Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 26 - 28)

5. Kết cấu của đề tài

1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

a) Các yếu tố chủ quan

- Bộ máy quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm: đây là yếu tố quan trọng trong công tác quản lý. Trong việc quản lý an toàn thực phẩm, cơ quan quản lý nhà nước được giao nhiệm vụ cần thiết lập hệ thống tổ chức với đội ngũ con người tương ứng với thực tiễn quản lý. Việc cơ cấu, tổ chức bộ máy quản lý an toàn thực phẩm trong điều kiện hiện nay đang là vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý. Mô hình quản lý hiện nay tuy đạt được những kết quả nhất định nhưng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế xã hội dẫn tới bất cập như cồng kềnh về tổ chức, chồng chéo trong quản lý và thiếu một cơ chế phối hợp hiệu quả. Các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm dần dần lỗi thời do xuất hiện nhiều dòng sản phẩm thực phẩm mới. Với những thay đổi đó đòi hỏi

cơ quan quản lý phải thay đổi, thiết lập lại các bộ phận,quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ cho từng bộ phận.

- Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm: mọi tổ chức đều do con người nắm giữ, điều khiển, chi phối nhằm bảo đảm thực hiện nhiệm vụ, đạt mục tiêu chung của tổ chức. Vì vậy con người quyết định sự thành công hay thất bại của chính họ và tổ chức đó. Do đó, để quản lý tốt vấn đề an toàn thực phẩm, phải xây dựng được đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm có đủ phẩm chất, trình độ, năng lực hoàn thành nhiệm vụ quản lý.

- Ý thức của người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm: hiện nay, bên cạnh đối tượng sản xuất, kinh doanh thực phẩm chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật thì vẫn còn những đối tượng vì nhiều lý do khác nhau đã đưa ra sản phẩm thực phẩm kém chất lượng, không an toàn. Để bảo đảm an toàn thực phẩm, trách nhiệm của doanh nghiệp là phải thực sự quan tâm đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Để thực hiện điều này, đòi hỏi doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược, mục tiêu kinh doanh, đạo đức kinh doanh rõ ràng và xác định văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp từ đó lập kế hoạch triển khai các hoạt động nhằm hướng đến mục tiêu cuối cùng là đưa đến tay người dân sản phẩm thực phẩm an toàn làm được điều này sẽ góp phần giải quyết vấn đề thực phẩm hiện nay.

- Trang thiết bị sử dụng cho hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm:

ngày càng đóng vai trò quan trọng và là một yếu tố quyết định đến hiệu quả, chất lượng của công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Trang thiết bị hiện đại, được trang bị đầy đủ, dễ vận hành sẽ là yếu tố thuận lợi để cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.

b) Các yếu tố khách quan

- Các chính sách pháp luật về quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm:

phẩm. Muốn thực hiện chức năng quản lý, cần thiết phải có một hành lang pháp lý đầy đủ, đó là cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện chức năng quản lý của mình. Chính sách pháp luật về quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đầy đủ, thống nhất, không chồng chéo sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm và ngược lại.

- Yếu tố thông tin quản lý: để quản lý hiệu quả công tác an toàn thực phẩm, các nhà quản lý cần phải nắm được tình hình, thực trạng vấn đề thực phẩm chính xác kịp thời muốn vậy phải có thông tin từ tất cả các nguồn như xã hội, đối tượng quản lý và từ quốc tế. Nhà quản lý về an toàn thực phẩm đưa ra thông tin điều khiển dưới các quyết định quản lý như: mệnh lệnh, chỉ thị, quyết định…kèm theo đó là bảo đảm vật chất để đối tượng quản lý có thể thực hiện. Đối tượng sản xuất, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng muốn định hướng các hoạt động của mình trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm phải tiếp nhận thông tin điều khiển, định hướng của nhà quản lý cùng với bảo đảm vật chất để chọn cách xử sự và điều chỉnh bản thân nhằm thực hiện chính xác mệnh lệnh quản lý. Do đó thông tin là yếu tố luôn gắn liền với hoạt động quản lý và là cầu nối giữa nhà quản lý với đối tượng quản lý.

- Yếu tố truyền thông: thông tin tuyên truyền luôn là yếu tố quan trọng tác động đến nhận thức, làm thay đổi nhận thức của các đối tượng được truyền thông. Trong công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm cũng vậy, yếu tố truyền thông có hiệu quả sẽ giúp thay đổi nhận thức của các chủ cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, cơ sở dịch vụ ăn uống và người dân, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)