Dư nợ cho vay và dư nợ CVTD tại chi nhánh Agribank huyện Ia Pa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHNoPTNT việt nam chi nhánh huyện iapa – gia lai (Trang 55)

Đơn vị: triệu đồng.

Chỉ tiêu Năm Năm Năm 2017/2016 2018/2017

2016 2017 2018 +/- % +/- % Tổng dư nợ cho vay 131.993 180.914 201.001 48.921 37,06 20.087 11,10 Dư nợ CVTD 36.779 54.794 65.887 18.015 48,98 11.093 20,24 Tỷ trọng dư nợ CVTD 27,86% 30,29% 32,78%

(Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh Agribank Chi nhánh Huyện Ia Pa - Gia Lai)

Biểu đồ 2.2: Dư nợ cho vay và dư nợ CVTD tại CN giai đoạn 2016 – 2018

Qua bảng 2.3 có thể thấy dư nợ CVTD của chi nhánh đang trên đà tăng trưởng.

Năm 2016 đạt 36.779 triệu đồng. Năm 2017 tăng ởmức tương đối là 48,98% và tuyệt

đối là 18.015 triệu đồng so với năm 2016 và đạt mức 54.794 triệu đồng. Đến năm

2018, mức dư nợ cho vay tiêu dùng đạt 65.887 triệu đồng tăng 20,24% so với năm 2017. Dư nợ cho vay của chi nhánh cũng tăng trong giai đoạn 2016 – 2018 và tăng

mạnh nhất vào năm 2017. Cụ thể, trong năm 2016 dư nợ cho vay đạt 131.993 triệu

đồng, sang năm 2017 dư nợ cho vay đạt tới 180.914 triệu đồng tương ứng tăng ở mức tuyệt đối là 48.921 triệu đồng và ở mức tương đối là 37,06%. Năm 2018, dư nợ cho

vay đạt 201.001 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng 11,10% so với năm 2017.

Năm 2016 dư nợ CVTD là 36.779 triệu đồng, chiếm 27,86% trong tổng dư nợ cho vay của chi nhánh. Đến năm 2017, dư nợ CVTD tăng lên 54.794 triệu đồng, chiếm 30,29% trong tổng dư nợ, tăng 2,42% so với tỷtrọng của năm 2016. Tiếp tục đà tăng

trưởng, dư nợ CVTD đạt 65.887 triệu đồng vào năm 2018, chiếm tỷ trọng 32,78% trong tổng dư nợcủa chi nhánh.

Biểu đồ2.2 cho ta thấy cụthể hơn vềtình trạng CVTD, dư nợ CVTD tăng cùng với tốc độ tăng trưởng đều qua các năm cho thấy ngân hàng đang mở rộng CVTD, tỷ trọng của dư nợCVTD trên tổng dư nợcũng chiếm tỷtrọng lớn.

Tóm lại, qua bảng số liệu và biểu đồ trên, có thể thấy hoạt động cho vay nói

chung và cho vay tiêu dùng nói riêng đã có những chuyển biến tích cực, cảmức dư nợ

cho vay và dư nợ cho vay tiêu dùng đề tăng qua các năm.Nguyên nhân của sự gia tăng này là do việc giảm lãi suất cho vay của Ngân hàng Nhà Nước từ 14% về mức 9.5% giữa năm 2018, cùng với chính sách kìm hãm lãi suất khiến cho lãi suất cấp vốn của chi nhánh giảm theo, điều này khiến cho nhiều khách hàng có nhu cầu trước đây

nhưng vì lãi suất cấp vốn chưa thực sự hấp dẫn nên chưa mạnh dạn vay vốn, nay đã

mạnh dạn tiếp cận nguồn vốn phục vụ các mục đích tiêu dùng cũng như sản xuất kinh doanh, kết hợp với việc chi nhánh ban hành những gói sản phẩm cho vay ưu đãi hỗ trợ lãi suất đối với vay tiêu dùng mua/chuyển nhượng bất động sản cũng đã thu hút người dân có nhu cầu mua/chuyển nhượng bất động sản.

