Phân tích môi trường kinh doanh của công ty TNHH sinh dược phẩm Hera

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hoạt động tạo nguồn và thu mua nguyên vật liệu đầu vào tại công ty tnhh sinh dược phẩm hera (Trang 68)

6. Nội dung đề tài

2.3.1. Phân tích môi trường kinh doanh của công ty TNHH sinh dược phẩm Hera

2.3.1.1.Môi trường vĩ mô

Tác động của môi trường vĩ mô:

 Tác động chung đến doanh nghiệp trong ngành

 Tạo cơ hội hay nguy cơ cho doanh nghiệp

 Doanh nghiệp không thể hoặc ít thay đổi được môi trường vĩ mô

 Mức độ ảnh hưởng khác này tùy thuộc vào loại hình quy mô doanh nghiệp

Môi trường kinh tế

Trong nhóm lực lượng kinh tế, doanh nghiệp chịu ảnh hưởng các yếu tố như: cán cân thương mại, đầu tư nước ngoài, định hướng thị trường, hệ thống tiền tệ, phối hợp thu nhập và sức mua, lạm phát, sức mua kinh tế, cơ sơ hạ tầng, tài nguyên thiên nhiên,…

Để đảm bảo thành công trước các biến động về kinh tế, các nhà quản trị doanh nghiệp phải theo dõi, phân tích, biến động từng biến động để đưa ra giải pháp, chính sách kịp thời, phù hợp với từng thời điểm cụ thể nhằm tận dụng, khai thác các cơ hội, giảm thiểu nguy cơ rủi ro. Khi phân tích, dự báo sự biến động của các yếu tố kinh tế, để đưa ra nhận định đúng, doanh nghiệp cần phân tích làm rõ các nhận định thật chính xác để đưa ra nhận định đúng nhất.

Dược là một trong những ngành công nghiệp ít chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nhất kinh tế Việt Nam những năm qua tăng trưởng đều và ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành kinh tế phát triển. Nhưng cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt các ngành công nghiệp chế biến xuất nhập khẩu, tài chính, ngân hàng, bất động sản. Lạm phát cao làm cho người dân thận trọng hơn trong đầu tư và tiêu dùng. Điều này khiến cho các ngành công nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn. So với các ngành khác thì được là một trong những ngành chịu ít ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nhất, vì đây là một mặt hàng thiết yếu đối với người dân.

Môi trường chính trịvà pháp luật

Môi trường kinh tế, xã hội, an ninh ổn định tạo điều kiện tốt cho hoạt động kinh doanh của ngành dược nói riêng.Chính phủ ban hành nhiều văn bản pháp lý cho ngành dược, bao gồm các vấn đề liên quan như chính sách nhà nước về lĩnh vực ngành dược.

Đối với doanh nghiệp sản xuất dược phẩm trong nước và cả trong thế giới. Bị giám sát chặt chẽ bởi pháp luật và bộ y tế. Mọi hoạt động sản xuất phải đảm bảo chất

lượng và bị kiểm tra thường xuyên. Vì đây là sản phẩm ảnh hưởng quan trọng đến sức khỏe và được chính phủ bảo hộ.

Môi trường văn hóa xã hội

Dân số tỷ lệ phát triển: dân số đông, khoảng 88 triệu người và hơn 90% đang ở độ tuổi lao động. Mức sống ngày càng naag cao và sức khỏe được mọi người quan tâm nhiều hơn.

Thói quen sử dụng hàng hóa hàng ngày của người tiêu dùng: mọi người thường dùng thuốc không cần đến bác sĩ, khi họ gặp vấn đề về sức khỏe các bệnh nhẹ họ thường đến các quầy thuốc để mua. Ngày nay, khi mọi người chú trọng vấn đề sức khỏe hơn họ thường sử dụng nhiều các thuốc bổ sung chức năng để cung cấp các chất tăng cường sức khỏe hơn.

Môi trường tựnhiên

Nước ta đang nằm trong vành đai xích đạo với nhiệt độ cao và độ lớn thuận lợi cho thực vật phát triển đa dạng chủng loại. Theo thống kê của năm 2010 Việt Nam có loài thực vật và nấm cung cấp một nguồn dược liệu khá dồi dào cho ngành dược trong tương lai.

