Bài học kinh nghiệm đối với thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 32)

5. Kết cấu của đề tài

1.2.2. Bài học kinh nghiệm đối với thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

Nguyên

- Công tác chỉ đạo, điều hành: thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, Ban Chỉ đạo an toàn thực phẩm thành phố Thái Nguyên cần ban hành kế hoạch hành động về việc tăng cường chỉ đạo các trung tâm liên quan và Ủy ban nhân dân các xã, phường huy động sức mạnh toàn dân triển khai đồng bộ nhiều biện pháp cải thiện điều kiện an toàn thực phẩm.

- Công tác tuyên truyền: thực hiện thường xuyên và đa dạng hóa các hoạt động tuyên truyền về vệ sinh an toàn thực phẩm như: tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng (đài truyền thanh – truyền hình, báo địa phương); tuyên truyền trong các tổ chức hội, đoàn thể; lắp đặt pano, áp phích tuyên truyền; in và phát hành các đĩa tuyên truyền; truyền thông về an toàn thực phẩm tới các hộ gia đình thông qua tin nhắn di động.

- Công tác cấp giấy chứng nhận về an toàn thực phẩm: tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở xuất thực phẩm, cơ sở kinh doanh thực phẩm, cơ sở dịch vụ ăn uống được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

- Về đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý an toàn thực phẩm: hàng năm thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn cho cán bộ làm công tác quản lý an toàn thực phẩm, từ xã, phường đến cán bộ y tế thôn, xóm. Thường xuyên cập nhật những quy định mới, những kiến thức mới để đảm bảo cho đội ngũ làm công tác quản lý an toàn thực phẩm đáp ứng được cao nhất hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

- Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm: đây là hoạt động không thể thiếu trong quản lý nhà nước nhằm phát huy những nhân tố tích cực; phòng ngừa, phát hiện, xử lý những vi phạm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao của các chủ thể quản lý nhà nước, góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý và đưa ra các biện pháp tổ chức thực hiện tiếp theo để đạt kết quả như mong muốn. Thành phố Thái Nguyên cần duy trì thường xuyên công tác phối hợp liên ngành giữa các ban, ngành là thành viên của Ban chỉ đạo các cấp thực hiện thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch cũng như các đợt thanh tra, kiểm tra đột xuất nhằm phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm. Nghiêm túc xử lý các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm theo các quy định của pháp luật hiện hành.

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Thái Nguyên trong giai đoạn 2017-2019 diễn ra như thế nào?

- Công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Thái Nguyên trong giai đoạn 2017-2019 đã đạt được những kết quả gì? Còn những hạn chế gì cần khắc phục và nguyên nhân của các hạn chế?

- Để đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Thái Nguyên trong thời gian tới cần thực hiện những giải pháp chủ yếu nào?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

Tác giả căn cứ vào các tài liệu, các báo cáo, các ấn phẩm đã được công bố liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài, cụ thể là:

- Báo cáo Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Thái Nguyên năm 2017, 2018, 2019 của Trung tâm Y tế Thành phố Thái Nguyên.

- Báo cáo Kết quả thực hiện chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của UBND Thành phố Thái Nguyên.

- Báo cáo Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, 2018, 2019; Nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2018, 2019, 2020 của UBND Thành phố Thái Nguyên.

- Kế hoạch số 67/KH-UBND ngày 30 tháng 5 năm 2016 của UBND Thành phố Thái Nguyên về việc thực hiện chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp dữ liệu

Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ và tiểu tổ sao cho các đơn vị trong cùng một tổ thì giống nhau về tính chất, ở khác tổ thì khác nhau về tính chất. Mỗi hiện tượng kinh tế xã hội hay quá trình kinh tế xã hội đều do cấu thành từ nhiều bộ phận, nhiều nhóm đơn vị có tính chất khác nhau hợp thành. Nghiên cứu kết cấu nội bộ tổng thể giúp ta đi sâu nghiên cứu bản chất của hiện tượng, thấy được tầm quan trọng của từng bộ phận trong tổng thể. Nếu nghiên cứu kết cấu nội bộ tổng thể theo thời gian cho ta thấy được xu hướng phát triển của hiện tượng nghiên cứu. Áp dụng phương pháp này trong luận văn, tác giả sử dụng phương pháp phân tổ thống kê để chia số liệu thu thập được thành các nhóm khác nhau. Sau đó tác giả sẽ đi xem xét thực trạng của từng vấn đề nghiên cứu và mối quan hệ giữa các vấn đề này.

