Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 65 - 72)

5. Kết cấu của đề tài

3.2.6. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm

a) Công tác triển khai thực hiện

Trong hoạt động quản lý nhà nước nói chung, quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm nói riêng thì thanh tra, kiểm tra là một hoạt động không thể thiếu nhằm đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa, qua hoạt động kiểm tra để xem xét các quy định của pháp luật có được thực hiện đúng và thống nhất hay không, có đảm bảo đủ các điều kiện thực hiện, có phù hợp với thực tế, hay chỉ ra những yếu kém bất cập trong quản lý, nguyên nhân của chúng từ đó có những hướng dẫn và điều chỉnh kịp thời để đảm bảo hiệu quả công việc của từng đơn vị.

Thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra để phát hiện kịp thời các vi phạm pháp luật, nguyên nhân, điều kiện dẫn đến những vi phạm pháp luật để có những biện pháp xử lý kịp thời, xây dựng những biện pháp phòng ngừa để đảm bảo kỷ cương, pháp chế. Theo đó, UBND thành phố Thái Nguyên phân cấp, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các phòng, ngành chức năng chuyên môn và UBND các xã, phường trực thuộc, cụ thể là:

- UBND thành phố: hàng năm ban hành Kế hoạch tổ chức kiểm tra việc đảm bảo an toàn thực phẩm trên toàn địa bàn thành phố, trong đó, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các ngành chức năng phối hợp tổ chức thực hiện việc kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh chế biến thực phẩm và dịch vụ ăn uống trên địa bàn thành phố.

- Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm thành phố: trực tiếp tham mưu cho UBND thành phố thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố.

- Trung tâm Y tế thành phố: với vai trò là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm thành phố, Trung tâm Y tế thành phố tham mưu Ban Chỉ đạo tổ chức thực hiện việc thành lập Đoàn kiểm tra và chủ trì phối hợp với các ngành chức năng tiến hành kiểm tra thực tế việc đảm bảo an toàn thực phẩm cũng như giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh chế biến thực phẩm và dịch vụ ăn uống. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh chế biến thực phẩm và dịch vụ ăn uống thuộc lĩnh vực y tế quản lý theo phân cấp; tổ chức các đợt cao điểm ra quân kiểm tra an toàn thực phẩm vào các dịp Lễ lớn như: Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán, Trung thu và các dịp kỷ niệm trong năm.

- Công an thành phố: phối hợp với các phòng, ngành của thành phố tham gia công tác theo dõi, phát hiện và xử lý các hành vi liên quan đến tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm được quy định tại Điều 317 của Bộ luật Hình

sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) và các văn bản pháp luật có liên quan. - UBND các xã, phường: thực hiện các chức năng quản lý nhà nước theo phân cấp quản lý. Thành lập các đoàn kiểm tra việc đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn xã, phường đối với các cơ sở thuộc phân cấp quản lý. Tham mưu UBND thành phố chỉ đạo thực hiện việc đảm bảo an toàn thực phẩm phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Cử cán bộ tham gia Đoàn kiểm tra liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm của thành phố khi có yêu cầu.

b) Kết quả công tác kiểm tra an toàn thực phẩm

Bảng 3.8: Kết quả công tác kiểm tra an toàn thực phẩmtrên địa bàn thành phố Thái Nguyên Năm Chỉ tiêu Số cơ sở SX, chế biến thực phẩm Số cơ sở kinh doanh thực phẩm Số cơ sở dịch vụ ăn uống 2017

Số cơ sở được kiểm tra 220 1.435 1.247

Số cơ sở đạt 181 1.201 1.041

Tỷ lệ đạt (%) 82,3 83,7 83,5

2018

Số cơ sở được kiểm tra 298 985 890

Số cơ sở đạt 256 827 742

Tỷ lệ đạt (%) 85,9 84,0 83,4

2019

Số cơ sở được kiểm tra 368 1.003 1.204

Số cơ sở đạt 309 837 1.013

Tỷ lệ đạt (%) 84,0 83,4 84,1

(Nguồn: Trung tâm Y tế Thành phố Thái Nguyên)

