Kiểm định độ tin cậy thang đo (Cronbach's Alpha)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đăng ký học của học viên tại học viện đào tạo quốc tế ANI (Trang 76 - 77)

5 Kết cấu của khóa luận

2.2.3 Kiểm định độ tin cậy thang đo (Cronbach's Alpha)

Sau khi tiến hành phân tích nhân tố khám phá đối với các chỉ tiêu nghiên cứu đưa ra ban đầu, kết quả thu được 11 nhân tố đại diện cho 11 nhóm biến trong mô hình nghiên cứu. Tiếp theo, để đánh giá độ tin cậy của các nhóm biến này, nghiên cứu tiến hành phân tích Cronbach Alpha cho từng nhóm. Trong mỗi nhóm, các biến tương quan có biến tổng <0.3 được xem là biến rác và bị loại. Thang đo được chấp nhận khi hệ số Cronbach Alpha ≥0.7.

Bảng 2.16. Kiểm định Cronbach's Alpha của các nhóm biến quan sát

Nhóm biến Cronbach's Alpha Variance Số lượng biến

Danh tiếng và uy tín 0.907 18.472 4

Ảnh hưởng xã hội 0.862 13.791 4

Chương trình xúc tiến 0.857 15.053 4

Cơ sở vật chất 0.902 14.572 4

Đội ngũ nhân viên 0.862 18.792 5

Chương trình giảng dạy 0.899 13.477 4

Học phí 0.905 12.231 4

Quy trình dịch vụ 0.918 26.423 5

( Nguồn xử lý số liệu SPSS 20.0)

Quyết định đăng ký học Hệ số tải

Anh/chị sẽ tiếp tục đăng ký các khóa học tiếp theo ở Học viện 0.873 Anh/chị vẫn tiếp tục chọn Học viện khi có nhu cầu 0.848 Anh/Chị giới thiệu người thân, bạn bè đến đăng ký học 0.826 Nếu có người nhờ anh/chị tư vấn Học viện học tiếng Anh, anh/chị sẽ tư

vấn và giới thiệu về ANI 0.703

Eigenvalues = 2.981 Phương sai trích: 66.43%

Bảng 2.17. Kiểm định Cronbach's Alpha của các nhóm biến quan sát về nhận thức chủ quan, lợi ích cảm nhận và quyết định đăng ký học

Nhóm biến Cronbach's Alpha Variance Số lượng biến

Nhận thức chủ quan 0.9 14.708 4

Lợi ích cảm nhận 0.909 13.275 4

Quyết định đăng ký học 0.884 13.093 4

( Nguồn: xử lý số liệu SPSS 20.0)

Hệ số Cronbach's Alpha của tất cả các nhân tố sau khi rút trích từ các biến quan sát bằng phương pháp phân tích nhân tố EFA đều lớn hơn 0.7. Đặc biệt, nhân tố “Quy trình dịch vụ” (Cronbach's Alpha =0.918) và “Lợi ích cảm nhân” (Cronbach's Alpha=0.909) có hệ số Cronbach's Alpha rất cao. Điều này do số biến của những nhân tố này cũng khá lớn (lần lượt là 5 biến và 4 biến), hơn nữa trong quá trình điều tra những đối tượng được hỏi chủ yếu là cán bộ công chức, học sinh, sinh viên có trình độ cũng như lối suy nghĩ tương đương nhau nên thang đo được xem có tính kiên định nội tại xuyên suốt tập hợp các biến quan sát của các câu trả lời. Ngoài ra, tất cả các hệ số Cronbach's Alpha của các nhóm biến quan sát về “Danh tiếng và uy tín”, “Ảnh hưởng xã hội”, “Chương trình xúc tiến”, “Cơ sở vật chất”, “Đội ngũ nhân viên”, ”Chương trình giảng dạy”, “Học phí”, “Nhận thức chủ quan” và “Quyết định đăng ký học” đều có giá trị Cronbach's Alpha khá cao và đều lớn hơn 0.7 và trong mỗi nhóm biến thì hệ số tương quan tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3. Điều này khẳng định thang đo các nhân tố rút trích từ các biến quan sát là phù hợp và đáng tin cậy. Vậy ta có thể sử dụng 11 nhóm biến này trong các bước phân tích tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đăng ký học của học viên tại học viện đào tạo quốc tế ANI (Trang 76 - 77)