2.4.1.2. Dư nợ cho vay tiêu dùng theo hình thức đảm bảo tiền vay

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) +/- % +/- % Dư nợ CVTD 36.779 100 54.794 100 65.887 100% 18.015 48,98 11.093 20,24 CVTD khơng có bảo đảm bằng tài sản 28.501 77,49 39.155 71,46 44.260 67,18% 10.654 37,38 5.105 13,04 - CBCNVC 22.759 61,88 26.113 47,66 29.142 44,23% 3.354 14,74 3.029 11,60

- Hội nông dân 5.742 15,61 13.042 23,80 15.118 22,95% 7.300 127,13 2.076 15,92

CVTD có bảo đảm bằng tài sản

Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng dư nợ CVTD theo hình thức đảm bảo giai đoạn2016 – 2018 2016 – 2018

Về hình thức CVTD khơng có tài sản đảm bảo, qua bảng số liệu 2.4 và biểu đồ 2.3 có thểthấy rằng hình thức cho vay nàytăng dần qua các năm và chiếm tỷtrọng lớn

trong dư nợ cho vay tiêu dùng. Cụ thể, trong năm 2016, dư nợ CVTD khơng có bảo

đảm bằng tài sản là 28.501 triệu đồng chiếm 77,49% trong tổng dư nợ CVTD. Năm 2017, CVTD khơng có đảm bảo bằng tài sản tăng lên 39.155 triệu đồng tương ứng tăng thêm 44.260 triệu đồng so với năm 2016 và chiếm 71,46% trong tổng dư nợ

CVTD. Bước sang năm 2018 đạt giá trị là 44.260 triệu đồng và so với năm 2017 chỉ

tăng thêm 5.105 triệu đồng tương ứng tăng 13,04%. Nguyên nhân của sự gia tăng này

là dotăngsố lượng khách hàng là CBCNVC có mức thu nhậpổn định và tăng dần qua các năm và nhu cầu tiêu dùng của họ cũng tăng lên. Ngoài ra, ngân hàng chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội như hội nông dân, hội phụnữ, hội cựu chiến binh,… mở rộng hình thức cho vay qua tổ nhóm để chuyển tải nguồn vốn tới người dân.

0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% 100.00% Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 77.49% 71.46% 67.18% 22.51% 28.54% 32.82%

CVTD Khơng có bảo đảm bằng tài sản CVTD Có bảo đảm bằng tài sản

Cho vay tiêu dùng khơng có tài sản đảm bo có hai nhóm:

Cho vay tiêu dùng CBCNVC là do đối tượng khách hàng sửdụng sản phẩm cho

vay này thường là cán bộ công nhân viên trong các cơ quan nhà nước, các doanh

nghiệp trên địa bàn. Mà những khách hàng này lại là những người có thu nhập ổn định, ít bị tác động bởi những biến động của nền kinh tế. Đây cũng là những khách

hàng có tài khoản tiền gửi thanh toán mở tại Agribank Chi nhánh huyện Ia Pa - Gia Lai, do đó khi chuyển lương qua tài khoản giao dịch, kế toán sẽ tự động trích từ tài khoản tiền gửi của khách hàng để thu nợ nên hạn chế được rủi ro cho chi nhánh. Mặt khác, so với hình thức cho vay có bảo đảm thì loại hình cho vay này có các điều kiện,

thủ tục đơn giản hơn và cũng phù hợp với điều kiện người tiêu dùng nên khách hàng

ngày càng ưa chuộng hình thức này. Vì vậy mà dư nợ CVTD của đối tượng này đều tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2016 đạt mức 22.759 triệu đồng sang năm 2017 đạt

26.113 triệu đồng, so với năm 2016 tăng thêm 14,74%. Sang đến năm 2018, tiếp tục

tăng so với năm 2017 là 3.029 triệu đồng tương ứng tăng 11,60% đạt mức 29.142 triệu đồng.

