Đánh giá chung về thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 47 - 49)

5. Kết cấu của đề tài

3.1.3. Đánh giá chung về thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

3.1.3.1. Những thuận lợi và kết quả đạt được

- Trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo cấp ủy, điều hành của chính quyền các cấp, thành phố Thái Nguyên đã có bước phát triển khá toàn diện trên các lĩnh vực: kinh tế tăng trưởng nhanh và ổn định, diện mạo đô thị loại I thay đổi đáng kể, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội cơ bản được đảm bảo, tệ nạn xã hội bước đầu được ngăn chặn có hiệu quả, vị thế và uy tín trung tâm vùng của thành phố ngày càng được nâng lên, lòng tin của nhân dân và sự đồng thuận của xã hội ngày càng được củng cố.

- Hạ tầng xã hội khu vực nông thôn đang từng bước được đầu tư hoàn thiện, nhất là hệ thống đường giao thông, điện chiếu sáng, trường học, trạm y tế, trụ sở làm việc. Năm 2017, thành phố Thái Nguyên đã hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới ở tất cả các xã, diện mạo khu vực nông thôn ngày càng giàu đẹp, văn minh.

- Thành phố Thái Nguyên có đội ngũ cán bộ, công nhân có kinh nghiệm, năng lực, trình độ cao và đội ngũ sinh viên tốt nghiệp hàng năm từ các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật trên địa bàn, đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố.

- Thành phố đã và đang có những chế độ ưu đãi đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào thành phố. Nhằm cải thiện môi trường đầu tư, UBND thành phố đã tích cực cải tiến các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư tham gia đầu tư tại thành phố theo nguyên tắc “một cửa”, giảm thiểu thời gian khi nhà đầu tư làm thủ tục hành chính để tiến hành đầu tư hoặc kinh doanh tại thành phố.

- So với các đơn vị cấp huyện trong tỉnh, thành phố Thái Nguyên là địa phương đi đầu trong công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển cán bộ. Trên cơ sở Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Thái Nguyên lần thứ XVII, hàng năm, Ban Thường vụ Thành ủy đều chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, các cấp ủy đảng cơ sở đánh giá đội ngũ cán bộ. Đánh giá sát cán bộ nên công tác quy hoạch, đào tạo, luân chuyển, điều động cán bộ lãnh đạo, quản lý các nhiệm kỳ gần đây đã được Thành ủy Thái Nguyên thực hiện đạt số lượng, cơ cấu, độ tuổi; tiêu chuẩn về lý luận chính trị, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; đạo đức lối sống.

3.1.3.2. Những khó khăn, hạn chế

- Tuy đã có những chuyển biến tích cực, song công tác cải cách hành chính tại các sở, ngành, địa phương của thành phố vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Ở một số lĩnh vực, các thủ tục hành chính chưa thực sự tinh gọn, trang thiết bị chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra; ý thức trách nhiệm của một số cán bộ, công chức chưa thật sự gần dân, sát dân và vì dân phục vụ.

- Khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Thái Nguyên hiện nay còn gặp rất nhiều khó khăn như: vốn, lao động, công nghệ, khả năng quản lý, tiếp cận thị trường, năng lực cạnh tranh kém, hiệu quả của sản xuất kinh doanh thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của thành phố.

- Nhận thức của một số cán bộ, đảng viên về các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ, luân chuyển cán bộ còn chưa sâu sát, phiến diện dẫn đến kết quả thực hiện chưa sát với yêu cầu đề ra. Một số chủ trương về công tác cán bộ được Đảng bộ thành phố đề ra nhưng thiếu các biện pháp thực hiện đồng bộ hoặc chậm được triển khai thực hiện. Một số cơ chế chính sách và những quy định pháp lý chưa chuyển đổi kịp với những vấn đề phát sinh hoặc chưa phù hợp với điều kiện thực tế ở cơ sở.

- Công tác quản lý tài chính, quản lý đất đai, trật tự xây dựng của một số phường, xã còn hạn chế. Tình trạng công dân tập trung tại trụ sở các cơ quan của Tỉnh để khiếu nại vẫn còn xảy ra. Chất lượng tham mưu giải quyết đơn thư

kiếu nại, tố cáo của một số phòng, ban, đơn vị chưa cao.

- Công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Thái Nguyên vẫn còn tồn tại một số hạn chế: một số cơ sở kinh doanh thực phẩm chưa thực hiện tốt các quy định về an toàn thực phẩm; hành vi vi phạm trong sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm vẫn còn tồn tại; vẫn còn một số cơ sở kinh doanh chạy theo lợi nhuận bất chấp sự nguy hại trong việc sử dụng thực phẩm không đảm bảo chất lượng gây không ít khó khăn cho nhà quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)