Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 72 - 73)

5. Kết cấu của đề tài

3.3.1. Các yếu tố chủ quan

- Bộ máy quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

Bộ máy quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Thái Nguyên đã được thành lập theo phân cấp quy định, gồm UBND thành phố, Trung tâm Y tế thành phố, Ban Chỉ đạo quản lý an toàn thực phẩm ở 32 xã, phường trên địa bàn thành phố. Thời gian qua, Bộ máy quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Thái Nguyên đã tích cực triển khai và phối hợp triển khai công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đến các đối tượng quản lý, góp phần đảm bảo an ninh, an toàn, phát triển kinh tế và nâng cao sức khỏe người dân.

- Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

Để nâng cao chất lượng đội ngũcán bộ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, thành phố Thái Nguyên đã rất quan tâm đến công tác đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố. Trong giai đoạn 2017-2019 đã cử 10 cán bộ đi học tập nâng cao trình độ, lĩnh vực đào tạo là an toàn thực phẩm. Hàng năm 100% cán bộ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đều được tham gia tập huấn về an toàn thực phẩm. Hiện nay, 84,4% cán bộ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố có trình độ đại học; 4,3% có trình độ sau đại học. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm vẫn còn một số hạn chế như: cán bộ chuyên trách còn chiếm tỷ trọng thấp (tỷ trọng trung bình là 10,1%), chủ yếu vẫn là cán bộ kiêm nhiệm (tỷ trọng trung bình là 89,9%); một số cán bộ vẫn chưa tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn, còn thụ động trong triển khai nhiệm vụ công tác được giao. Điều này ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

- Ý thức của người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm

Kết quả công tác thanh tra, kiểm tra cho thấy, đa số các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống trên địa bàn thành phố Thái Nguyên đã nghiêm túc thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm. Tỷ lệ số cơ sở đạt tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm trong giai đoạn 2017-2019 chiếm trung bình 83,5%. Điều này cũng có nghĩa là còn tới 16,5% các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống trên địa bàn thành phố Thái Nguyên còn có các vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm. Để tồn tại những vấn đề nói trên, một trong những nguyên nhân chính là do ý thức chấp hành các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống chưa cao. Nguyên nhân này có cả sự nhận thức yếu kém, việc chạy theo lợi nhuận hoặc cố tình vi phạm của một số tổ chức, cá nhân, làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người tiêu dùng. Do đó, cần tăng cường hơn nữa vai trò, trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm và nâng cao nhận thức, kiến thức của người tiêu dùng trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm.

- Trang thiết bị sử dụng cho hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm: đặc điểm của quản lý thực phẩm là mỗi khi cơ quan quản lý nhà nước ra quyết định liên quan đến an toàn thực phẩm đều phải căn cứ vào kết quả kiểm nghiệm và có cơ sở khoa học cụ thể. Do đó, nhìn chung trang thiết bị sử dụng cho hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm đã được UBND thành phố Thái Nguyên quan tâm đầu tư. Tuy nhiên, do nguồn lực đầu tư còn hạn chế nên một số cơ sở hạ tầng về kiểm nghiệm, xét nghiệm, dụng cụ thử test, kiểm tra, công nghệ kiểm nghiệm, giám định thực phẩm…vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng phức tạp trong vấn đề xét nghiệm, kiểm nghiệm các thành phần có trong thực phẩm hiện nay. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)