Lợi ích của cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHNoPTNT việt nam chi nhánh huyện iapa – gia lai (Trang 27)

6. Kết cấu của khóa luận

1.3.4. Lợi ích của cho vay tiêu dùng

1.3.4.1. Đối với khách hàng

Cho vay tiêu dùng là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùngdo đó giúp khách hàng đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa tiếp

cận được với vốn rẻ thay vì vay ngoài lãi cao. Do vậy, khách hàng của cho vay tiêu dùng cũng chính là người tiêu dùng, nhờ những khoản cho vay tiêu dùng mà những khó khăn tài chính trước mắt sẽ được giải quyết góp phần nâng cao chất lượng cuộc

sống.

Khi xuất hiện cho vay tiêu dùng, sức mua sắm của người dân sẽ tăng nhanh, do đó mang lại sức mua rất lớn cho thị trường, tuy nhiên sự lựa chọn hàng hoá sẽ trở nên khắt khe hơn, cầu kỳ hơn, kỹ lưỡng hơn, do đó cạnh tranh sẽ trở nên gay gắt hơn dẫn đến nhà sản xuất sẽ phải chú trọng vào chất lượng và luôn sản xuất ra những sản phẩm

tốt hơn nữa để tung ra thị trường, vì vậy người tiêu dùng sẽ được hưởng những dịch vụ

tốt nhất tương ứng với đồng tiền mà mình bỏra.

Mặt khác, việc thỏa mãn trước nhu cầu sẽ thúc đẩy người tiêu dùng phấn đấu để

chi trả cho nhu cầu đó càng sớm càng tốt vì thông thường khi vay ngân hàng để mua

sắm thì chính tài sản đó hoặc giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản sẽ trở thành vật đảm bảo đối với ngân hàng, mà tâm lý chung của nhiều người là không muốn nắm giữ

tài sản mà không phải của mình. Điều này gián tiếp đưa đến việc tăng thu nhập trong tương lai của người tiêu dùng.

Chính vì những lý do trên mà ngày càng nhiều các cá nhân, hộ gia đình tìm đến

ngân hàng với mong muốn ngân hàng sẽ giúp đỡ họ trong việc mua sắm hàng hóa thiết

yếu, những hàng hóa có giá trị cao nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng và nâng cao cuộc

sống của các cá nhân và hộ gia đình. Như vậy, việc ngân hàng thực hiện nghiệpvụ cho

vay tiêu dùng sẽ mang lại cho người tiêu dùng những lợi ích tốt nhất.

1.3.4.2.Đối với ngân hàng

Trước hết, cho vay tiêu dùng giúp hình ảnh của ngân hàng được lan tỏa rộng rãi

đến khách hàng và đem lại nguồn thu lớn cho ngân hàng bởi đặc điểm có số lượng vay

lớn. Tiềm năng sinh lời từ các khách hàng cá nhân là vô hạn vì nhu cầu tiêu dùng của con người luôn luôn tồn tại và ngày càng phát triển.

Bên cạnh đó, cho vay tiêu dùng cũng giúp ngân hàng thu hút thêm khách hàng sử

dụng các hình thức dịch vụ khác, bởi vì thông thường khi cho vay tiêu dùng, ngân

hàng thường có ràng buộc khách hàng phải chuyển tiền hoặc sử dụng trả lương qua tài

khoản tại ngân hàng… Đây cũng là điều kiện giúp ngân hàng mở rộng quan hệ với khách hàng, tăng khả năng huy động các loại tiền gửi từ dân cư, nâng cao năng lực

cạnh tranh và hội nhập với xu thế quốc tế.

Ngoài ra, cho vay tiêu dùng góp phần phân tán rủi ro, tạo điều kiện cho ngân hàng đa dạng hóa hoạt động kinh doanh. Bởi vì nếu chỉ tập trung cho khách hàng doanh nghiệp vay với số vốn cao khi có rủi ro nào đó xuất hiện từ phía khách hàng,

gây khó khăn trong việc thu hồi nợ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của

ngân hàng. Còn với khách hàng vay tiêu dùng với số lượng lớn và số tiền vay ít, khi

một số khách hàng không có khả năng trả nợ thì ít gây ảnh hưởng đến hoạt động của

ngân hàng.

