Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 37)

5. Kết cấu của đề tài

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

- Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn

Trình độ chuyên môn được phân chia theo nhiều cấp độ khác nhau, gồm: sau đại học, đại học, cao đẳng, trung cấp, chưa có bằng từ trung cấp trở lên. Cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo cho biết tỷ lệ số lao động được đào tạo của từng cấp bậc khác nhau. Chỉ tiêu này được tính như sau:

Tỷ lệ lao động được đào tạo ở bậc… =

Số lượng lao động được đào tạo

ở bậc… × 100%

Tổng số lao động

- Tốc độ tăng trưởng số cơ sở thực phẩm

Số cơ sở thực phẩm gồm: cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm; cơ sở kinh doanh thực phẩm; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Tốc độ tăng trưởng số cơ sở thực phẩm cho biết mức độ tăng/giảm số cơ sở thực phẩm của năm sau so với năm trước. Chỉ tiêu này được tính như sau:

Tốc độ tăng trưởng số cơ sở thực phẩm =

Số cơ sở thực phẩm năm t+1

× 100% Số cơ sở thực phẩm năm t

- Tỷ lệ số cơ sở thực phẩm được kiểm tra

Chỉ tiêu này cho biết tỷ lệ số cơ sở thực phẩm được cơ quan quản lý kiểm tra so với tổng số cơ sở thực phẩm hiện có trên địa bàn. Chỉ tiêu này được tính như sau:

Tỷ lệ số cơ sở thực phẩm

được kiểm tra =

Số cơ sở thực phẩm được kiểm tra

× 100% Tổng số cơ sở thực phẩm

hiện có trên địa bàn

- Tỷ lệ cơ sở thực phẩm đạt tiêu chuẩn ATTP

Chỉ tiêu này cho biết tỷ lệ số cơ sở thực phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm so với tổng số cơ sở thực phẩm được thanh tra, kiểm tra trong năm nghiên cứu. Chỉ tiêu này được tính như sau:

Tỷ lệ cơ sở thực phẩm đạt tiêu chuẩn ATTP =

Số cơ sở thực phẩm đạt tiêu chuẩn ATTP

× 100% Tổng số cơ sở thực phẩm

- Tỷ lệ cơ sở thực phẩm vi phạm tiêu chuẩn ATTP

Chỉ tiêu này cho biết tỷ lệ số cơ sở thực phẩm vi phạm tiêu chuẩn an toàn thực phẩm so với tổng số cơ sở thực phẩm được thanh tra, kiểm tra trong năm nghiên cứu. Chỉ tiêu này được tính như sau:

Tỷ lệ cơ sở thực phẩm

vi phạm tiêu chuẩn ATTP =

Số cơ sở thực phẩm vi phạm tiêu chuẩn ATTP

× 100% Tổng số cơ sở thực phẩm

Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN 3.1. Giới thiệu chung về thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thái Nguyên, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học - kỹ thuật, y tế, du lịch, dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên và vùng Trung du và Miền núi phía Bắc. Thành phố Thái Nguyên là một trong ba trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn của cả nước sau thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; là đầu mối giao thông quan trọng nối các tỉnh miền núi phía Bắc với các tỉnh đồng bằng Bắc bộ. Thành phố Thái Nguyên cách thủ đô Hà Nội 80 km, được công nhận là thành phố ngày 19 tháng 10 năm 1962. Tổng diện tích tự nhiên là 222,93 km2 với 32 đơn vị hành chính (21 phường và 11 xã). Thành phố Thái Nguyên có vị trí tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Lương; - Phía Đông giáp thị xã Sông Công;

- Phía Tây giáp huyện Đại Từ;

- Phía Nam giáp huyện Phổ Yên và huyện Phú Bình.

