Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHNoPTNT việt nam chi nhánh huyện iapa – gia lai (Trang 37 - 39)

6. Kết cấu của khóa luận

1.6. Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam, có khá nhiều công trình nghiên cứu, các luận văn tốt nghiệp, các luận văn thạc sĩ, tiến sĩ làm về đề tài cho vay tiêu dùng. Mỗi công trình nghiên cứu xem xétởnhiều hướng khác nhau và đã cóđóng góp tích cực trong việc tìm ra các giải

pháp để hoàn thiện công tác quản lý, phát triển và mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại các ngân hàngởViệt Nam.

Khuất Duy Tuấn (2005) viết về“Đẩy mạnh cho vay tiêu dùng – xu hướng tất yếu của hoạt động ngân hàng trong nền kinh tế thị trường”[18]. Bài viết đã tóm tắt lý thuyết vềcho vay tiêu dùngđồng thời cũng chỉra các khiếm khuyết trong cho vay tiêu dùng của các tổchức tín dụng tại Việt Nam và đưa ra các kiến nghị đểphát triển.

Bài viết của tác giảNguyễn Phương Linh (2009) với đề tài “Để ngành ngân hàng mở rộng cho vay tiêu dùng góp phần ngăn chặn suy giảm kinh tế”[7]. Theo đó để mở

rộng hoạt động cho vay tiêu dùng, tác giả đã nêu ra các vấn đề đặt ra trong cho vay tiêu dùng. Về đối tượng và sản phẩm cho vay, tác giả đã chỉ ra rằng sản phẩm cho vay tiêu dùng của ngân hàng không chỉ được xây dựng trên cơ sởtham khảo các quy chuẩn

của các ngân hàng nước ngoài mà còn phải phù hợp với điều kiện, văn hóa và tập quán của người Việt Nam. Vì vậy ngân hàng cần có đầu tư đúng mức về nghiên cứu thị trường, nhu cầu tiêu dùng và tập quán của nhóm đối tượng muốn hướng tới. Ngoài ra tác giảcòn đề cập đến các vấn đề về công tác tuyên truyền quảng cáo sản phảm dịch vụ và thái độ của nhân viên ngân hàng; về nhận thức của cán bộ ngân hàng đối với dịch vụcho vay tiêu dùng và cũng chỉ ra các quy định chưa rõ ràng và phù hợp vềmục

đích cho vay tiêu dùng và lãi suất vay từ đó giúp ngân hàng xác định hướng đi góp

phần mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng.

TS. Vũ Văn Thực (2014) với đề tài “Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam”Tạp chí Phát triển và hội nhập số19, 2014 [17]. Bài viết tập trung vào việc đánh giá khái quát thực trạng cho vay tiêu dùng tại Agribank trong giai đoạn từ năm 2011 – 2013, nêu ra những nguyên nhân và hạn chếtrong hoạt động cho vay tiêu dùng và đề ra một sốgiải pháp nhằm phát triển dịch vụ này như: xây dựng chiến lược cho vay tiêu dùng, mở rộng thị trường vay, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Có thể kể đến công trình nghiên cứu của Quách Tuân Phát (2018) với đề tài:

“Nâng cao chất lượng tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bạc Liêu”[15]. Trong đề tài này, tác giả đã sử dụng nhiều

phương pháp như thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS, thống kê mô tả để phân tích các dữliệu. Trên cơ sởnền tảng lý luận và thực tiễn, tác giả đã góp phần hoàn thiện cơ sởlý luận vềchất lượng tín dụng tiêu dùng của NHTM, ngoài ra đề

tài còn đề xuất một số giải pháp giúp cho các cán bộ quản lý của ngân hàng TMCP

Đầu tư và phát triển– Chi nhánh Bạc Liêu nâng cao chất lượng tín dụng tiêu dùng từ đó giúp ngân hàng gia tăng lợi nhuận.

Bên cạnh đề tài trên, luận văn thạc sĩ của Hoàng Thị Thu Hiền (2018) với đềtài

“Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh tỉnh Quảng Bình” [5].Tác giả đưa ra một sốbài học kinh nghiệm từ các ngân hàng nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam và kinh nghiệm

từNgân hàng Việt Nam Thịnh Vượng, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Bình. Tác giả còn đi sâu vào phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh đểthấy được những hạn chế và đềxuất các giải pháp khắc phục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHNoPTNT việt nam chi nhánh huyện iapa – gia lai (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)