Nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 54 - 63)

5. Kết cấu của đề tài

3.2.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

Xác định được tầm quan trọng của công tác cán bộ trong thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước nói chung, quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Thái Nguyên nói riêng, trong những năm qua, việc bố trí cán bộ và tổ chức bộ máy làm công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn luôn được UBND thành phố Thái Nguyên quan tâm, củng cố, kiện toàn tăng dần về số lượng và nâng cao về chất lượng. Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Thái Nguyên trong giai đoạn 2017-2019 được thể hiện ở bảng số liệu 3.3. Theo đó, tổng số cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố có xu hướng tăng lên qua các năm. Năm 2017, có 377 cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Năm 2018, có 405 cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, tăng 28 người ứng với tăng 7,4% so với năm 2017. Năm 2019, có 409 cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, tăng 4 người ứng với tăng 1,0% so với năm 2018.

- Xét theo giới tính: gồm lao động nam và lao động nữ. Trong giai đoạn 2017-2019, cán bộ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm là nam giới chiếm tỷ trọng trung bình là 36,2%; cán bộ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm là nữ giới chiếm tỷ trọng trung bình là 63,8%. Cụ thể là: năm 2017 có 132/377 cán bộ là nam giới, chiếm tỷ trọng 35%; có 245/377 cán bộ là nữ giới, chiếm tỷ trọng 65%. Năm 2018 có 149/405 cán bộ là nam giới, chiếm tỷ trọng 36,8%; có 256/405 cán bộ là nữ giới, chiếm tỷ trọng 63,2%. Năm 2019 có 151/409 cán bộ là nam giới, chiếm tỷ trọng 36,9%; có 258/409 cán bộ là nữ giới, chiếm tỷ trọng 63,1%.

Bảng 3.3: Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

Chỉ tiêu

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 1. Xét theo nhiệm vụ chuyên môn 377 100 405 100 409 100 - Cán bộ chuyên trách 39 10,3 41 10,1 41 10,0 + Cán bộ ở Trung tâm y tế 7 17,9 9 22,0 9 22,0 + Cán bộ ở xã, phường 32 82,1 32 78,0 32 78,0 - Cán bộ kiêm nhiệm 388 89,7 364 89,9 368 90,0 2. Xét theo giới tính 377 100 405 100 409 100 - Nam 132 35,0 149 36,8 151 36,9 - Nữ 245 65,0 256 63,2 258 63,1 3. Xét theo độ tuổi 377 100 405 100 409 100 - Dưới 30 tuổi 51 13,5 55 13,6 51 12,5 - Từ 30 đến 40 tuổi 126 33,4 138 34,0 148 36,2 - Từ 41 đến 50 tuổi 149 39,5 159 39,3 163 39,8 - Trên 50 tuổi 51 13,6 53 13,1 47 11,5 4. Xét theo trình độ chuyên môn 377 100 405 100 409 100 - Sau đại học 17 4,5 17 4,2 17 4,2 - Đại học 308 81,7 345 85,2 353 86,3 - Cao đẳng 52 13,8 43 10,6 39 9,5

(Nguồn: Trung tâm Y tế Thành phố Thái Nguyên) - Xét theo nhiệm vụ chuyên môn: gồm các cán bộ chuyên trách và cán bộ kiêm nhiệm làm công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Các cán bộ chuyên trách bao gồm các cán bộ ở Trung tâm y tế thành phố Thái Nguyên và 01 cán bộ chuyên trách ở mỗi xã, phường. Trong giai đoạn 2017- 2019, cán bộ chuyên trách chiếm tỷ trọng trung bình là 10,1%; cán bộ kiêm nhiệm chiếm tỷ trọng trung bình là 89,9%. Trong đó, số lượng cán bộ chuyên

trách ở xã phường là 32 người, không thay đổi trong giai đoạn 2017-2019; số lượng cán bộ chuyên trách ở Trung tâm y tế thành phố Thái Nguyên tăng từ 07 người năm 2017 lên 09 người năm 2018 và giữ nguyên 09 người trong năm 2019. Đối với cán bộ kiêm nhiệm có xu hướng tăng lên qua các năm. Năm 2017, có 338 cán bộ kiêm nhiệm làm công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Năm 2018, có 364 cán bộ kiêm nhiệm làm công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, tăng 26 người ứng với tăng 7,7% so với năm 2017. Năm 2019, có 368 cán bộ kiêm nhiệm làm công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, tăng 4 người ứng với tăng 1,1% so với năm 2018. Các cán bộ kiêm nhiệm này là các cán bộ ở xã, phường tham gia thành viên Ban Chỉ đạo quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ở xã, phường.

