn và thu mua, không chỉ đòi hỏi sự hiểu sâu, rộng về các mặt hàng mà còn cần có kinh nghiệm, chuyên môn trong lĩnh vực này.
Trìnhđộquản lý của doanh nghiệp
Đây là yếu tố quyết định đến hiệu quả của hoạt động tạo nguồn và mua hàng nói riêng cũng như toàn bộ hoạt động kinh doanh nói chung của doanh nghiệp. Họat động tạo nguồn được coi có hiệu quả cao chỉ khi nó đặt nó trong mối quan hệ với toàn bộ hoạt động khác để đem lại hiệu quả chung cho toàn bộ các hoạt động. Vậy nên, doanh nghiệp phải có trình độ quản lý cao, bao quát, tập trung vào mối quan hệ tương tác tất cả các mặt hoạt động để mang lại hiệu quả cao nhất cho donh nghiệp.
1.1.5. Khái quát chung vềnguyên vật liệua) Khái niệm vềnguyên vật liệu a) Khái niệm vềnguyên vật liệu
Nguyên vật liệu là đối tượng lao dộng được thể hiện dưới dạng vật hóa, là một trong 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh. Nó là thành phần chủ yếu tạo nên thành phẩm, là đầu vào của quá trình sản xuất và thường gắn bó với doanh nghiệp sản xuất.
b) Phân loại nguyên vật liệu
Trong doanh nghiệp NVL rất đa dạng và phong phú vì vậy để thuận tiện cho quản lí cần phải phân loại NVL
Căn cứ vào vai trò và tác dụng NVL trong sản xuất, NVL được chia thành như sau:
Căn cứvào vai trò nguyên vật liệu trong sản xuất
Trong các doanh nghiệp sản xuất NVL là tài sản dự trữ sản xuất thuộc nhóm hàng tồn kho, nhưng NVL có các đặc điểm riêng biệt khác với các loại tài sản khác của doanh nghiệp, NVL bị tiêu hao toàn bộ và không giữ được hình thái ban đầu và chuyển toà n bộ giá trị một lần vào chi phí kinh doanh trong kỳ. Tuy nhiên giá trị chuyển dịch kinh doanh lớn hay nhỏ tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp sản xuất tạo ra sản phẩm.
Căn cứvào nguồn cungứng nguyên vật liệu
Bất kỳ doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động cũng cần đầu tư vào một khoảng chi phí khác nhau. Trong đó NVL đóng vai trò hết sức quan trọng chiếm tỷ trọng lớn trong quá trình sản xuất
1.1.6. Vai trò nguyên vật liệu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động cũng phải đầu tư nhiều loại chi phí khác nhau, trong đó NVL chiếm tỷ trọng lơn trong tổng chi phí san xuất như trong giá thành sản xuất công nghiệp cơ khí từ 50% đến 60%, trong giá thành công nghiệp nhẹ chiếm 70%, trong giá thành công nghiệp chế biến chiếm khoảng 80%. Do vậy, cả số lượng và chất lượng sản phẩm đều bị quyết định bởi NVL tạo ra nó nên yêu cầu NVL phải có chất lượng cao, đúng quy cách chủng loại, chi phí NVL được hạ thấp, giảm mức tiêu hao NVL thì sản phẩm sản xuất ra mới đạt yêu cầu giá thành hạ, nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
NVL là tài sản thường xuyên biến động, nó đảm bảo cho dây chuyền sản xuất diễn ra liên tục, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh. Mặt khác, trong doanh nghiệp sản xuất chi phí NVL, thường chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. vì thế, tăng cường công tác kế toán, công tác quản lý NVL nhằm sản xuất quản lý tiết kiệm và hiệu quả NVL để giảm bớt chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm có ý nghĩa với doanh nghiệp.