Thành phố Thái Nguyên cách thủ đô Hà Nội 80 km và cách sân bay quốc tế Nội Bài 50 km. Thành phố Thái Nguyên nằm ở trung tâm tỉnh Thái Nguyên là đầu mối giao thông quan trọng nối các tỉnh miền núi phía Bắc với các tỉnh đồng bằng Bắc bộ. Có quốc lộ 3 nối Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Cạn - Cao Bằng; quốc lộ 1B đi Lạng Sơn; quốc lộ 37 đi Bắc Giang, Tuyên Quang; có đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên; có đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên và Lưu Xá – Kép. Đó chính là những lợi thế để thành phố Thái Nguyên đẩy mạnh giao lưu phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội với Thủ đô Hà Nội, các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và các vùng miền trong cả nước.

3.1.1.2. Khí hậu, thủy văn

Thành phố Thái Nguyên mang những nét chung của khí hậu vùng đông bắc Việt Nam, thuộc miền nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh giá, ít mưa, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Khí hậu của thành phố Thái Nguyên chia làm 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông và nằm trong vùng ấm của tỉnh.

- Về nhiệt độ: nhiệt độ trung bình trong năm là 23,20C; nhiệt độ trung bình cao nhất là 27,30C; nhiệt độ trung bình thấp nhất là 20,4 0C.

- Về độ ẩm: độ ẩm trung bình trong năm là 81,9%; độ ẩm cao nhất trong năm vào tháng 8 với 85,1%; độ ẩm thấp nhất trong năm vào tháng 12 với 76,9%.

- Về thủy văn: thành phố Thái Nguyên có hai con sông lớn chảy qua là Sông Cầu và sông Công rất thuận lợi cho giao thông thủy trong vùng cũng như cung cấp nước tưới tiêu cho sản xuất. Về lượng mưa: số ngày mưa trung bình hàng năm là 163,5 ngày. Lượng mưa trung bình trong năm là 2.025mm; lượng mưa cao nhất trong năm vào tháng 7 với 410mm; lượng mưa thấp nhất trong năm vào tháng 12 với 24mm.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế - Phát triển nông lâm nghiệp

Thành phố đã triển khai các chương trình, hoạt động nhằm khuyến khích người dân đầu tư tập trung sản xuất, tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng giá trị sản xuất hàng hoá cả về năng suất và chất lượng. Thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng hướng dẫn kỹ thuật, cung ứng giống cây trồng, hướng dẫn các hộ nông dân phòng trừ sâu bệnh đúng kỹ thuật và kịp thời nhằm hạn chế tối đa thiệt hại do sâu bệnh gây ra. Sản lượng lương thực có hạt năm 2019 đạt 42.189 tấn, tăng 10,9% so với kế hoạch. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2019 đạt 2.070 tỷ đồng, tăng 4,9% so với năm 2018. Giá trị sản phẩm/01 ha đất nông nghiệp trồng trọt (theo giá thực tế) đạt 128 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch (UBND Thành phố

Thái Nguyên, 2020).

- Phát triển công nghiệp – xây dựng

Sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố tiếp tục đà phát triển ổn định, khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ tăng. Thành phố đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tạo các điều kiện thuận lợi cho phát triển các cơ sở sản xuất, kinh doanh theo hướng thân thiện với môi trường; khuyến khích các sản phẩm có giá trị cao theo hướng ưu tiên công nghiệp sạch, các sản phẩm có lợi thế; kịp thời phối hợp, hướng dẫn các doanh nghiệp hoàn thiện các thủ tục về: thuê đất, cấp giấy chứng nhận đầu tư, báo cáo đánh giá tác động môi trường để tiến hành đầu tư xây dựng các nhà máy, xưởng sản xuất và làng nghề. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn (theo giá so sánh 2010) năm 2019 đạt 29.355 tỷ đồng, tăng 7,2% so với năm 2018. Trong đó khu vực Nhà nước Trung ương đạt 16.920 tỷ đồng, tăng 7,6% so với năm 2018; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 4.430 tỷ đồng, tăng 10,8% so với năm 2018; khu vực ngoài quốc doanh đạt 8.005 tỷ đồng, tăng 4,6% so với năm 2018 (UBND Thành phố Thái Nguyên, 2020).

