5. Kết cấu của đề tài
3.2.2. Công tác chỉ đạo, điều hành về an toàn thực phẩm
Thành phố Thái Nguyên xác định rõ công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố là nhiệm vụ hết sức cấp bách và quan trọng, có ý nghĩa thiết thực tác động trực tiếp đến đời sống xã hội của thành phố. Thành phố Thái Nguyên đề ra mục tiêu là cung cấp nguồn thực phẩm chất lượng, đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm đến từng người dân, hộ gia đình góp phần nâng cao chất lượng bữa ăn, từ đó nâng cao sức khỏe, chất lượng sống của nhân dân, đảm bảo hoàn thành tốt các mục tiêu an sinh xã hội. Thành phố Thái Nguyên trực thuộc tỉnh Thái Nguyên nên các quy định chung của tỉnh về quản lý an toàn thực phẩm được áp dụng trực tiếp trên địa bàn thành phố. Trong thời gian qua, Thành phố Thái Nguyên chấp hành nghiêm các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm của các cơ quan chức năng ban hành quy định chung cho cả nước, trong đó đặc biệt tuân thủ văn bản có tính pháp lý cao nhất trong lĩnh vực an toàn thực phẩm đó là Luật An toàn thực phẩm được Quốc hội thông qua ngày 7 tháng 6 năm 2010, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2011. Song song với đó, để đảm bảo quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm chung của cả nước phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế của thành phố Thái Nguyên, UBND thành phố Thái Nguyên căn cứ trên cơ sở chức năng, quyền hạn, thẩm quyền theo quy định đã chủ động nghiên cứu, xây dựng và ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn toàn thành phố, góp phần nâng cao hiệu lực công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm tại địa phương.
Trên địa bàn thành phố Thái Nguyên có 32 xã, phường. Để quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn, UBND các xã, phường đều thành lập Ban Chỉ đạo quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm. Công tác chỉ đạo, điều hành về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Thái Nguyên trong giai đoạn 2017-2019 được thể hiện ở bảng số liệu 3.2.
Bảng 3.2: Công tác chỉ đạo, điều hành về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
TT Hoạt động Số xã,
phường có
1 Có Ban Chỉ đạo Quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm do Lãnh
đạo UBND làm Trưởng ban 32/32
2 Có hội nghị Ban Chỉ đạo 6 tháng, 1 năm 32/32 3 Có quyết định về vệ sinh an toàn thực phẩm 32/32 4 Có công văn về vệ sinh an toàn thực phẩm 32/32 5 Có kế hoạch bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm 32/32 6 Có hội nghị triển khai và tổng kết vệ sinh an toàn thực phẩm 32/32
(Nguồn: Trung tâm Y tế Thành phố Thái Nguyên)
Để chỉ đạo, điều hành công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, 32/32 xã, phường trên địa bàn thành phố Thái Nguyên đã thành lập Ban Chỉ đạo quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm do Lãnh đạo UBND xã, phường làm Trưởng Ban Chỉ đạo, đạt tỷ lệ 100%. Hàng năm, Ban Chỉ đạo quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm ở 32 xã, phường đều thực hiện hội nghị sơ kết 06 tháng đầu năm và hội nghị tổng kết năm về công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Qua hội nghị sơ kết 06 tháng đầu năm và hội nghị tổng kết năm, Ban Chỉ đạo sẽ đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn, từ đó đề xuất, kiến nghị với UBND thành phố Thái Nguyên những giải pháp để quản lý tốt hơn các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.
Bên cạnh đó, tiếp nhận văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các Bộ, Ngành ở trung ương, của UBND tỉnh Thái Nguyên, của UBND thành phố Thái Nguyên, 100% UBND các xã, phường trên địa bàn thành phố đều ban hành quyết định, công văn, kế hoạch bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm để các văn
bản quy phạm pháp luật quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm được đi vào cuộc sống, góp phần đảm bảo sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn. Ngoài ra, 100% UBND các xã, phường trên địa bàn thành phố cũng đã tổ chức hội nghị triển khai và hội nghị tổng kết vệ sinh an toàn thực phẩm hàng năm.