1.1.7. Một sốvấn đề liên quan đến thu mua nguyên vật liệu đến mặt hàng dược phẩm
Theo nhóm phân tích của SSI, ước tính giá trị thị trường dược phẩm Việt nam tăng ở mức 9%-10% YoY trong năm 2020. Ngành dược sẽ tiếp tục tăng trưởng, do xu hướng dân số già hóa, chi phí dành cho chăm sóc sức khỏe tăng thêm, tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế và tăng tuổi thọ trung bình.Trường Đại học Kinh tế Huế
Theo dự báo của Tổng cục Thống kê, số người dân của Việt Nam có độ tuổi từ 65 trở lên dự kiến đạt 7,4 triệu người trong năm 2020 và nhóm 65 tuổi trở lên sẽ tăng gần 7,9% trong tổng dân số của cả nước trong năm 2020 và 18,1% trong năm 2049; tăng nhanh so với mức 7,1% trong năm 2014. Việt Nam sẽ tiếp tục đạt mục tiêu gần như toàn bộ người dân đều có bảo hiểm y tế vào giai đoạn 2016-2020 (90,7% trong năm 2020). Độ phủ của bảo hiểm y tế tăng từ 60% trong năm 2010 và 90% trong năm 2019, theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Ngoài ra, động lực khác cho ngành dược phẩm bao gồm quá trình đô thị hóa nhanh chóng, đây là yếu tố chính thể hiện tầng lớp trung lưu đang phát triển cũng như thu nhập bình quân đầu người nói chung tăng. Dân số đô thị hóa của Việt Nam đạt 36,2 triệu người trong năm 2020, và có thể tăng từ 33,6% trong năm 2015 lên 36,8% trong năm 2020. Cục quản lý Dược Việt Nam (DAV) ước tính tổng giá trị ngành đạt 7,7 tỷ USD trong năm 2021. Tác động Thông tư 15 và các quy định có liên quan có thể thúc đẩy tỷ lệ tiêu thụ thuốc nội địa trong kênh bệnh viện. Kỳ vọng các công ty hàng đầu sẽ hoàn thành việc nâng cấp hoặc mở rộng dây chuyền sản xuất để sớm đạt được tiêu chuẩn cao. Các công ty có thể tận dụng cơ hội hàng đầu ở trong nước để giành thị phần từ thuốc nhập khẩu.
Tuy vậy, theo phân tích của SSI, các công ty dược phụ thuộc cao vào nguyên phụ liệu dược phẩm nhập khẩu. 11 tháng đầu năm 2019, Việt Nam nhập khẩu 351 triệu
USD hoạt chất (giảm 5,4% cùng kì). Nguyên phụ dược liệu nhập khẩu được cho là chiếm phần lớn trong tổng nhu cầu khoảng 80% - 90%. Đây luôn là vấn đề của Việt Nam trong dài hạn bởi để sản xuất dược liệu đòi hỏi phải đầu tư nhiều và cần có khả năng về công nghệ. Hiện Việt Nam không có lợi thế cạnh tranh so với các nước khác, như Trung Quốc và Ấn Độ. Do đó, các công ty trong ngành dược có thể phải đối mặt với việc giá nguyên phụ liệu tăng cao, cũng như đối mặt với rủi ro tỷ giá.
1.2.Cơ sởthực tiễn
1.2.1. Ngành dược Việt Nam hiện nay
Tổng quan về ngành Dược Việt Nam:
Dược là một ngành nghề liên quan đến lĩnh vực dược phẩm. Tuy theo từng chức năng mà ngành Dược được phân chia ra thành nhiều lĩnh vực khác nhau như: nghiên cứu dược phẩm, sản xuất thuốc được gọi là ngành bào chế; Quản lý dược, đánh giá kiểm nghiệm chất lượng của thuốc; Phân phối, kinh doanh và cung ứng thống đến tay của người tiêu dùng.
Những người hành nghề Dược còn được gọi là Dược sĩ hoặc thầy thuốc. Công việc chính của Dược sĩ chính là bán thuốc theo kê đơn của bác sĩ, giới thiệu và hướng dẫn cách sử dụng thuốc hợp lý cho mọi người. Dược sĩ cũng chính là người trực tiếp làm việc tại những công ty chuyên sản xuất dược phẩm, cung ứng và phân phối dược phẩm, kiểm tra chất lượng thuốc, nghiên cứu các loại thuốc mới. Hiện nay, cơ hội được làm việc tại các cơ sở y tế, các bệnh viện của sinh viên tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng ngành Dược là rất lớn.
Ngành dược Việt Nam hiện nay như thế nào?
Sản phẩm của ngành Dược rất phong phú về chủng loại, bao gồm các loại thuốc đông dược, tân dược với chức năng phòng tránh, điều trị bệnh và nâng cao sức khỏe cho mọi người trong cộng đồng.
Trong cuộc sống hàng ngày, ai cũng cần phải sử dụng thuốc ở những mức độ khác nhau từ thuốc bổ thông thường, cảm cúm đến thuốc đặc trị các loại bệnh nan y. Do đó, các sản phẩm của ngành Dược mang tính phổ thông rất cao. Đây là một cơ hội vô cùng tốt nhưng cũng là sự rủi ro đối với những bạn trẻ muốn theo học ngành Dược. Dựa theo nguồn gốc của thuốc mà sản phẩm Dược ở Việt Nam sẽ được chia ra làm 2 loại là Tân dược và Đông dược.