1.3.4.3.Đối với nền kinh tế- xã hội

Cho vay tiêu dùng đóng vai trò như là cầu nối giữa cung và cầu về vốn trong nền

kinh tế bởi nền kinh tế luôn có một số người thừa vốn và một số khác thiếu vốn và có nhu cầu vay. Song những chủ thể này không quen biết nhau và cũng có thể không tin

tưởng nhau nên tiền vẫn chưa được lưu thông. Với vai trò trung gian của mình, nhận tiền từ người muốn cho vay, trảlãi cho họ và đem số tiềnấy cho người có nhu cầu vay vay.

Thông qua hoạt động cho vay tiêu dùng, các ngân hàng cho vay đã góp phần hạn

chế cho vay nặng lãi, đẩy lùi tín dụng đen, kích cầu trong nền kinh tế, tạo yếu tố kích

thích sản xuất phát triển, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng khả năng cạnh tranh của

hàng hóa trong nước, từ đó hỗ trợ Nhà nước trong việc đạt được các mục tiêu xã hội như xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, giải quyết công ăn việc làm, tăng

thu nhập, giảm tệ nạn xã hội, nâng cao mức sống cho người dân. Ngoài ra cho vay tiêu dùng còn kích thích tiêu dùng trong xã hội qua đó làm tăng sản lượng và tạo thêm cơ

hội việc là, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của quốc gia.

1.4. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng

1.4.1. Chỉ tiêu dư nợ cho vay tiêu dùng

Dư nợcho vay tiêu dùng là sốtiền mà khách hàng vay đang còn nợ chưa trả tại 1 thời điểm, hay nói cách khác, dư nợ cho vay là số tiền đã phát cho khách hàng vay

nhưng chưa thu hồi. Dư nợ cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ là một chỉ tiêu quan trọng và cơ bản nhất để đánh giá mức độphát triển trong hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Chỉ tiêu này bao gồm: dư nợcho vay tiêu dùng, tỷtrọng dư nợcho vay tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay tiêu dùng.

a. Tỷtrọng dư nợ cho vay tiêu dùng

Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng = ư ợ ổ ư ợ

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết dư nợ CVTD chiếm bao nhiêu phần trăm trong

tổng dư nợ. Tỷ trọng càng cao chứng tỏ hoạt động CVTD đang được chú trọng phát triển tại ngân hàng, thể hiện uy tín của ngân hàng và là hoạt động chính đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Nếu tỷtrọng thấp, chứng tỏ quy mô tín dụng tiêu dùng còn hạn chế.

b. Tỷlệ tăng trưởng dư nợcho vay tiêu dùng

Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ CVTD

= ư ợ ă ư ợ ă ( )

ư ợ ă ( ) %

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ gia tăng dư nợ CVTD qua các năm. Chỉ tiêu này tăng cho thấy hoạt động CVTD đang được mởrộng và ngược lại, nếu chỉ tiêu này giảm thì hoạt động cho vay tiêu dùng đang bịthu hẹp.

1.4.2. Doanh số cho vay tiêu dùng

Doanh sốcho vay là chỉtiêu phản ánh tất cảcác khoản tín dụng mà ngân hàng đã phát ra cho vay trong một khoảng thời gian nào đó (thường xác định theo tháng, quý,

năm), không kể món vay đó đã thu hồi về hay chưa. Cũng giống như dư nợ cho vay tiêu dùng, chỉ tiêu này bao gồm: doanh số cho vay tiêu dùng, tỷ trọng doanh số cho vay tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng doanh sốcho vay tiêu dùng.

a. Tỷtrọng doanh sốcho vay tiêu dùng

Tỷ trọng doanh số CVTD = ổ ố ố

Ý nghĩa: Chỉtiêu này cho biết doanh sốCVTD chiếm bao nhiêu phần trăm trong

tổng doanh số cho vay. Tỷ trọng càng cao cho thấy ngân hàng đang tăng trưởng về

doanh sốCVTD.

b. Tỷlệ tăng trưởng doanh sốcho vay tiêu dùng

Tỷ lệ tăng trưởng

doanh số CVTD = ố ă – ố ă ( − )

ố ă ( − ) %

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng doanh số CVTD năm t so với

năm (t-1). Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng càng ổn định và có hiệu quả, nếu ngược lại cho thấy ngân hàng đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và cho thấy kếhoạch tín dụng chưa được hiệu quả.