Với sự phát triển nhanh của nền kinh tế trong nước và thế giới, đặc biệt là sự phát triển công nghiệp. Con người đã thải vào môi trường một khối lượng lớn các chất thải khác nhau như: chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy và xí nghiệp làm cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng. Theo thống kê, hằng năm riêng đồng bằng sông Cửu Long đã thải vào môi trường một khối lượng chất thải rắn sinh hoạt khoảng 606.000 tấn/ năm, nước thải sinh hoạt lớn, chất thải công nghiệp gần 47,2 triệu tấn/ năm, rác thải y tế gần 4.000 tấn/ năm. Ngoài ra, theo số liệu của trạm không khí tự động đặt tại Đại học xây dựng Hà Nội năm 2002 nồng độ bụi PM10 trung bình năm ở Việt Nam cao 2,5 đến 3,5 lần tiêu chuẩn quốc tế. Hiện trạng trên cùng với tình trạng biến đổi khi hậu trên thế giới trong tương lai sẽ trở thành hiểm họa đối với đời sống và sức khỏe của con người và gây nên nhiều bệnh hô hấp, tim mạch, tiêu hóa,.. và ngày càng trầm trọng hơn. Điều đó là cơ sở để phát triển ngành Dược trong tương lai.

Môi trường công nghệ

- Công nghệ là yếu tố hết sức quan trọng trong ngành dược nói chung và công ty sinh dược phẩm Hera nói riêng. Đối với các doanh nghiệp trong nước họ tập trung khoảng 15%-20% vào nghiên cứu và phát triển nhưng với công ty sinh dược phẩm Hera. Công ty đi theo hướng nguồn vốn tập trung 50% vào nghiên cứu và mua lại các công thức sản xuất dược phẩm trên thế giới để về nghiên cứu và phát triển lên thành sản phẩm.

- Các thiết bị máy móc trang bị cho kỹ thuật sản xuất cũng được nhập từ nước ngoài và công ty luôn tạo mối quan hệ thân thiết với đối tác, thường xuyên trao đổi làm việc với kỹ sư nước ngoài và mời họ về làm việc thường xuyên để các nhân viên kỹ thuật cơ điện ở công ty học hỏi thêm kinh nghiệm.

2.3.1.2.Môi trường vi mô

Nguy cơ xâm nhập của các nhà cạnh tranh tiềm ẩn

- Để gia nhập ngành sản xuất dược phẩm là một vấn đề thật sự khó khăn vì cần vốn đều tư rất lớn để đầu từ các nhà xưởng, mọi dây duyền sản xuất thuốc đều phải nhập từ nước ngoài.

Các đối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngành

- Dù đang trên đà cố gắng giúp công ty phát triển lớn mạnh nhung công ty dược phẩm Hera vẫn còn tuổi đời còn nhỏ với với các đối thủ cạnh tranh trong nước. Đây là top 10 công ty dược đứng đầu của Việt Nam

- Trên thị trường Việt Nam để các doanh nghiệp nhảy vào sản xuất dược liệu so với các ngành nghề khác thì giành dược chỉ có 180 doanh nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất. Đối với công ty sinh dược phẩm Hera vẫn đang còn nhiều khó khăn nhưng mục tiêu chính của công ty là nghiên cứu ra các sản phẩm tốt nhất cho người tiêu dùng. Công ty Hera là một trong ít doanh nghiệp có đầu tư vào sản xuất thuốc ung thư. Để sản xuất thuốc ung thư thì phải có 1 dây chuyền riêng biệt với hệ thống đầu tư hiện đại.

Áp lực từ sản phẩm thay thế

- Hiện tại, người tiêu dùng quan tâm nhiều đến thực phẩm chức năng như canxi, các loại vitamin A, B, E… mà quên mất đi việc cung cấp các thành phần dinh dưỡng này thông qua các sản phẩm thức ăn và đồ uống. Chính vì vậy việc cạnh tranh chỉ mới diễn ra chủ yếu giữa các đối thủ trong ngành. Các doanh nghiệp nhận ra được con đường triển vọng đó nên đã tích cực đầu tư công nghệ tạo ra sản phẩm mới. Sự xuất hiện ngày càng nhiều của các sản phẩm thay thế sẽ làm gia tăng sức cạnh tranh trong ngành dẫn đến tăng cường độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành và các doanh có liên quan.

Áp lực từ phía khách hàng

Nhu cầu lớn: Dược phẩm là sản phẩm chuyên biệt và không có khả năng thay thế nên người tiêu dùng thường ở thế bị động. Bên cạnh đó, nhu cầu về dược phẩm của khách hàng ngày càng tăng do nhận thứ về sức khỏe và sự xuất hiện ngày càng nhiều dịch bệnh dịch bệnh gây hại.

Hiểu biết về sản phẩm: Phần lớn khách hàng chưa có thói quen tìm hiểu và nắm bắt những thông tin về dược phẩm. Do đó mỗi khi bị mặc bệnh, bệnh lệ thuộc hoàn toàn vào đơn thuốc của bác sĩ hoặc sự hướng dẫn của các dược sĩ tại quầy thuốc.