Thực trạng ngành dược Việt Nam hiện nay:
Cung cấp thuốc cho cho nhu cầu phòng chống và điều trị bệnh cho mọi người với giá thành hợp lý và chất lượng đảm bảo; phù hợp với chuyển biến của các loại bệnh tật; đáp ứng kịp thời nhu cầu về an ninh quốc phòng, phòng chống dịch bệnh và các nhu cầu khẩn cấp khác.
Sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả; đẩy mạnh hoạt động về dược lâm sàng và cảnh giác về ngành Dược.
Quản lý chặt chẽ, hiệu quả ngay từ khâu sản xuất, xuất nhập khẩu thuốc, bảo quản, phân phối, lưu thông đến sử dụng thuốc.
Phát triển ngành Dược theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại học có tính cạnh tranh cao trên thị trường trong nước, trong khu vực và trên thế giới; Phát triển hệ thống phân phối, cung ứng thuốc chuyên nghiệp, hiện đại và đạt tiêu chuẩn hóa.
Xây dựng nền công nghiệp chú trọng đầu tư phát triển sản xuất thuốc giá cả hợp lý, đảm bảo chất lượng, từng bước thay thế các loại thuốc nhập khẩu; cố gắng phát huy hết thế mạnh của ngành dược tại Việt Nam để phát triển sản xuất vắc xin, thuốc từ dược liệu
1.2.2. Tình hình nhập khẩu nguyên liệu đểsản xuất dược phẩm trong nước
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, tháng 8/2018 Việt Nam đã phải nhập khẩu 33,6 triệu USD nguyên phụ liệu dược phẩm giảm 3,9% so với tháng 7/2018, tính chung 8 tháng đầu năm 2018 kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này đạt 270,7 triệu USD, tăng 12,8% so với cùng kỳ năm 2017. Có vị trí và khoảng cách địa lý gần với Việt Nam, thuận lợi trong việc giao dịch và vận chuyển, Việt Nam nhập khẩu nguyên phụ liệu dược phẩm chủ yếu từ thị trường Trung Quốc, chiếm 63,5% tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng, đạt 172,2 triệu USD tăng 27,59% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng tháng 8/2018, kim ngạch nhập từ thị trường Trung Quốc đạt 23,8 triệu USD, tăng 2,27% so với tháng 7/2018 và tăng 51,55% so với tháng 8/2017.
Thị trường nhập nhiều đứng thứ hai là Ấn Độ, chiếm 17,2% đạt 46,7 triệu USD, nhưng so với 8 tháng năm 2017 giảm 8,93%, tính riêng tháng 8/2018 giảm 23,64% so với tháng 7/2018 xuống còn 4,3 triệu USD và giảm 37,1% so với tháng 8/2017. Kế đến là các nước EU, chiếm 10,9% đạt 29,7 triệu USD, giảm 8,08% so với cùng kỳ, riêng tháng 8/2018 là trên 3 triệu USD, giảm 21,46% so với tháng 7/2008 và giảm 33,01% so với tháng 8/2017. Về cơ cấu nguồn cung trong tháng 8/2018, nếu so với tháng 7/2018 thì có thêm thị trường Thái Lan với kim ngạch 290,4 nghìn USD, tăng đột biến so với tháng 8/2017 gấp 3,49 lần (tức tăng 249,11%), tính chung 8 tháng 2018
đạt 1,42 triệu USD tăng 82,52% so với cùng kỳ. Ngoài ra, nhập từ thị trường Hàn Quốc cũng tăng mạnh 72,25% tuy chỉ đạt 3,7 triệu USD. Ở chiều ngược lại, nhập từ thị trường Singapre giảm mạnh 76,36% tương ứng với 879,3 nghìn USD.
Với hệ sinh thái phong phú, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng lớn về việc nuôi dưỡng và phát triển các cây thuốc quý. Theo thống kê của Viện Dược liệu, đến nay Việt Nam đã ghi nhận trên 5.000 loài thực vật và nấm, 408 loài động vật và 75 loại khoáng vật có công dụng làm thuốc. Trong số những loài đã công bố, có nhiều loài được xếp vào loại quý hiếm trên thế giới như: sâm Ngọc Linh, Tam thất hoang, Bách hợp, Thông đỏ… trong đó, sâm Ngọc Linh (hay sâm Việt Nam) là một trong những loại sâm có hàm lượng saponin nhiều nhất, cao hơn cả những loại sâm quý được nghiên cứu sử dụng lâu đời trên thế giới như sâm Triều Tiên, sâm Trung Quốc.
Sau gần 30 năm thực hiện, công tác bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn cây thuốc đã đạt những kết quả nhất định. Đến nay, ngành y tế đã duy trì mạng lưới bảo tồn nguồn gen tại 7 vùng sinh thái gồm: vùng Đồng bằng Sông Hồng (Hà Nội), vùng