Năm 2017, thành phố Thái Nguyên đã tiến hành kiểm tra 2.902 cơ sở sản xuất, kinh doanh chế biến thực phẩm và dịch vụ ăn uống. Sau kiểm tra, số cơ sở đạt là 2.423 cơ sở, đạt tỷ lệ 83,5%. Trong đó: kiểm tra 220 cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, số cơ sở đạt là 181 cơ sở, chiếm tỷ lệ 82,3%; kiểm tra 1.435 cơ sở kinh doanh thực phẩm, số cơ sở đạt là 1.201 cơ sở, chiếm tỷ lệ 83,7%; kiểm tra 1.247 cơ sở dịch vụ ăn uống, số cơ sở đạt là 1.041 cơ sở, chiếm

tỷ lệ 83,5%. Năm 2018, thành phố Thái Nguyên đã tiến hành kiểm tra 2.173 cơ sở sản xuất, kinh doanh chế biến thực phẩm và dịch vụ ăn uống. Sau kiểm tra, số cơ sở đạt là 1.825 cơ sở, đạt tỷ lệ 84,0%. Trong đó: kiểm tra 298 cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, số cơ sở đạt là 256 cơ sở, chiếm tỷ lệ 85,9%; kiểm tra 985 cơ sở kinh doanh thực phẩm, số cơ sở đạt là 827 cơ sở, chiếm tỷ lệ 84,0%; kiểm tra 890 cơ sở dịch vụ ăn uống, số cơ sở đạt là 742 cơ sở, chiếm tỷ lệ 83,4%. Năm 2019, thành phố Thái Nguyên đã tiến hành kiểm tra 2.575 cơ sở sản xuất, kinh doanh chế biến thực phẩm và dịch vụ ăn uống. Sau kiểm tra, số cơ sở đạt là 2.159 cơ sở, đạt tỷ lệ 83,8%. Trong đó: kiểm tra 368 cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm, số cơ sở đạt là 309 cơ sở, chiếm tỷ lệ 84,0%; kiểm tra 1.003 cơ sở kinh doanh thực phẩm, số cơ sở đạt là 837 cơ sở, chiếm tỷ lệ 83,4%; kiểm tra 1.204 cơ sở dịch vụ ăn uống, số cơ sở đạt là 1.013 cơ sở, chiếm tỷ lệ 84,1%.

Biểu đồ 3.2: Kết quả công tác kiểm tra an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

(Nguồn: Bảng số liệu 3.8 và tính toán của tác giả)

Qua phân tích cho thấy, kết quả kiểm tra hàng năm số cơ sở đạt tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm đều đạt trên 83,0%. Trong đó, năm 2018 là năm có tỷ lệ cơ sở đạt tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm thấp nhất với 83,2%; năm

2.902 2.173 2.575 2.423 1.807 2.159 83,5% 83,2% 83,8% 82.8 83 83.2 83.4 83.6 83.8 84 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

2019 là năm có tỷ lệ cơ sở đạt tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm cao nhất với 83,8%.

c) Kết quả xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm

Bảng 3.9: Kết quả xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Thái Nguyên Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 2018/2017 2019/2018 ± % ± % Tổng số cơ sở có vi phạm 479 366 416 -113 -23,6 50 13,7 - Số cơ sở bị nhắc nhở 387 311 349 -76 -19,6 38 12,2 - Số cơ sở bị xử lý 92 55 67 -37 -40,2 12 21,8 + Cảnh cáo 14 8 0 -6 -42,9 -8 -100 + Phạt tiền 78 47 67 -31 -39,7 20 42,6

(Nguồn: Trung tâm Y tế Thành phố Thái Nguyên)