Thương lượng giá: Do chính sách giá thuốc hiện không có nhiều rào cản và ít bị hạn chế nên giá thuốc mỗi nơi đều khách nhau. Khách hàng khi mua thuốc hầu hết họ cũng không mặc cả về giá. Ngoài ra, các doanh nghiệp đang gia tăng doanh thu bằng cách trả hoa hồng cho các bác sĩ ở bệnh viện, phòng khám nếu họ kê thuốc qua đơn (với giá hoa hồng cho bác sĩ là từ 10-30% trên tổng giá trị dược phẩm)

Do đó tất cả cho thấy quyền thương lượng của khách hàng là thấp. Doanh nghiệp ít có áp lực từ khách hàng

Áp lực từ nhà cung ứng

Không hoành tráng như dược Hậu Giang hay Traphaco, nhưng Hera lại vẫn đang làm tốt hoạt động nhậ khẩu nguyên liệu từ ngoài về để sản xuất. Theo thống kê, hiện nay 90% nguyên vật liệu sản xuất thuốc đều phải nhập khẩu . dù vậy đây cũng đang là một trong những áp lực cho phía công ty khi chi phí cho tìm kiếm và chuyển đổi nhà cung ứng là rất lớn gây sức ép cho các công ty khi chuyển từ nhà cung cấp này sang nhà cung cấp khác.

2.3.2. Thị trường khách hàng và thị trường nguồn cung của công ty TNHH sinhdược phẩm Hera dược phẩm Hera

2.3.2.1. Thị trường khách hàng

Công ty Hera phân phối tập trung ở 2 miền Nam, Bắc vì có 2 chi nhánh đã hoạt động hơn 20 năm ở Hà Nội và Hồ Chí Minh. 2 công ty này chủ yếu tập trung vào mãng kinh doanh và phân phối sản phẩm ra thị trường. Cả 2 công ty vừa nhập hàng từ nhà sản xuất khác và chủ yếu nhập hàng từ công ty Hera. Vì đặc điểm của ngành dược có 2 cách phân phối ra thị trường đó là đấu thầu và phân phối ra các quầy thuốc. Đến 1/2018 công ty chính thức có ủy quyền tiếp thị và đưa sản phẩm ra thị trường vào năm 2018 công ty đã ký kết hợp đồng thêm với 2 công ty: đó là Công ty TNHH Thương Mại Dược Phẩm Vạn Xuân, công ty TNHH Đắc Hà, ngoài ra công ty đăng kí tham gia vào đấu thầu quốc gia ở các bệnh viện trên cả nước, tìm đến các nhà thuốc và công ty thương mại phân phối thuốc,…

Hợp đồng bán hàng mà công ty đã thực hiện trong năm 2018 đối với 2 đối tác mới

Bảng 1.4: Hợp đồng bán hàng của công ty Hera năm 2018

(Đơn vị: viên)

Ngày ký Số hợp đồng bán Tên khách hàng Ngày ký Số lượng

15/3/2018 01/2018/HĐKT/HERA-VX

Công ty TNHH Thương Mại Dược Phẩm Vạn Xuân

15/3/2018 5,480,000,000

3/4/2018 02/2018/HĐKT/HERA-VX

Công ty TNHH Thương Mại Dược Phẩm Vạn Xuân

3/4/2018 5,480,000,000

3/4/2018 03/2018/HĐKT/HERA-VX

Công ty TNHH Thương Mại Dược Phẩm Vạn Xuân

3/4/2018 6,000,000,000

3/4/2018 04/2018/HĐKT/HERA-VX

Công ty TNHH Thương Mại Dược Phẩm Vạn Xuân

3/4/2018 3,000,000,000

15/5/2018 06/2018/HĐKT/HERA-ĐH (01) CÔNG TY TNHH Đắc Hà 15/5/2018 4,000,000,000

(Nguồn: Phòng kếtoán– công ty sinh dược phẩm Hera)

2.3.2.2. Phân tích thị trường nguồn cung

Dược liệu luôn đóng vai trò quan trọng trong ngành y tế Việt Nam, góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân; cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp dược để sản xuất thuốc, thực phẩm chức năng, chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền… Thế nhưng, hiện nay ngành dược liệu trong nước còn nhiều khó khăn, bất cập, cần các giải pháp đồng bộ mới có thể cải thiện được tình trạng "nhập siêu" như hiện nay.

Công ty sinh dược phẩm Hera luôn tìm kiếm nhà cung ứng ổn định với giá cả phù hợp và đặc biệt yếu tố quan trọng nhất là chất lượng. Công ty Hera ưu tiên tận dụng các nhà cung ứng nguyên liệu trong nước dù nguồn nguyên liệu khan hiếm nhưng công ty cũng hợp tác với các công ty nhập nguyên liệu về để bán lại cho công ty sản xuất hoặc là nhập nguyên liệu từ công ty nước ngoài những vẫn có đại diện từ Việt Nam để dễ dàng trao đổi và mua hàng giảm thiểu chi phí hơn.