- Xét theo độ tuổi: cán bộ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Thái Nguyên tập trung chủ yếu vào 2 nhóm tuổi là nhóm tuổi từ 41 đến 50 tuổi và nhóm tuổi từ 30 đến 40 tuổi. Cán bộ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ở nhóm tuổi từ 41 đến 50 tuổi chiếm tỷ trọng cao nhất với tỷ trọng trung bình trong giai đoạn 2017-2019 là 39,6%. Cán bộ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ở nhóm tuổi từ 31 đến 40 tuổi chiếm tỷ trọng cao thứ hai với tỷ trọng trung bình trong giai đoạn 2017-2019 là 34,5%. Cán bộ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ở nhóm tuổi dưới 30 tuổi và trên 50 tuổi lần lượt chiếm tỷ trọng trung bình trong giai đoạn 2017-2019 là 13,2% và 12,7%.

- Xét theo trình độ chuyên môn: cán bộ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Thái Nguyên đa số có trình độ đại học và sau đại học (thạc sỹ). Trong giai đoạn 2017-2019, cán bộ có trình độ đại học chiếm tỷ trọng trung bình là 84,4% và đang có xu hướng tăng lên qua các năm cả về số lượng và tỷ trọng; cán bộ có trình độ sau đại học chiếm tỷ trọng trung bình là 4,3%; cán bộ có trình độ cao đẳng chiếm tỷ trọng trung bình là 11,3% và đang có xu hướng giảm xuống qua các năm cả về số lượng và tỷ trọng.

Bảng 3.4: Công tác đào tạo, tập huấn cho cán bộ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 2018/2017 2019/2018 ± % ± %

1. Công tác đào tạo

- Số người cử đi

đào tạo 2 3 5 1 50,0 2 66,7

- Lĩnh vực đào tạo ATTP ATTP ATTP - - - -

2. Công tác tập huấn

- Số lớp tập huấn 4 4 5 0 0,0 1 25,0

- Số người tham dự 377 405 409 28 7,4 4 1,0

(Nguồn: Trung tâm Y tế Thành phố Thái Nguyên)

Để nâng cao chất lượng đội ngũ, thành phố Thái Nguyên cũng rất quan tâm đến công tác đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. Đối với công tác đào tạo, trong giai đoạn 2017-2019 đã cử 10 cán bộ đi học tập nâng cao trình độ, lĩnh vực đào tạo là an toàn thực phẩm. Trong đó, năm 2017 cử 02 cán bộ đi đào tạo. Năm 2018 cử 03 cán bộ đi đào tạo, tăng 01 cán bộ ứng với tăng 50% so với năm 2017. Năm 2019 cử 05 cán bộ đi đào tạo, tăng 02 cán bộ ứng với tăng 66,7% so với năm 2018. Đối với công tác tập huấn, 100% đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Thái Nguyên đều được tham gia tập huấn hàng năm. Cụ thể là, năm 2017 có 04 lớp tập huấn với 377 cán bộ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tham dự. Năm 2018 có 04 lớp tập huấn với 405 cán bộ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tham dự. Năm 2019 có 05 lớp tập huấn với 409 cán bộ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tham dự. Qua các lớp đào tạo, tập huấn góp phần nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

3.2.4. Công tác tuyên truyền, giáo dục về an toàn thực phẩm

Xác định công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình thực hiện chính sách đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, hàng năm thành phố Thái Nguyên chỉ đạo các đơn vị phối hợp tổ chức quán triệt, tuyên truyền sâu rộng về mục đích, yêu cầu, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

a) Tổ chức “Tháng hành động” về an toàn thực phẩm

Bảng 3.5: Tổ chức “Tháng hành động” về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

Năm Chủ đề Thời gian

2017

Sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm tươi sống an toàn; kiểm soát rượu, phòng tránh ngộ độc rượu

15/4- 15/5/2017

2018 Tăng cường trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm

15/4- 15/5/2018

2019 Nói không với thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

15/4- 15/5/2019

(Nguồn: Trung tâm Y tế Thành phố Thái Nguyên)

Năm 2017 tổ chức “Tháng hành động” với chủ đề “Sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm tươi sống an toàn; kiểm soát rượu, phòng tránh ngộ độc rượu”. Nâng cao ý thức chấp hành chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm của các tổ chức, cá nhân trong việc sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng rượu, các thực phẩm tươi, sống (rau, thịt, thủy sản), góp phần làm giảm thiểu tình trạng lạm dụng rượu.

Năm 2018 tổ chức “Tháng hành động” với chủ đề “Tăng cường trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm”. Đẩy mạnh công tác kiểm tra bảo đảm an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm,

đặc biệt tại các cơ sở kinh doanh nhỏ, lẻ, các làng nghề. Tăng cường vai trò giám sát của các cơ quan quản lý, tổ chức xã hội và người tiêu dùng đối với việc thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm của các cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Thông qua “Tháng hành động”, công tác giáo dục, truyền thông được chú trọng với các nội dung về tuyên truyền, hướng dẫn sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm an toàn, đặc biệt đề cao vai trò, trách nhiệm của các doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm.

