Công tác cấp giấy chứng nhận về an toàn thực phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 63 - 65)

5. Kết cấu của đề tài

3.2.5. Công tác cấp giấy chứng nhận về an toàn thực phẩm

Căn cứ các quy định về việc cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trong thời gian qua, UBND thành phố Thái Nguyên thực hiện nghiêm việc cấp mới, cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn thành phố theo phân cấp quản lý và đúng quy định tại Nghị định 15/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An

toàn thực phẩm năm 2010. Phân công bộ phận một cửa của UBND thành phố là đơn vị tiếp nhận hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, chuyển Trung tâm Y tế thành phố tiến hành kiểm tra hồ sơ, nếu hợp lệ sẽ tham mưu UBND thành phố thành lập Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở đăng ký cấp Giấy chứng nhận trong vòng 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Sau khi có kết quả thẩm định, nếu đạt yêu cầu, cơ quan tiếp nhận hồ sơ tham mưu UBND thành phố cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong vòng không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm có giá trị trong vòng 3 năm kể từ ngày cấp.

Bảng 3.7: Kết quả cấp giấy chứng nhận về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 2018/2017 2019/2018 ± % ± % Tổng số GCN về ATTP 623 644 770 21 3,4 126 19,6 - Cấp mới 79 92 126 13 16,5 34 37,0 - Cấp lại 544 552 644 8 1,5 92 16,7

(Nguồn: Trung tâm Y tế Thành phố Thái Nguyên)

Trong giai đoạn 2017-2019, UBND thành phố Thái Nguyên đã cấp tổng cộng là 2.037 giấy chứng nhận về an toàn thực phẩm, trong đó: cấp mới là 297 giấy, chiếm tỷ lệ 14,6%; cấp lại là 1.740 giấy, chiếm tỷ lệ 85,4%. Năm 2017, UBND thành phố Thái Nguyên đã cấp là 623 giấy chứng nhận về an toàn thực phẩm, trong đó có 79 giấy cấp mới và 544 giấy cấp lại. Năm 2018, UBND thành phố Thái Nguyên đã cấp là 644 giấy chứng nhận về an toàn thực phẩm, trong đó có 92 giấy cấp mới và 552 giấy cấp lại. Số giấy chứng nhận về an toàn thực phẩm cấp năm 2018 tăng 21 giấy ứng với tăng 3,4% so với năm 2017. Trong đó, cấp mới tăng 13 giấy ứng với tăng 16,5%; cấp lại tăng 8 giấy ứng

với tăng 1,5% so với năm 2017. Năm 2019, UBND thành phố Thái Nguyên đã cấp là 770 giấy chứng nhận về an toàn thực phẩm, trong đó có 126 giấy cấp mới và 644 giấy cấp lại. Số giấy chứng nhận về an toàn thực phẩm cấp năm 2019 tăng 126 giấy ứng với tăng 19,6% so với năm 2018. Trong đó, cấp mới tăng 34 giấy ứng với tăng 37%; cấp lại tăng 92 giấy ứng với tăng 16,7% so với năm 2018. Số cơ sở được cấp giấy chứng nhận về an toàn thực phẩm năm 2019 chỉ chiếm khoảng 20% trên tổng số cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, cơ sở dịch vụ ăn uống bởi theo quy định của Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định không thực hiện cấp giấy chứng nhận về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, chỉ cấp giấy chứng nhận về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở có quy mô lớn. Trong giai đoạn 2017-2019, UBND thành phố Thái Nguyên đã thực sự quan tâm đến việc thẩm định, đánh giá các điều kiện ban đầu về đảm bảo an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất kinh doanh, chế biến thực phẩm và dịch vụ ăn uống trên địa bàn. Số lượng cấp giấy chứng nhận tăng lên qua các năm, đáp ứng được nhu cầu của các cơ sở sản xuất kinh doanh, chế biến thực phẩm và dịch vụ ăn uống, đồng thời góp phần đảm bảo các quy định ban đầu về an toàn thực phẩm, nâng cao hiệu quả công tác phòng, ngừa, hạn chế các vi phạm về quản lý an toàn thực phẩm tại các cơ sở thuộc phân cấp quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)