- Hội nơng dân: hình thức tín chấp này là nơng dân đa số khơng có tài sản để thế chấp và vay chủ yếu qua tổ vay vốn nên mức vay chỉ đến 50 triệu đồng, nơng dân có thu nhập thấp nên nhu cầu tiêu dùng là nhu cầu cấp thiết như: xây dựng, sửa chữa nhà

ởvà mua sắm những vật dụng thiết yếu. Do đó dư nợ của đối tượng này cũng tăng qua

các năm tuy nhiên vẫn chậm hơn so với đối tượng CBCNVC. Cụthể, năm 2017 dư nợ

CVTD đạt 13.042 triệu đồng tăng tới 7.300 triệu đồng tương ứng tăng 127,13%. Năm 2018 CVTD đạt mức 15.118 triệu đồng tăng 15,92% so với năm 2017.

Vềhình thức CVTD có bảo đảm bằng tài sản: Đang có xu hướng tăng dần, trong

năm 2016 sốtiền cho vay theo hình thức này là 8.278 triệu đồng, sang năm 2017 tăng lên 15.639 triệu đồng tương ứng tăng tuyệt đối ở mức 7.361 triệu đồng và tăng tương

đối 88,92% so với năm 2016. Năm 2018, CVTD khơng có đảm bảo bằng tài sản đạt

giá trị 21.627 triệu đồng tăng thêm 38,29% so với năm 2017. Bởi vì cho vay tiêu dùng

có tài sản đảm bảo thường là những món vay có số tiền lớn từ vài chục triệu đến vài

trăm triệu, phần vay là phần sẽ tích lũy được hoặc chuẩn bị có nguồn thu nhập lớn để trảnợ và đa phần là mua sắm những vật dụng cao cấp hơn như: mua ơtơ con, mua nhà khác có vị trí thuận lợi hơn… cho nên số lượng khách hàng vay ở hình thức này còn nhỏ nhưng với sốtiền vay lớn và nhu cầu vay ngày càng một nhiều nên hình thức này

có xu hướng tăng.

Có thể nói, vì khách hàng vay tiêu dùng của Agribank chi nhánh huyện Ia Pa -

Gia Lai qua 3 năm 2016 – 2018 đa phần là thuộc nhóm khơng có bảo đảm bằng tài

sản, tỷlệ này cao hơn so với hình thức có bảo đảm bằng tài sản. Điều này đã thểhiện

được mục tiêu mà Agribank chi nhánh huyện Ia Pa -Gia Lai đang muốn hướng tới. Đó là hướng đến việc phát triển thị phần cho vay tiêu dùng đối với các cán bộcông nhân viên chức, nhân viên của các trường học và cơ quan, tổ chức kinh tếbằng cách ký kết hợp đồng thanh toán lương qua tài khoản ngân hàng doanh số cho vay tiêu dùng sẽ

được nâng cao và hoạt động vay tiêu dùng được mởrộng và phát triển hơn nữa.

2.4.1.3. Dư nợcho vay tiêu dùng theo thời hạn cho vay

Bảng 2.5: Dư nợ cho vay tiêu dùng phân theo thời hạn cho vay

Đơn vị: triệu đồng.

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Dư nợ CVTD 36.779 100 54.794 100 65.887 100 Ngắn hạn CVTD 19.072 51,86 21.876 39,92 24.627 37,38 Trung hạn và dài hạn CVTD 17.707 48,14 32.918 60,08 41.260 62,62

(Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh Agribank Chi nhánh Huyện Ia Pa - Gia Lai)

Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng dư nợ CVTD theo thời hạn cho vay

Trong cơ cấu cho vay của ngân hàng ta thấy qua bảng 2.5, dư nợ cho vay tiêu dùng ngắn hạn tại chi nhánh tăng dần từ năm 2016 đến năm 2018. Cụthể, năm 2016

dư nợ cho vay tiêu dùng ngắn hạn là 19.072 triệu đồng, trong khi đó con số này đạt