Bên cạnh những cơ sở sản xuất, kinh doanh chế biến thực phẩm và dịch vụ ăn uống đã nghiêm túc chấp hành những quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm thì vẫn còn nhiều cơ sở vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Qua công tác thanh tra, kiểm tra năm 2017 đã phát hiện 479 cơ sở sản xuất, kinh doanh chế biến thực phẩm và dịch vụ ăn uống vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Các đoàn thanh tra, kiểm tra đã nhắc nhở 387 cơ sở và xử lý 92 cơ sở. Trong 92 cơ sở bị xử lý có 14 cơ sở bị cảnh cáo, chiếm tỷ lệ 15,2%; 78 cơ sở bị phạt tiền, chiếm tỷ lệ 84,8%. Năm 2018, qua công tác thanh tra, kiểm tra đã phát hiện 366 cơ sở sản xuất, kinh doanh chế biến thực phẩm và dịch vụ ăn uống vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Các đoàn thanh tra, kiểm tra đã nhắc nhở 311 cơ sở và xử lý 55 cơ sở. Trong 55 cơ sở bị xử lý có 8 cơ sở bị cảnh cảo, chiếm tỷ lệ 14,5%; 47 cơ sở bị phạt tiền, chiếm tỷ lệ 85,5%. Năm 2019, qua công tác thanh tra, kiểm tra đã phát hiện 416 cơ sở sản xuất, kinh doanh chế biến thực phẩm và dịch vụ ăn uống vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Các đoàn thanh tra, kiểm tra

đã nhắc nhở 349 cơ sở và xử lý 67 cơ sở, 100% số cơ sở bị xử lý vi phạm đều bị phạt tiền.

d) Các nội dung vi phạm về an toàn thực phẩm

Bảng 3.10: Các nội dung vi phạm về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

Nội dung vi phạm

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Số cơ sở Tỷ trọng (%) Số cơ sở Tỷ trọng (%) Số cơ sở Tỷ trọng (%)

1. Điều kiện vệ sinh cơ sở 86 18,0 68 18,6 71 17,1

2. Trang thiết bị dụng cụ 67 14,0 55 15,0 61 14,7

3. Điều kiện về con người 52 10,9 57 15,6 58 13,9

4. Công bố tiêu chuẩn SP 64 13,4 42 11,5 63 15,1

5. Ghi nhãn thực phẩm 79 16,5 66 18,0 73 17,5

6. Quảng cáo thực phẩm 77 16,1 42 11,5 49 11,8

7. Chất lượng thực phẩm 54 11,3 36 9,8 41 9,9

Tổng 479 100 366 100 416 100

(Nguồn: Trung tâm Y tế Thành phố Thái Nguyên)

Các nội dung vi phạm chủ yếu là vi phạm về điều kiện vệ sinh của cơ sở; vi phạm về việc ghi nhãn thực phẩm; cơ sở chưa có giấy khám sức khoẻ, giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm; nguyên liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ; không có tem nhãn phụ đối với sản phẩm nhập khẩu, sản phẩm thực phẩm quá hạn sử dụng…Các đoàn thanh tra, kiểm tra đã xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm về bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

Số liệu về kết quả công tác kiểm tra việc đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Thái Nguyên cho thấy sự vào cuộc quyết liệt của toàn hệ thống chính trị thành phố. Trong đó, có vai trò rất quan trọng của các đơn vị

chức năng được phân công phụ trách công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố, góp phần nâng cao năng lực quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, kiểm soát tình hình và chủ động ngăn ngừa, dự phòng các tình huống tiêu cực về an toàn thực phẩm phát sinh trên địa bàn. Qua kết quả kiểm tra cho thấy, tỷ lệ số cơ sở đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình thanh tra, kiểm tra vẫn chưa có xu hướng tăng lên qua các năm. Do đó cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm của người dân, nhất là chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm và dịch vụ ăn uống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 65 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)