Một số hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 77 - 94)

5. Kết cấu của đề tài

3.4.2. Một số hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

3.4.2.1. Một số hạn chế

- Việc thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Thái Nguyên có lúc, có nơi vẫn có sự buông lỏng quản lý về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm và dịch vụ ăn uống.

- Lực lượng cán bộ quản lý, cán bộ kiểm tra chuyên ngành còn mỏng, một số nơi cán bộ chưa đảm bảo chất lượng chuyên môn dẫn đến công tác tham mưu, thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm chưa kịp thời, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra.

- Công tác giáo dục, tuyên truyền thực hiện quy định pháp luật về an toàn thực phẩm nhằm nâng cao nhận thức của các đối tượng liên quan về việc chấp hành quy định về an toàn thực phẩm tuy đã được quan tâm chỉ đạo và thực hiện thường xuyên nhưng hiệu quả mang lại chưa cao, chưa xây dựng được ý thức tự giác chấp hành các quy định về an toàn thực phẩm của các chủ cơ sở sản xuất kinh doanh, chế biến thực phẩm, cũng như thói quen tiêu dùng thực phẩm sạch của người dân còn rất hạn chế.

động chuyên môn về đảm bảo an toàn thực phẩm còn hạn chế về số lượng và chất lượng. Kinh phí đầu tư cho công tác quản lý chất lượng an toàn thực phẩm còn hạn hẹp; các phương tiện kiểm tra cơ động và trang thiết bị kiểm tra nhanh còn thiếu so với nhu cầu; kỹ thuật kiểm nghiệm còn lạc hậu, gần như không thể phát hiện kịp thời các loại thực phẩm không an toàn.

- Trong giai đoạn 2017-2019, trên địa bàn thành phố Thái Nguyên không có hiện tượng ngộ độc thực phẩm cấp tính xảy ra nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ngộ độc thực phẩm mãn tính, trong đó đáng lưu ý là những bệnh nan y do lượng tồn dư hóa chất độc hại, chất cấm trên các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, chưa được kiểm định chất lượng gây ra và hiện nay các thực phẩm này vẫn còn lưu thông trên thị trường, chưa được quản lý chặt chẽ.

- Hành vi vi phạm trong sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm vẫn còn tồn tại. Nhận thức của người sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm đã được nâng lên nhưng vẫn còn một số cơ sở kinh doanh chạy theo lợi nhuận bất chấp sự nguy hại trong việc sử dụng thực phẩm không đảm bảo chất lượng gây không ít khó khăn cho nhà quản lý.

- Kết quả thanh kiểm tra cho thấy, hàng năm còn nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm và dịch vụ ăn uống còn vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm. Năm 2017 là 479 cơ sở, năm 2018 là 366 cơ sở, năm 2019 là 416 cơ sở. Hình thức xử lý các cơ sở có hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm chưa đủ sức răn đe, hình thức nhắc nhở là chủ yếu. Mặt khác, việc theo dõi, đôn đốc các cơ sở chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm chưa cao, còn lỏng lẻo, không có cơ chế đảm bảo việc thực thi của cơ sở.

3.4.2.2. Nguyên nhân của hạn chế

- Các văn bản quy định về an toàn thực phẩm hiện nay tuy đã có bổ sung, sửa đổi nhưng vẫn có quá nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo do nhiều ngành ban hành, nội dung chưa đồng bộ, đầy đủ, còn xảy ra sự chồng chéo hoặc bỏ sót một số nội dung về quản lý an toàn thực phẩm.

- Tổ chức bộ máy của Ban Chỉ đạo quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm hiện nay chưa đảm bảo yêu cầu, hầu hết các thành viên của Ban Chỉ đạo là kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ nên chất lượng công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm có phần hạn chế.

- Nguồn lực đầu tư cho công tác bảo đảm an toàn thực phẩm tuy có tăng qua các năm nhưng vẫn còn rất hạn chế so với tổng mức chi bình quân hàng năm của thành phố.

- Việc đánh giá kết quả công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố chưa khách quan, chưa sát đúng với tình hình thực tế. Hiện nay, kết quả công tác đảm bảo an toàn thực phẩm chỉ được đánh giá chủ quan từ các cơ quan quản lý Nhà nước, chưa có sự khảo sát và tham gia đánh giá của các đối tượng có liên quan trực tiếp đến an toàn thực phẩm trên địa bàn như: các chủ sản xuất, kinh doanh, cửa hàng cung ứng thực phẩm, nhà hàng, khách sạn, cơ sở dịch vụ ăn uống và đặc biệt là người trực tiếp tiêu dùng, sử dụng thực phẩm.