- Phương pháp tổng hợp số liệu

Trong luận văn, phương pháp này dùng để tổng hợp các tài liệu liên quan đến đề tài. Từ đó, xác định những vấn đề chung và vấn đề riêng nhằm giải quyết nhiệm vụ của đề tài đặt ra. Qua phương pháp này phân tích thực trạng quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Thái Nguyên trong giai đoạn 2017-2019. Sau đó, tổng hợp, phân tích những kết quả đã đạt được, những hạn chế còn tồn tại để đưa ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Thái Nguyên trong thời gian tới.

2.2.3. Phương pháp phân tích dữ liệu

- Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả là các phương pháp liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu. Trong luận văn, tác giả sử dụng phương pháp này để mô tả, phân tích các số liệu trong các bảng biểu, sơ đồ, biểu đồ. Qua đó cho thấy được xu hướng thay đổi cũng như nguyên nhân của sự thay đổi đó.

- Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp cơ bản nhất và thường xuyên được sử dụng trong nghiên cứu khoa học. Lý do là từng con số thống kê đơn lẻ hầu như không có ý nghĩa trong việc đưa ra các kết luận khoa học. Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Tiêu chuẩn để so sánh thường là: chỉ tiêu kế hoạch, tình hình thực hiện các kỳ đã qua. Điều kiện để so sánh là: các chỉ tiêu so sánh phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán. Phương pháp so sánh có hai hình thức là: so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối. So sánh tuyệt đối dựa trên hiệu số của hai chỉ tiêu so sánh là chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở. So sánh tương đối là tỷ lệ (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng. Áp dụng phương pháp này, tác giả sẽ sử dụng các hàm cơ bản trong phần mềm excel để tính toán các mức độ biến động như xác định giá trị tương đối của chỉ tiêu nghiên cứu, lập bảng phân tích so sánh qua các năm để xem mức độ tăng, giảm và phân tích nguyên nhân của sự tăng, giảm đó.

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

- Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn

Trình độ chuyên môn được phân chia theo nhiều cấp độ khác nhau, gồm: sau đại học, đại học, cao đẳng, trung cấp, chưa có bằng từ trung cấp trở lên. Cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo cho biết tỷ lệ số lao động được đào tạo của từng cấp bậc khác nhau. Chỉ tiêu này được tính như sau:

Tỷ lệ lao động được đào tạo ở bậc… =

Số lượng lao động được đào tạo

ở bậc… × 100%

Tổng số lao động

- Tốc độ tăng trưởng số cơ sở thực phẩm

Số cơ sở thực phẩm gồm: cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm; cơ sở kinh doanh thực phẩm; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống. Tốc độ tăng trưởng số cơ sở thực phẩm cho biết mức độ tăng/giảm số cơ sở thực phẩm của năm sau so với năm trước. Chỉ tiêu này được tính như sau:

Tốc độ tăng trưởng số cơ sở thực phẩm =

Số cơ sở thực phẩm năm t+1

× 100% Số cơ sở thực phẩm năm t

- Tỷ lệ số cơ sở thực phẩm được kiểm tra

Chỉ tiêu này cho biết tỷ lệ số cơ sở thực phẩm được cơ quan quản lý kiểm tra so với tổng số cơ sở thực phẩm hiện có trên địa bàn. Chỉ tiêu này được tính như sau:

Tỷ lệ số cơ sở thực phẩm

được kiểm tra =

Số cơ sở thực phẩm được kiểm tra

× 100% Tổng số cơ sở thực phẩm

hiện có trên địa bàn

- Tỷ lệ cơ sở thực phẩm đạt tiêu chuẩn ATTP

Chỉ tiêu này cho biết tỷ lệ số cơ sở thực phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm so với tổng số cơ sở thực phẩm được thanh tra, kiểm tra trong năm nghiên cứu. Chỉ tiêu này được tính như sau:

Tỷ lệ cơ sở thực phẩm đạt tiêu chuẩn ATTP =

Số cơ sở thực phẩm đạt tiêu chuẩn ATTP

× 100% Tổng số cơ sở thực phẩm

- Tỷ lệ cơ sở thực phẩm vi phạm tiêu chuẩn ATTP

Chỉ tiêu này cho biết tỷ lệ số cơ sở thực phẩm vi phạm tiêu chuẩn an toàn thực phẩm so với tổng số cơ sở thực phẩm được thanh tra, kiểm tra trong năm nghiên cứu. Chỉ tiêu này được tính như sau:

Tỷ lệ cơ sở thực phẩm

vi phạm tiêu chuẩn ATTP =

Số cơ sở thực phẩm vi phạm tiêu chuẩn ATTP

× 100% Tổng số cơ sở thực phẩm

Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN 3.1. Giới thiệu chung về thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thái Nguyên, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học - kỹ thuật, y tế, du lịch, dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên và vùng Trung du và Miền núi phía Bắc. Thành phố Thái Nguyên là một trong ba trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn của cả nước sau thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; là đầu mối giao thông quan trọng nối các tỉnh miền núi phía Bắc với các tỉnh đồng bằng Bắc bộ. Thành phố Thái Nguyên cách thủ đô Hà Nội 80 km, được công nhận là thành phố ngày 19 tháng 10 năm 1962. Tổng diện tích tự nhiên là 222,93 km2 với 32 đơn vị hành chính (21 phường và 11 xã). Thành phố Thái Nguyên có vị trí tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Lương; - Phía Đông giáp thị xã Sông Công;

- Phía Tây giáp huyện Đại Từ;

- Phía Nam giáp huyện Phổ Yên và huyện Phú Bình.