Năm 2019 tổ chức “Tháng hành động” với chủ đề “Nói không với thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng”. Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2019 diễn ra từ ngày 15-4 đến 15-5 đã tập trung tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, đồng thời giới thiệu các mô hình sản xuất, kinh doanh, chuỗi thực phẩm an toàn đến người dân. Trong “Tháng hành động”, UBND thành phố Thái Nguyên đã chỉ đạo tổ chức ký cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm với các xã, phường, các cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn thành phố.

b) Các hình thức tuyên truyền khác

Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách tập trung vào 03 nhóm đối tượng chính:

- Nhà quản lý các cấp với các nội dung: chủ trương, quy định của Nhà nước, của tỉnh, của thành phố về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, chú trọng các nội dung về Luật An toàn thực phẩm năm 2010 và các quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm (trước đây là Nghị định 38/2012/NĐ-CP và từ ngày 02/02/2018 được thay thế bằng Nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ). Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kỹ năng quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; kỹ năng kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính; kỹ năng quản lý thức ăn đường phố; công tác tham mưu cho lãnh đạo trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

các nội dung: tuyên truyền kiến thức an toàn thực phẩm, cách phòng chống ngộ độc thực phẩm cũng như quy định cần thiết đối với kinh doanh dịch vụ ăn uống. Tuyên truyền, phổ biến các chủ trương đề nghị các nhà hàng, cơ sở dịch vụ ăn uống đảm bảo công tác “An ninh trật tự” (lắp camera giám sát an ninh), “An toàn giao thông” (sắp xếp xe cộ trên vỉa hè), “An toàn thực phẩm” (đảm bảo các tiêu chí an toàn thực phẩm theo quy định), xác nhận kiến thức và tiến tới thẩm định kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; cấp sổ theo dõi nguồn gốc xuất xứ cho các hộ kinh doanh trong chợ thuộc phân cấp quản lý và các hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc địa bàn thành phố.

- Người tiêu dùng thực phẩm về các nội dung: phổ biến, cập nhật kiến thức cơ bản về bảo đảm an toàn thực phẩm cho báo cáo viên, tuyên truyền viên, các đồng chí tổ trưởng tổ dân phố nhằm phục vụ công tác tuyên truyền sâu rộng đến từng khu dân cư trên địa bàn về kiến thức tiêu dùng thông thái, cách thức lựa chọn thực phẩm an toàn…Phối hợp báo cáo viên tuyên truyền an toàn thực phẩm tại các xã, phường trên địa bàn thành phố Thái Nguyên thông qua các buổi sinh hoạt tổ dân phố định kỳ. Bên cạnh đó, huy động sự tham gia phối hợp tuyên truyền của Mặt trận, hội đoàn thể các cấp với nhiều mô hình sáng tạo trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia thực hiện chính sách đảm bảo an toàn thực phẩm như tổ chức các Hội thi tuyên truyền ở khu dân cư, phong trào thi đua giữa các đơn vị; hỗ trợ dụng cụ buôn bán, kinh doanh đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra, công tác tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm còn được lồng ghép trong các đợt kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm tại các cơ sở nhằm trực tiếp hướng dẫn cách khắc phục những hạn chế, thiếu sót trong thực hiện an toàn thực phẩm tại đơn vị.

Bảng 3.6: Công tác tuyên truyền về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 2018/2017 2019/2018 ± % ± % 1. Nói chuyện - Số buổi 71 64 75 -7 -9,9 11 17,2 - Số người tham dự 5.130 4.300 6.800 -830 -16,2 2.500 58,1 2. Tập huấn - Số lớp 3 4 5 1 33,3 1 25,0 - Số người tham dự 192 384 640 192 100,0 256 66,7 3. Hội thảo - Số hội thảo 24 32 38 8 33,3 6 18,8 - Số người tham dự 1.500 3.200 3.500 1.700 113,3 300 9,4 4. Tờ gấp (tờ) 1.980 2.400 3.500 420 21,2 1.100 45,8 5. Đĩa DVD về an toàn thực phẩm (đĩa) 78 96 106 18 23,1 10 10,4

6. Băng rôn, khẩu hiệu 70 107 118 37 52,9 11 10,3

7. Đăng tin, bài trên Đài Truyền thanh – Truyền hình

25 32 32 7 28,0 0 0,0

(Nguồn: Trung tâm Y tế Thành phố Thái Nguyên) - Tuyên truyền qua các buổi nói chuyện: được thực hiện thông qua các buổi sinh hoạt tổ dân phố, thôn xóm định kỳ ở các xã, phường trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. Trong giai đoạn 2017-2019, trên địa bàn thành phố Thái Nguyên đã tổ chức được 210 buổi nói chuyện có lồng ghép nội dung tuyền truyền về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm với 16.230 lượt người tham dự.

- Tuyên truyền qua các buổi tập huấn: trong giai đoạn 2017-2019, trên địa bàn thành phố Thái Nguyên đã tổ chức được 12 lớp tập huấn về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm với 1.216 lượt người tham dự. Các lớp tập huấn này

tập trung chủ yếu vào đối tượng là chủ và nhân viên của các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm; cơ sở kinh doanh thực phẩm; cơ sở dịch vụ ăn uống trên địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 54 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)