21.876 vào năm 2017 và tiếp tục tăng đến 24.627 triệu đồng vào năm 2018. Xu hướng

của cho vay tiêu dùng trung và dài hạn cũng tăng trong giai đoạn này. Năm 2016 cho vay tiêu dùng trung và dài hạn đạt mức 17.707 triệu đồng và tăng đến mức 32.918 triệu đồng vào năm 2018. Năm 2019 cho vay tiêu dùng trung và dài hạn tiếp tục đạt 41.260 triệu đồng.

Biểu đồ 2.4 cũng cho thấy tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu trung và dài hạn chiếm phần lớn dư nợ cho vay tiêu dùng. Năm 2016, tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn chiếm 48,14% trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng thì sang năm 2017 và 2018, trung và dài hạn luôn chiếm trên 60% trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng. Nguyên nhân là do nhu cầu vay vốn của khách hàng phần lớn là các khoản vay trung hạn dùng để xây dựng nhà ở, nhu cầu tiêu dùng. Cùng với đó là do thu nhập của người dân cịn thấp nên có xu hướng vay vốn dài hạn đểcó thểchia ra nhiều kỳtrảnợ. Tuy tỷtrọng cho vay ngắn

51.86% 39.92% 37.38% 48.14% 60.08% 62.62% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Ngắn hạn CVTD Trung hạn và dài hạn CVTD

hạn thấp hơn nhưng chi nhánh vẫn chú trọng phát triển cho vay ngắn hạn nhằm thu hồi sớm vốn vay, hạn chếnợquá hạn và rủi ro cho ngân hàng.

2.4.2. Doanh số cho vay tiêu dùng

Doanh sốcho vay tiêu dùng là tổng sốtiền mà ngân hàng dã giải ngân dưới hình thức tiền mặt hoặc chuyển khoản trong một thời gian nhất định. Sự tăng trưởng của doanh số cho vay thể hiện quy mơ tín dụng. Trong giai đoạn 2016 – 2018, hoạt động cho vay tiêu dùng đã có những chuyển biến tích cực và được thểhiện qua bảng sốliệu

bên dưới:

Bảng 2.6: Doanh số cho vay tiêu dùng tại chi nhánh giai đoạn 2016 – 2018

Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Tỷ trọng (%) Năm 2017 Tỷ trọng (%) Năm 2018 Tỷ trọng (%) 2017/2016 2018/2017 +/- % +/- % Tổng DSCV 200.526 100 221.212 100 203.758 100 20.686 10,32 -17.454 -7,89 Doanh số CVTD 45.943 22,91 71.315 41,87 85.315 41,87 25.372 55,22 14.000 19,63

(Nguồn: Phòng KHKD Agribank Chi nhánh Huyện Ia Pa - Gia Lai)

Qua bảng số liệu trên ta thấy, doanh số cho vay tiêu dùng tăng đều và chiếm tỷ

trọng lớn trong tổng doanh số cho vay. Năm 2016, doanh số cho vay tiêu dùng đạt 45.943 triệu đồng thì bước qua năm 2017, doanh số cho vay tiêu dùng đạt 71.315 triệu

đồng tương ứng với mức tăng trưởng tương đối là 55,22% và mức tuyệt đối là 25.372

triệu đồng. Năm 2018, doanh số cho vay tiêu dùng tiếp tục tăng và tăng thêm 14.000 triệu đồng tương ứng tăng 19,63% và đạt mức 85.315 triệu đồng. Mặc dù doanh sốcho

vay tiêu dùng đều tăng qua các năm song tổng doanh số cho vay lại tăng ở năm 2017 và giảm trong năm 2018. Cụ thể, năm 2016 tổng doanh số cho vay là 200.526 triệu

đồng sang năm 2017 tăng thêm 20.686 triệu đồng và đạt mức 221.212 triệu đồng. Năm

2018, doanh sốcho vay giảm còn 203.758 triệu đồng tương ứng giảm so với năm 2017

ởmức tương đối là 7,89% và mức tuyệt đối là 17.454 triệu đồng.