- Năng lực công tác của một số cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm còn hạn chế dẫn đến sự buông lỏng về quản lý, quá tải trong việc theo dõi, kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố, dẫn đến việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm ngày càng khó kiểm soát hơn.

- Các nội dung tuyên truyền dàn trải, nặng về lý thuyết dẫn đến người nghe khó hiểu, khó nhớ và khó thực hiện. Chế tài xử phạt vi phạm các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm hiện nay còn nhiều bất cập, một số hành vi chưa cụ thể, mức xử phạt còn thấp, chưa đảm bảo tính răn đe, giáo dục.

- Một số chủ cơ sở sản xuất vì lợi nhuận mà bỏ qua đạo đức kinh doanh, cố tình sử dụng các loại chất cấm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Thói quen mua bán, tiêu dùng của người Việt không quan tâm nhiều đến nguồn gốc, xuất xứ, sự thiếu hiểu biết về các thành phần hóa chất được sử dụng trong thực

phẩm và tâm lý ham hàng hóa rẻ, bề ngoài bắt mắt là một trong những nguyên nhân tác động đến kết quả quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

- Hầu hết các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm trên địa bàn có quy mô nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình, một số lượng lớn các cơ sở không thuộc diện phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nên việc áp dụng các mô hình chung trong sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm cũng như công tác quản lý và áp dụng các chế tài xử lý vi phạm hành chính gặp nhiều khó khăn.

- Tỷ lệ số người sản xuất, kinh doanh dịch vụ, người tiêu dùng nhận thức đúng về an toàn thực phẩm tuy có tiến bộ những vẫn còn hạn chế; trách nhiệm của người sản xuất quy mô nhỏ lẻ đối với sức khỏe cộng đồng chưa cao.

Chương 4:

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

4.1. Phương hướng, mục tiêu quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

4.1.1. Phương hướng quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và hậu kiểm việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm; chú trọng các cuộc thanh tra, kiểm tra đột xuất. Kiên quyết xử lý vi phạm trong sản xuất, sơ chế, chế biến thực phẩm; trong nuôi trồng, sản xuất chế biến nông - lâm - sản, thủy sản; trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể, thức ăn đường phố.

- Đẩy mạnh phối hợp, chia sẻ thông tin về an toàn thực phẩm giữa các sở, ngành chức năng với các lực lượng công an, hải quan, cảnh sát môi trường,...và chính quyền địa phương nhằm đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả các hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh, vận chuyển thực phẩm vi phạm an toàn thực phẩm.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo, tổ chức tập huấn nâng cao năng lực quản lý an toàn thực phẩm cho các cán bộ chuyên trách và kiêm nhiệm ở các tuyến từ thành phố đến xã, phường trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

- Tiếp tục quan tâm, chỉ đạo các ban, ngành và chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức trách nhiệm cộng đồng trong việc phát hiện, tố giác các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm; tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Thực hiện có hiệu quả Quyết định số 12/2020/QĐ-UBND ngày 26/5/2020 của UBND tỉnh Thái Nguyên quy định về quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh. Quy định này gồm 3 chương, 19 điều, áp dụng đối với các cơ quan chức năng quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm; các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

4.1.2. Mục tiêu quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

a) Mục tiêu chung

Về cơ bản, việc kiểm soát an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm được thiết lập và phát huy hiệu quả, chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước nói chung, của thành phố Thái Nguyên nói riêng.

b) Mục tiêu cụ thể

- 100% người quản lý, người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống được tập huấn và cấp giấy xác nhận kiến thức về bảo đảm an toàn thực phẩm.

- 100% cán bộ làm công tác đảm bảo an toàn thực phẩm từ thành phố đến xã, phường được tập huấn nâng cao về kiến thức quản lý, chuyên môn kỹ thuật liên quan đến an toàn thực phẩm, nghiệp vụ kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm.

- Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở thuộc thành phố Thái Nguyên quản lý: hoàn thành 100%.

- Ký cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm đối với các cơ sở chưa có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: hoàn thành 100%.

- Thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm: 100% cơ sở thuộc thành phố Thái Nguyên quản lý được kiểm tra và trên 90% cơ sở đạt điều kiện an toàn thực phẩm.