- Phát triển thương mại – dịch vụ

Hoạt động kinh doanh thương mại và dịch vụ trên địa bàn thành phố phát triển ổn định, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội năm 2019 đạt 24.085 tỷ, tăng 13,2% so với năm 2018, nguồn hàng phong phú, đa dạng về chủng loại và mẫu mã. Các doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã tích cực đầu tư mở rộng kinh doanh, cung cấp dịch vụ, hàng hoá đáp ứng đầy đủ, kịp thời cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng, giá các mặt hàng thiết yếu ổn định không biến động lớn. Công tác quản lý thị trường, phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại được quan tâm chỉ đạo; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về: buôn lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng, kinh doanh trái phép, các hành vi vi phạm về nhãn, mác, giá sản phẩm. Giá trị sản xuất ngành dịch vụ năm 2019 đạt 10.700 tỷ đồng, tăng 18,7%

so với năm 2018 (UBND Thành phố Thái Nguyên, 2020).

- Thu, chi ngân sách nhà nước

+ Thu ngân sách nhà nước: UBND thành phố chỉ đạo quyết liệt, đề ra nhiều giải pháp, biện pháp trọng tâm, trọng điểm nên kết quả thu ngân sách Nhà nước năm 2019 đạt kết quả khá. Tổng thu ngân sách năm 2019 đạt 2.510 tỷ đồng, bằng 121,8% kế hoạch tỉnh và thành phố. Trong đó: thu thuế, phí, thu khác đạt 1.010 tỷ đồng, bằng 112% kế hoạch tỉnh và thành phố; thu tiền sử dụng đất đạt 1.500 tỷ đồng, bằng 129,5% kế hoạch tỉnh và thành phố (UBND Thành phố Thái Nguyên, 2020).

+ Chi ngân sách nhà nước: chi ngân sách năm 2019 đạt 3.003 tỷ đồng, bằng 139,4% kế hoạch tỉnh và bằng 134,5% kế hoạch thành phố, đảm bảo nhiệm vụ chi thường xuyên và chi các nhiệm vụ đột xuất phát sinh trên địa bàn cho việc phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng (UBND Thành phố Thái Nguyên, 2020).

- Công tác xây dựng nông thôn mới

Năm 2010, ngay sau khi Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới được triển khai, Thành ủy, HĐND & UBND thành phố Thái Nguyên đã xác định xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và tổ chức các Hội nghị để quán triệt, triển khai các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh về chương trình xây dựng nông thôn mới, đồng thời phát động phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới đến các cấp, ngành, địa phương và các tầng lớp nhân dân. Với sự chỉ đạo, lãnh đạo vào cuộc quyết liệt của các cấp ủy đảng, chính quyền từ thành phố đến cơ sở, phong trào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Thái Nguyên trở thành một cuộc thi đua sôi nổi và rộng khắp giữa các xã. Với những sự nỗ lực đó, năm 2017 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1502/QĐ-TTg ngày 05 tháng 10 năm 2017 về việc công nhận thành phố Thái Nguyên là đơn vị cấp huyện đầu tiên của tỉnh Thái Nguyên hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (UBND Thành phố

Thái Nguyên, 2020).

3.1.2.2. Dân số, lao động - Dân số, dân tộc

Thành phố Thái Nguyên có 21 phường và 11 xã, tổng dân số thành phố Thái Nguyên năm 2019 là hơn 372.524 người, trong đó nữ giới: 188.947 người, chiếm 50,6% tổng dân số; nam giới: 183.577 người, chiếm 49,4% tổng dân số. Dân cư gồm 8 dân tộc chủ yếu sinh sống, gồm dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Mông, Sán Chay, Hoa và Dao. Năm 2019, dân số trong độ tuổi lao động của thành phố Thái Nguyên là 232.455 người, chiếm tỷ lệ 62,4% dân số (UBND Thành phố Thái Nguyên, 2020). Đây vừa là nguồn lực cho phát triển kinh tế, vừa là sức ép đối với vấn đề lao động và việc làm của thành phố trong thời gian tới.

