Tình hình sản xuất và tiêu thụ dược phẩm trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hoạt động tạo nguồn và thu mua nguyên vật liệu đầu vào tại công ty tnhh sinh dược phẩm hera (Trang 43 - 45)

6. Nội dung đề tài

1.2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dược phẩm trên thế giới

Ngành dược thế giới bắt đầu phát triển từ những năm 20 của thế kỷ trước. Thụy Sĩ, Đức và Ý là những nước đầu tiên phát triển công nghiệp dược, tiếp sau đó là Anh, Mỹ, Bỉ, Hà Lan,…Qua nhiều thập kỷ phát triển, môi trường sản xuất và kinh doanh dược phẩm có nhiều thay đổi, hoạt động mua bán sáp nhập trên quy mô toàn cầu làm một số tập đoàn dược phẩm khổng lồ thống trị thị trường dược thế giới và kiểm soát nền công nghiệp dược toàn cầu.

Những năm gần đây, dân số thế giới tăng nhanh, nhất là lứa tuổi trên 60, cùng môi trường sống đang ngày càng bị ô nhiễm nặng đã thúc đẩy sự gia tăng nhu cầu về dược phẩm trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng và tác động mạnh tới tổng giá trị tiêu thụ thuốc trên toàn thế giới. Hiện nay có tới 50% tổng chi tiêu cho thuốc toàn cầu dành để điều trị 5 nhóm bệnh chính đó là: tiểu đường, ung thư, hen suyễn hô hấp, kiểm soát mỡ máu, hệ miễn dịch.

Doanh số bán thuốc theo toa trên thế giới năm 2016 đạt 768 tỷ USD tăng 3,6% so với năm 2015. Doanh số bán thuốc theo toa sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong 5

năm tới với mức tăng trưởng hàng năm kép (CAGR) là 6,5%. Trong đó, 32% doanh số bán hàng tăng đến từ các loại Orphan drug (+95 tỷ USD). Doanh số bán thuốc theo toa trên thế giới giai đoạn 2008- 2016 liên tục tăng và đạt 768 tỷ USD năm 2016. Dự tính tốc độ tăng trưởng kép giai đoạn 2017- 2022 khoảng 6,5% và doanh số năm 2022 đạt 1.059,7 tỷ USD

Tuy nhiên, hiện tại khi mà ngành dược tại các các thị trường đã phát triển (chiếm tỷ trọng lớn hơn 63%) như Nhật Bản, Mỹ, các nước châu Âu đã có sự chững lại khiến cho ngành dược phẩm toàn cầu không còn tăng trưởng mạnh như trước và bước dần vào giai đoạn bão hòa, tăng trưởng bình quân năm 4%- 7%. Động lực tăng trưởng chủ yếu đến từ nhóm 22 nước pharmerging cho dù nhóm này chỉ chiếm khoảng 24% tỷ trọng với mức tăng trưởng bình quân hàng năm trên 8%. Những năm gần đây, hoạt động mua bán sát nhập giữa các tập đoàn dược phẩm trên toàn cầu diễn ra mạnh mẽ cũng phần nào giúp cho ngành dược toàn cầu duy trì được sự tăng trưởng.

Thị trường dược phẩm toàn cầu dự kiến sẽ vượt qua 1,5 nghìn tỷ đô la vào năm 2023. Từ mức 1,2 nghìn đô la năm 2018. Với tốc độ tăng trưởng hàng năm 3-6%. Cạnh tranh về sinh học dự kiến tăng gấp ba lần, đặc biệt là khi tỷ lệ chi tiêu của thuốc sẽ đạt 50% vào năm 2023. Những dự báo này được minh họa bởi viện khoa học dữ liệu con người IQVIA gần đây về việc sử dụng thuốc toàn cầu 2019 và Outlook đến 2023.

Các thị trường mỹ dự kiến sẽ phát triển nhanh hơn (4-7%) so với nước châu Âu ( 1-4%) và Nhật Bản, các nước mới nổi cũng đóng góp một phần rất quan trọng (5-8%). Trong số nhưng sản phẩm này, thị trường Trung Quốc sẽ đạt giá trị 140USD-170 tỷ USD, ngay cả khi tăng trưởng của no đang giảm xuống còn 3-6%. Thổ Nhỹ Kỳ, Ai Cập và Pakistan dự kiến sẽ có sự tăng trưởng lớn nhất trong 5 năm tới, trong khi Trung Quốc, Brazil và Ấn Độ duy trì bơi mức chi tiêu thuốc đang lơn hơn.

Sự ra mắt của các sản phẩm dược phẩm mới, sáng tạo sẽ là động lực chính cho thị trường dược phẩm phát triển, cùng với việc cải thiện khả năng tiếp cận cho những sản phẩm mới nổi. Thuốc sinh học đóng vai trò ngày càng quan trọng đặc biệt là ở Mỹ, trong khi ở Châu Âu đang bị chi phối bởi các chính sách nhằm kiềm chế chi phí cho các hệ thống chăm sóc sức khỏe. Giá cả vẫn là một vấn đề nóng trong cuộc tranh luận đang diễn ra ở Mỹ và nó phải chịu những động thái phức tạp liên quan đến các giai

đoạn đàm phán khác nhau giữa các nhà sản xuất, nhà nước và tư nhân. Các sản phẩm thuốc tân tiến đang được tung ra với giá trị cao kể từ nhiều năm. Theo báo cáo, việc cạnh tranh về giá, giảm giá và giảm số lượng các phương pháp đột phá so với năm năm trước có thể giúp giảm giá như vậy. Áp lực cũng được thực hiện ở Mỹ để giảm giá niêm yết đối với các loại thuốc có nhãn hiệu đã thành lập giá cho các nhà sản xuất tăng khoảng 1.5% trong năm 2018 và dự kiến sẽ tăng 0-3% trong vòng 5 năm tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hoạt động tạo nguồn và thu mua nguyên vật liệu đầu vào tại công ty tnhh sinh dược phẩm hera (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)