4.2. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

4.2.1. Tăng cường công tác chỉ đạo điều hành, nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

- Chú trọng xây dựng, kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đủ mạnh về chất lượng và số lượng đáp ứng yêu cầu cấp thiết về quản lý an toàn thực phẩm.

- Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật liên quan đến công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố. Trong quá trình thực hiện, tổng hợp những khó khăn, vướng mắc do các nguyên nhân về cơ sở pháp lý như: sự chồng chéo và thiếu đồng bộ của các văn bản pháp lý về an toàn thực phẩm của các đơn vị bộ, ngành ban hành; các quy định về đảm bảo quản lý an toàn thực phẩm chưa chặt chẽ, các trường hợp liên quan đến quản lý an toàn thực phẩm chưa được luật pháp quy định cụ thể…để từ đó kiến nghị, đề xuất với cấp trên có phương án nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung, hoàn chỉnh các quy định hiện hành đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế, nhằm thực hiện tốt các mục tiêu quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

- Tăng cường biên chế cho đội ngũ chuyên trách thực hiện công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của thành phố gắn với củng cố đội ngũ cán bộ chuyên trách an toàn thực phẩm của các xã, phường đủ khả năng tham mưu, quản lý điều hành và tổ chức thực hiện các hoạt động quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

- Nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Hiện nay, nguồn nhân lực làm công tác an toàn thực phẩm rất thiếu và yếu do an toàn thực phẩm là một chuyên ngành mới chưa được đào tạo chuyên khoa, vì vậy để phục vụ nhu cầu thực tiễn trong quản lý và chuyên môn nghiệp vụ cần phải có chuyên khoa an toàn thực phẩm ở trường đại học, cung cấp cán bộ cho lĩnh vực an toàn thực phẩm mới

có thể phát triển bền vững, không chắp vá như hiện nay. Ở phạm vi thành phố Thái Nguyên, cần tăng cường tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, phối hợp với các tổ chức, đơn vị chuyên ngành có kinh nghiệm trong công tác quản lý an toàn thực phẩm trong và ngoài nước tổ chức tập huấn nhằm bồi dưỡng năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ quản lý an toàn thực phẩm cấp thành phố và cơ sở, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

- Thực hiện tốt hơn nữa chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm theo hướng đảm bảo đời sống của cán bộ, công chức trong tình hình hiện nay, qua đó nâng cao tinh thần trách nhiệm và thái độ tận tụy trong công việc, tránh xảy ra các hiện tượng tiêu cực trong công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, góp phần giảm tác hại của thực phẩm bẩn, kém chất lượng tác động trực tiếp đến sức khỏe của nhân dân.

4.2.2. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm

Công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm có đạt được hiệu quả hay không là phụ thuộc vào một phần rất lớn vào công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến rộng rãi nội dung và các quy định có liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm. Nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền trong thời gian tới cần tiến hành một số biện pháp sau:

- Tổ chức thường xuyên hơn công tác giáo dục, truyền thông, phổ biến kiến thức về an toàn thực phẩm cho cộng đồng với các hình thức, phương tiện tuyên truyền đa dạng, phong phú, đạt hiệu quả cao. Bên cạnh các giải pháp tuyên truyền truyền thống như: băng rôn, áp phích, tờ rơi…thì cần kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền đảm bảo nội dung phù hợp với từng đối tượng, đặc biệt chú trọng phát huy hiệu quả của các phương thức truyền thông hiện đại trong thời đại cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang

phát triển mạnh mẽ hiện nay như: truyền thông qua mạng internet, thông qua các trang mạng xã hội phổ biến như Facebook, Zalo,…để chia sẻ sâu rộng và tạo sức lan tỏa trước hết là trong cộng đồng mạng, tiến đến lan tỏa các quy định về an toàn thực phẩm trong toàn xã hội nhằm nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành và người dân về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đảm bảo an toàn thực phẩm trong tình hình hiện nay.

- Nội dung tuyên truyền, phổ biến cần được cập nhật một cách đầy đủ, chính xác các quy định hiện hành của pháp luật, đặc biệt quan tâm đến các nội dung liên quan trực tiếp đến công tác đảm bảo an toàn thực phẩm của thành phố, những vấn đề thiết thực tác động đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm và dịch vụ ăn uống trên địa bàn thành phố và chất lượng thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 77 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)