Thành phố Thái Nguyên cách thủ đô Hà Nội 80 km và cách sân bay quốc tế Nội Bài 50 km. Thành phố Thái Nguyên nằm ở trung tâm tỉnh Thái Nguyên là đầu mối giao thông quan trọng nối các tỉnh miền núi phía Bắc với các tỉnh đồng bằng Bắc bộ. Có quốc lộ 3 nối Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Cạn - Cao Bằng; quốc lộ 1B đi Lạng Sơn; quốc lộ 37 đi Bắc Giang, Tuyên Quang; có đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên; có đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên và Lưu Xá – Kép. Đó chính là những lợi thế để thành phố Thái Nguyên đẩy mạnh giao lưu phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội với Thủ đô Hà Nội, các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và các vùng miền trong cả nước.

3.1.1.2. Khí hậu, thủy văn

Thành phố Thái Nguyên mang những nét chung của khí hậu vùng đông bắc Việt Nam, thuộc miền nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh giá, ít mưa, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Khí hậu của thành phố Thái Nguyên chia làm 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông và nằm trong vùng ấm của tỉnh.

- Về nhiệt độ: nhiệt độ trung bình trong năm là 23,20C; nhiệt độ trung bình cao nhất là 27,30C; nhiệt độ trung bình thấp nhất là 20,4 0C.

- Về độ ẩm: độ ẩm trung bình trong năm là 81,9%; độ ẩm cao nhất trong năm vào tháng 8 với 85,1%; độ ẩm thấp nhất trong năm vào tháng 12 với 76,9%.

- Về thủy văn: thành phố Thái Nguyên có hai con sông lớn chảy qua là Sông Cầu và sông Công rất thuận lợi cho giao thông thủy trong vùng cũng như cung cấp nước tưới tiêu cho sản xuất. Về lượng mưa: số ngày mưa trung bình hàng năm là 163,5 ngày. Lượng mưa trung bình trong năm là 2.025mm; lượng mưa cao nhất trong năm vào tháng 7 với 410mm; lượng mưa thấp nhất trong năm vào tháng 12 với 24mm.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế - Phát triển nông lâm nghiệp

Thành phố đã triển khai các chương trình, hoạt động nhằm khuyến khích người dân đầu tư tập trung sản xuất, tăng cường áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng giá trị sản xuất hàng hoá cả về năng suất và chất lượng. Thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng hướng dẫn kỹ thuật, cung ứng giống cây trồng, hướng dẫn các hộ nông dân phòng trừ sâu bệnh đúng kỹ thuật và kịp thời nhằm hạn chế tối đa thiệt hại do sâu bệnh gây ra. Sản lượng lương thực có hạt năm 2019 đạt 42.189 tấn, tăng 10,9% so với kế hoạch. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2019 đạt 2.070 tỷ đồng, tăng 4,9% so với năm 2018. Giá trị sản phẩm/01 ha đất nông nghiệp trồng trọt (theo giá thực tế) đạt 128 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch (UBND Thành phố

Thái Nguyên, 2020).

- Phát triển công nghiệp – xây dựng

Sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố tiếp tục đà phát triển ổn định, khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ tăng. Thành phố đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tạo các điều kiện thuận lợi cho phát triển các cơ sở sản xuất, kinh doanh theo hướng thân thiện với môi trường; khuyến khích các sản phẩm có giá trị cao theo hướng ưu tiên công nghiệp sạch, các sản phẩm có lợi thế; kịp thời phối hợp, hướng dẫn các doanh nghiệp hoàn thiện các thủ tục về: thuê đất, cấp giấy chứng nhận đầu tư, báo cáo đánh giá tác động môi trường để tiến hành đầu tư xây dựng các nhà máy, xưởng sản xuất và làng nghề. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn (theo giá so sánh 2010) năm 2019 đạt 29.355 tỷ đồng, tăng 7,2% so với năm 2018. Trong đó khu vực Nhà nước Trung ương đạt 16.920 tỷ đồng, tăng 7,6% so với năm 2018; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)