1.4.3. Doanh số thu nợ và hệ số thu nợ tiêu dùng

1.4.3.1. Doanh sốthu nợtiêu dùng

Doanh số thu nợ là tổng số tiền mà ngân hàng đã thu hồi từ các khoản đã giải ngân trong một khoảng thời gian nhất định. Việc thu nợ được xem là hoạt động quan trọng trong tín dụng góp phần tái đầu tư.

a. Tỷtrọng doanh sốthu nợtiêu dùng

Tỷ trọng doanh số thu nợ tiêu dùng = ổ ố ợ ê ù ố ợ

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết doanh số thu nợ cho vay tiêu dùng chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng doanh số thu nợ. Tỷtrọng doanh số thu nợ tiêu dùng cao chứng tỏsốtiền mà ngân hàng thu hồi chủyếu đến từcác khoản cho vay tiêu dùng và

ngược lại.

b. Tỷlệ tăng trưởng doanh sốthu nợ(DSTN) tiêu dùng

Tỷ lệ tăng trưởng doanh số thu nợ

CVTD = ă ă ( ă ( ) ) %

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng doanh số thu nợ qua các

năm để đánh giá khả năng thu hồi nợcủa ngân hàng.

1.4.3.2. Hệsốthu nợcho vay tiêu dùng

Hệ số thu nợ CVTD = ố ợ ố

Ý nghĩa: Hệ sốthu nợ phản ánh công tác quản lý và thu hồi nợ tại ngân hàng, nó cho biết trong một thời kỳ nào đó, với doanh sốcho vay nhất định thì ngân hàng sẽthu về bao nhiêu đồng vốn.

1.4.4. Chỉ tiêu phản ánh nợ quá hạn cho vay tiêu dùng

Theo quy định tại Khoản 6 Điều 3 thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày

21/01/2013 quy định: “Khoản nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn.”[12]

Những khoản nợ trước khi chuyển nợ quá hạn thường được ngân hàng trao đổi, bàn bạc với khách hàng vềnguồn trảnợ. Trường hợp khách hàng có khả năng trả được nợ nhưng tạm thời chưa có nguồn thu trảnợ ngân hàng, ngân hàng luôn chấp nhận gia hạn nợ đối với khách hàng đến thời hạn khách hàng có nguồn thu. Nếu khách hàng không còn có khả năng tạo nguồn thu trả nợ ngân hàng, tình hình sản xuất kinh doanh

đã rất khó khăn, mất khả năng thanh toán, ngân hàng buộc phải chuyển sang nợ khó

đòi và khiđó sẽ làm rủi ro tín dụng càng tăng mạnh hơn.

Tỷ lệ nợ quá hạn CVTD = ợ á ạ

ổ ư ợ %

Ý nghĩa: Tỷ lệ nợ quá hạn được sử dụng để đánh giá chất lượng tín dụng của NHTM. Tỷlệnợ quá hạn cao thểhiện việc kinh doanh của ngân hàng chưa được hiệu quả, chất lượng tín dụng chưa được tốt và ngược lại.

1.4.5. Chỉ tiêu phản ánh nợ xấu cho vay tiêu dùng

Theo Khoản 1 Điều 10 Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 và

Thông tư số 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của

Thông tư số02/2013/TT-NHNN, phân loại nợthành 05 nhóm như sau[12], [13]: a. Nhóm 1 (nợ đủtiêu chuẩn) bao gồm:

(i) Nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi

đúng hạn;

(ii) Nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ

gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn;

(iii) Nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại khoản 2 Điều này. b. Nhóm 2 (nợcần chú ý) bao gồm:

(i) Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; (ii) Nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu;

(iii) Nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều

này.

c. Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

(i) Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; (ii) Nợ gia hạn nợ lần đầu;

(iii) Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ

theo hợp đồng tín dụng;

(iv) Nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi:

- Khoản nợ vi phạm quy định các các khoản 1, 3, 4, 5, 6 Điều 128 Luật các tổ

chức tín dụng;

- Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 127 Luật các tổ chức

tín dụng;

- Khoản nợ vi phạm quy định tại cáckhoản 1, 2, 5 Điều 128 Luật các tổ chức

tín dụng;

(v) Nợ trong thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra

(vi) Nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điềunày.

