Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 76 - 77)

5. Kết cấu của đề tài

3.4.1. Những kết quả đạt được

- Trên cơ sở văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương và tỉnh Thái Nguyên, UBND thành phố Thái Nguyên đã cụ thể hóa các mục tiêu, quy định quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thành các văn bản chỉ đạo, chính sách phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, đã kịp thời ban hành các quyết định, kế hoạch, công văn chỉ đạo. Các văn bản chỉ đạo, chính sách được ban hành đã định hướng cho công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, đồng thời có sự phân công nhiệm vụ, trách nhiệm, phân cấp quản lý góp phần nâng cao kết quả, hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

- Từng bước hoàn thiện tổ chức, nhân sự, thành lập được Ban Chỉ đạo quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm từ thành phố đến xã, phường, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm được xuyên suốt, thống nhất và hiệu quả. Bộ máy quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm được kiện toàn thường xuyên, thực hiện khá tốt chức năng tham mưu. Giữa các phòng ban chuyên môn và đơn vị có liên quan trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ngày càng phối hợp chặt chẽ và có sự phân công khá rõ ràng trong việc kiểm tra liên ngành các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn.

- Công tác tuyên truyền về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Thái Nguyên được thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng như: tổ chức “Tháng hành động” về an toàn thực phẩm; in tờ rơi, tờ gấp; phát hành đĩa DVD; treo

các pa nô, áp phích; phát các tin, bài trên Đài Truyền thanh – Truyền hình…đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm cũng như người tiêu dùng.

- Hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm về an toàn thực phẩm đạt được những hiệu quả nhất định. Chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra được đánh giá khá tốt, hình thức xử lý vi phạm nghiêm khắc hơn đã phần nào hạn chế được các hành vi vi phạm của cơ sở. Mặt khác, nguồn nhân lực phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra ngày càng được hoàn thiện về chất lượng, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm được tham gia các lớp đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ về chuyên môn, đáp ứng yêu cầu công tác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)