Có thể thấy trong giai đoạn 2016 – 2018, doanh số cho vay tiêu dùng tại chi nhánh biến động theo chiều hướng tăng lên mặc dù tổng doanh số cho vay lại có dấu hiệu giảm xuống. Ngun nhân là do tình hình kinh tế trên địa bàn có nhiều biến động, giá của cây nơng nghiệp có xu hướng giảm cùng với ảnh hưởng của thời tiết nắng

nóng kéo dài, nơng sản thu hoạch được mùa mất giá khiến cho người dân ngại vay vốn tiêu dùng vì lo sợ khơng có nguồn để trả nợ, điều này khiến doanh số cho vay giảm xuống. Tuy nhiên doanh số cho vay tiêu dùng vẫn tăng qua các năm vì chủ yếu khách hàng của cho vay tiêudùng là người có thu nhậpổn định, không bị tác động bởi

các yếu tố bên ngoài, điều này cũng cho thấy chất lượng của các sản phẩm cho vay tiêu dùng tại chi nhánh đãđáp ứng được nhu cầu thực tếvà thu hút khách hàng.

2.4.3. Doanh số thu nợ và hệ số thu nợ cho vay tiêu dùng

Bảng 2.7: Doanh số thu nợ và hệ số thu nợ cho vay tiêu dùng tại chi nhánh giai đoạn 2016 – 2018 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 +/- % +/- % Tổng doanh số thu nợ 173.333 172.292 183.671 -1.041 -0,6 11.379 6,6 Doanh số thu nợ tiêu dùng 33.033 53.300 74.222 20.267 61,35 20.922 39,25 Tỷ trọng DSTN tiêu dùng/ tổng DSTN 19,06% 30,94% 40,41%

Doanh số cho vay

tiêu dùng 45.943 71.315 85.315 25.372 55,22 14.000 19,63 Hệ số thu nợ

CVTD (lần) 0,72 0,75 0,87

(Nguồn: Phòng KHKD Agribank Chi nhánh Huyện Ia Pa - Gia Lai)

Theo bảng 2.7, doanh sốthu nợcho vay tiêu dùng của Agribank chi nhánh huyện Ia Pa– Gia Lai tăng dầnqua các năm. Doanh sốthu nợ tiêu dùng năm 2016 đạt 33.033 triệu đồng chiếm tỷtrọng 19,06% so với tổng doanh sốthu nợ . Mặc dù tổng doanh số thu nợ có giảm vào năm 2017 nhưng doanh số thu nợ tiêu dùng vẫn tăng và tăng 61,35% so với năm 2016 và chiếm tỷ trọng 30,94% trong doanh số thu nợ. Nguyên nhân là do các khoản vaytiêu dùng thường có thời hạn ngắn và khoản vay nhỏ, đồng

thời chi nhánh đã kiểm soát tốt được các khoản vay và công tác thu hồi nợ của ngân

hàng được triển khai hiệu quả. Doanh số thu nợ tiêu dùng năm 2018 chiếm tỷ trọng cao nhất là 40,41% trong tổng doanh số thu và đạt 74.222 triệu đồng tăng 39,25% so

với năm 2017. Nhìn chung, hoạt động cho vay tiêu dùng của đơn vị là tốt, khách hàng vay tiêu dùng có nguồn thu nhập ổn định và chủ động hơn trong trả nợ, khoản thu nợ cho vay tiêu dùng chiếm tỷtrọng cao trong tổng doanh sốthu nợtại chi nhánh.

Biểu đồ 2.5: Doanh số thu nợ và hệ số thu nợ CVTD giai đoạn 2016 – 2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHNoPTNT việt nam chi nhánh huyện iapa – gia lai (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)