(vii) Nợ phải phân loại vào nhóm 3 theo quy định tạikhoản 11 Điều 9 Thông tư

này.

d. Nhóm 4 (nợ nghi ngờ) bao gồm:

(i) Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;

(ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

(iii) Nợ cơ cấu lại thờihạn trả nợ lần thứ hai;

(iv) Khoản nợ quy định tại điểm c(iv) khoản 1 Điều này chưa thu hồiđược trong

thời gian từ 30 ngày đến 60 ngày kểtừ ngày có quyết định thu hồi;

(v) Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;

(vi) Nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

(vii) Nợ phải phân loạivào nhóm 4 theo quy định tại khoản 11 Điều 9 Thông tư

này.

đ. Nhóm 5 (nợcó khả năng mất vốn) bao gồm:

(i) Nợquá hạntrên 360 ngày;

(ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả

nợ được cơ cấu lại lần đầu;

(iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ

cấu lại lần thứ hai;

(iv) Nợ cơ cấu lại thời hạn trảnợlần thứba trở lên, kểcả chưa bịquá hạn hoặc đã quá hạn;

(v) Khoản nợ quyđịnh tại điểm c(iv) khoản 1 Điều này chưa thu hồi được trong thời gian trên 60 ngày kểtừngày có quyết định thu hồi;

(vi) Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra trên 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;

(vii) Nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước công bố đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị phong tỏa vốn và tài sản;

(viii) Nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 3 Điều này.

(ix) Nợ phải phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 11 Điều 9 Thông tư

này.

Theo đó, nợxấu là nợthuộc các nhóm 3, 4 và 5. Tỷlệnợxấu CVTD được xác định theo công thức:

Tỷ lệ nợ xấu CVTD = ợ ấ

ổ ư ợ x100%

Ý nghĩa: Cùng với tỷlệnợ quá hạn, tỷlệnợ xấu cũng được sửdụng để đánh giá

chất lượng tín dụng của NHTM. Tỷlệnợxấu cao thểhiện sựgiảm sút thu nhậpởhiện tại do các khoản dư nợ này không còn mang lại lợi nhuận hoặc lợi nhuận mang lại

không đáng kể.

1.4.6. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn

1.4.6.1. Hệsốsửdụng vốn

Hệ số sử dụng vốn = ư ợ ổ ố độ

Ý nghĩa: Đây là chỉ tiêu phản ánh tương quan giữa nguồn vốn huyđộng và dư nợ

CVTD. Chỉtiêu này còn cho biết vốn huy động có đủ đảm bảo cho hoạt động cho vay tiêu của ngân hàng không.

Nếu hệsốsửdụng vốn <1: Lượng vốn huy động dồi dào, đảm bảo cho hoạt động cho vay ngoài ra có thểsửdụng cho hoạt động khác.

Nếu hệ số sửdụng vốn >1: Vốn huy động ít, không đủ cho vay, ngân hàng phải bổsung bằng nguồn vốn khác.

Nếu hệ số sửdụng vốn =1: Vốn huy động được đủ cung ứng cho hoạt động cho vay.

1.4.6.2. Vòng quay vốn CVTD

Vòng quay vốn CVTD = ư ợ ì â ố ợ

Trong đó dư nợbình quân CVTDđược tính bằng công thức:

Dư nợ bình quân CVTD = ư ợ đầ ỳ ư ợ ố ỳ

Ý nghĩa: Vòng quay vốn CVTD phản ánh một đồng vốn của ngân hàng được sử

dụng cho vay mất lần trong một năm. Chỉ tiêu này càng cao cho thấy chính sách tín dụng của ngân hàng thiên về cho vay ngắn hạn và ngược lại, vòng quay vốn CVTD

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHNoPTNT việt nam chi nhánh huyện iapa – gia lai (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)