2.3.3. Chí phí sản xuất sản phẩm của công ty Hera qua 3 năm 2017-2019

Chi phí sản xuất sản phẩm của công ty bao gồm các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CP NVL TT), chi phí nhân công trực tiếp ( CP NC TT), chi phí sản xuất chung. Sau đây là bản thống kê hình thành thành phần giá vốn sản phẩm trong 3 năm 2017-2019

Bảng 1.5: Chi phí sản xuất sản phẩm của côg ty Hera qua 3 năm 2017-2019

(Đơn vị: Triệu đồng)

Chỉtiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2018/2017 Năm 2019/2018

+/- % +/- % CP NVL TT 28,300.00 30,126.00 41,562.00 1,826.00 6.45 11,436.00 37.96 CP NC TT 23,191.00 24,156.00 30,536.00 965.00 4.16 6,380.00 26.4

CP SXC 7,523.00 7,965.00 8,205.00 442.00 5.88 240.00 3.01 Giá vốn sản phẩm 59,014.00 62,247.00 80,303.00 3,233.00 5.58 18,056.00 29.01

(Nguồn: phòng kếtoán–công ty sinhdược phẩm Hera)

Nhìn vào bảng ta thấy chi phí mua nguyên vật liệu trực tiếp tham gia vào sản xuất qua từng năm tăng. Cụ thể năm 2018 tăng 6.45% so với năm 2017 và năm 2019 tiếp tục tăng cao 37.96% so với năm 2018. Nguyên nhân chi phí mua nguyên liệu tăng một phần do số lượng mua nguyên liệu tăng, mặc khác qua các năm giá mua nguyên liệu cũng tăng lên.

Ngoài chi phí mua nguyên liệu trực tiếp tăng thì mọi chị phí như: chi phí nhân công và chi phí sản xuất cũng tăng đáng kể qua từng năm. Điều này làm cho giá vốn sản phẩm năm 2018 tăng 5.58% so với năm 2017 và năm 2019 tăng 29.01% so với năm 2018.

2.3.4. Tình hình sản xuất sản phẩm trong 3 năm 2017 –2019

Công ty sinh dược phẩm Hera chủ yếu tập trung vào nghiên cứu và sản xuất dược phẩm bán ra thị trường. Số lượng sản phẩm mà công ty đã sản xuất qua 3 năm 2017 đến 2019 qua bảng số liệu sau:

Bảng 1.6: Tình hình sản xuất sản phẩm trong 3 năm 2017 - 2019

(Đơn vị: triệu viên)

Chỉtiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Năm 2018/2017 Năm 2019/2018

+/- % +/- % S/P Sản xuất 175,235.00 210,546.00 301,256.00 3,531.10 20.15 9,071.00 43.08

S/P Bán ra 175,230.00 210,540.00 301,256.00 3,531.00 20.15 9,071.60 43.09 S/P bịhủy 5.00 6.00 4.00 1.00 20 -2.00 -33.33

(Nguồn: phòng kếtoán– công ty sinh dược phẩm Hera)

Sau khi được ủy quyền đưa sản phẩm ra thị trường thì lượng sản phẩm xuất ra đã có sự gia tăng so với năm 2017 thì năm 2018 đã tăng 20.15% sản phẩm đã được sản xuất và năm 2019 cũng tăng 43.08% so với năm 2018. Mặc khác số lượng hàng bị hủy có phần biến động đáng kể năm 2018 lượng sản phẩm bị hủy tăng 20% so với năm 2017 nhưng năm 2019 thì lại giảm 33.33% so với năm 2018 mặc dù lượng sản phẩm sản xuất ra cao hơn nhiều. Điều này chứng tỏ qua từng năm công ty đã kiểm soát tốt trong khâu sản xuất, trình độ tay nghề của nhân công trực tiếp tham gia vào sản xuất cũng đã có cải thiện đang kể.

2.3.5. Phân loại nguồn hàng công ty Hera cần nhập vào

Có 2 nguồn nguyên vật liệu mà công ty cần nhập vào:

- Các thiết bị cơ sở vật chất như: thiết bị máy móc trong sản xuất, thiết bị máy móc trong các phòng ban, các văn phòng phẩm,…

- Nguyên liệu cần nhập vào để sản xuất thuốc là thành phần tham gia vào cấu tạo của thuốc bao gồm: dược chất, dược liệu, tá dược và vỏ nang

Dược chất (còn gọi là hoạt chất) là chất hoặc hỗn hợp các chất dùng để sản xuất thuốc, có tác dụng dược lý hoặc có tác dụng trực tiếp trong phòng bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa bệnh, Điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, Điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người.

Dược liệu là nguyên liệu làm thuốc có nguồn gốc tự nhiên từ thực vật, động vật, khoáng vật và đạt tiêu chuẩn làm thuốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hoạt động tạo nguồn và thu mua nguyên vật liệu đầu vào tại công ty tnhh sinh dược phẩm hera (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)