- Đào tạo nghề

Công tác đào tạo nghề tiếp tục được quan tâm thực hiện, thành phố đã ban hành Kế hoạch thực hiện “Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2016-2020“. Trong năm 2019 đã tổ chức hội nghị triển khai công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn; thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tư vấn giới thiệu việc làm cho người lao động, giải quyết việc làm mới cho cho 10.950 lao động, đạt 104,3%; tạo việc làm tăng thêm cho 5.250 lao động, đạt 105%; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 75,6% (UBND Thành phố Thái Nguyên, 2020).

3.1.2.3. Văn hóa, xã hội - Giáo dục, đào tạo

Công tác giáo dục và đào tạo được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, mạng lưới trường lớp tiếp tục được mở rộng và phát triển; cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường học được đầu tư, từng bước khắc phục tình trạng quá tải trong các trường học. Triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học, khắc phục những mặt hạn chế trong giáo dục, đảm bảo chất lượng

giáo dục toàn diện cho học sinh; chỉ đạo các nhà trường tổ chức tốt nhiệm vụ năm học theo kế hoạch, tăng cường giáo dục tư tưởng, đạo đức, phẩm chất cho nhà giáo; tổ chức thành công các cuộc thi, hội thi cấp thành phố; tham gia các cuộc thi đối với giáo viên và học sinh cấp tỉnh đạt kết quả cao. Triển khai kế hoạch thực hiện Đề án Phát triển giáo dục và đào tạo thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2016-2020; chỉ đạo thực hiện có hiệu quả kế hoạch kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt trường đạt chuẩn Quốc gia các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở. Tính đến 31/12/2019, thành phố Thái Nguyên có 109/123 trường công lập đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ 88,6% (UBND Thành phố Thái Nguyên, 2020).

- Y tế

Công tác khám chữa bệnh, y tế dự phòng và chăm sóc sức khỏe nhân dân được triển khai thực hiện theo kế hoạch. Hoạt động khám chữa bệnh tại tuyến xã, phường tiếp tục được duy trì thực hiện. Công tác phòng, chống dịch và các bệnh truyền nhiễm; công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm được quan tâm chỉ đạo. Thành phố tổ chức các đoàn kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, lưu thông thực phẩm theo phân cấp và trên địa bàn quản lý; kiểm tra các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân theo kế hoạch. Năm 2019, đã khám cho 92.318 lượt người, điều trị nội trú 5.769 bệnh nhân (UBND Thành phố Thái Nguyên, 2020).Bên cạnh đó, triển khai kế hoạch, tổ chức thực hiện tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 theo Quyết định số 772/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

- Thông tin tuyên truyền, văn hóa, thể thao

Tổ chức các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh và thành phố, các hoạt động văn hóa, thể thao chào mừng các ngày lễ, các sự kiện chính trị, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Công tác quản lý, kiểm tra các hoạt động văn hoá, hoạt động lễ hội, kinh doanh dịch vụ văn hoá, quảng cáo rao vặt trên địa bàn tiếp tục được tăng

cường. Công tác thư viện được thực hiện thường xuyên. Tổ chức thành công Lễ hội “Hương sắc Trà xuân - Vùng chè đặc sản Tân Cương” và Hội Báo xuân Kỷ Hợi năm 2019 thu hút hàng nghìn du khách và nhân dân địa phương tham dự. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao quần chúng; tổ chức tốt các giải thi đấu thể thao cấp thành phố và tuyển chọn các vận động viên của thành phố tham gia thi đấu các giải thể thao do tỉnh Thái Nguyên tổ chức năm 2019. Triển khai kế hoạch thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn thành phố Thái Nguyên năm 2019; công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình năm 2019; triển khai kiểm tra, khảo sát, thống kê, đánh giá thực trạng việc xây dựng hương ước, quy ước các xóm, tổ dân phố trên địa bàn thành phố; kế hoạch truyền thông, quảng bá du lịch trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. Triển khai thực hiện Đề án phát triển sự nghiệp văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)