5. Bố cục của luận văn
3.4.1. Phân tích thực trạng công tác lập quyhoạch sử dụng đất, kế hoạch giả
thị xã Đông Triều từ năm 2013 đến năm 2017
3.4.1. Phân tích thực trạng công tác lập quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch giải phóng mặt bằng phóng mặt bằng
3.4.1.1. Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Sau 12 năm thi hành Luật Đất đai 2003 và từ ngày 01/7/2014 thi hành Luật Đất đai 2013, các quan hệ trong quản lý và sử dụng đất đai ngày càng hiệu quả và phù hợp hơn, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Dựa trên quy hoạch chung của tỉnh Quảng Ninh, của thị xã Đông Triều, phòng Quản lý đô thị thị xã tham mưu UBND thị xã lập quy hoạch cho các dự án trên địa bàn thị xã.
Tuy nhiên hoạt động quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thị xã vẫn tồn tại nhiều bất cập, có thể kể đến ở một số lĩnh vực sau:
Tại điều 36, Luật Đất đai 2003, Luật Đất đai 2013: Hệ thống quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất; Điều37 Luật Đất đai 2003, Luật Đất đai 2013: Kỳ quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất, cho phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê
đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng và thu hồi đất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập trung ruộng đất, phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; bảo đảm lợi ích của người sử dụng đất; thúc đẩy các chính sách đất đai bình đẳng, sử dụng có hiệu quả; tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực hiện phân cấp cho các cấp chính quyền địa phương trong quản lý nhà nước về đất đai theo hướng xã hội nhà nước pháo quyền xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên những quyết định về giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của các cơ quan nhà nước thẩm quyền chưa đáp ứng được yêu cầu chung của quản lý nhà nước.
Bảng 3.3. Danh mục các dự án cần thu hồi đất tại thị xã Đông Triều
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Số dự án bị
thu hồi 6 5 7 7 8
Thị xã Đông Triều và thành phố Hạ Long, thành phố Móng Cái là ba địa phương có số sự án cần rà soát, chậm tiến độ, vi phạm pháp luật nhiều nhất tỉnh Quảng Ninh. Việc giao đất, cho thuê, chuyển mục đích sử dụng đất để phục vụ cho nhu cầu phát triển, nhất là việc xây dựng cơ sở hạ tầng, các khu công nghiệp, các dự án chưa được cân nhắc cụ thể, dẫn đến tình trạng thu hồi đất sản xuất nông nghiệp nhưng không sử dụng đến, bỏ hoang đã mấy năm nay. Việc sử dụng đất tại những khu công nghiệp cũng chưa mang lại hiệu quả bởi nhiều nhà đầu tư có dấu hiệu đầu cơ trục lợi: ví dụ dự án Xây dựng nhà máy sản xuất đá cây và kho bảo ôn lạnh, bảo quản nông sản tại xã Bình Khê của Công ty TNHH nước đá Hà Nội đã được UBND tỉnh cho thuê 1.577,5 m2 đất từ năm 2010, Công ty không triển khai thực hiện không sử dụng khu đất nói trên từ đó đến nay hoặc dự án Nhà máy chế biến nông sản và nông trại quản lý trực tiếp tại phường Đức Chính của Công ty TNHH MTV chế biến nông sản Đông Triều được UBND tỉnh cho thuê 1,93 ha diện tích đất giai đoạn 1 từ năm 2014 để thực hiện dự án. Đến nay, Công ty chưa xây dựng các hạng mục công trình theo quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt để sử dụng đất.
Thực trạng quy hoạch đất còn thiếu đồng bộ, manh mún, chưa bám sát thực tế, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của nhân dân gây khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng ví dụ như: Dự án Trụ sở làm việc công an phường Đức Chính tại khu Yên Lâm 4, thị xã Đông Triều quy hoạch của dự án lấy mất diện tích ngõ vào nhà của hộ dân dẫn đến điều chỉnh quy hoạch. Dự án Trụ sở làm việc công an phường Hưng Đạo tại khu Mễ Xá 2, phường Hưng Đạo, quy hoạch của dự án dẫn đến một thửa ruộng nằm xen kẹp giữa hai dự án, hộ dân không thể tiếp tục canh tác trên diện tích đó.
3.4.1.2. Công tác lập kế hoạch giải phóng mặt bằng
Trên cơ sở kết quả báo cáo danh mục các dự án thực hiện năm tiếp theo của Phòng Quản lý đô thị thị xã và Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thị xã, vào tháng 12 hàng nămTrung tâm phát triển quỹ đất thị xã tổng hợpchi tiếtdanh mục công trình dự án lập dự toán kinh phí chi thực hiện công tác giải phóng mặt bằng báo cáo UBND thị
xã và phòng Tài chính - Kế hoạch để chuẩn bị nguồn kinh phí thực hiện giải phóng mặt bằng trong năm tiếp theo.
Việc lập kế hoạch giải phóng mặt bằng giúp cho các cơ quan, phòng ban chuyên môn quản lý nhà nước nắm được kế hoạch, chủ động bố trí, sắp xếp nguồn nhân lực cho hợp lý. Phòng Tài chính - Kế hoạch chuẩn bị ngân sách để chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho người dân kịp thời ngay sau khi UBND thị xã ban hành Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ đối với các hộ dân và tổ chức.
Bảng 3.4. Bảng tổng hợp dự án các năm theo kế hoạch và thực tế thực hiện
STT Năm Số dự án Diện tích Kinh phí thực hiện GPMB Số dự án bàn giao mặt bằng chậm tiến độ so với kế hoạch Theo Kế hoạch Theo thực tế Theo Kế hoạch (ha) Theo thực tế (ha) Theo Kế hoạch (tỷ đồng) Theo thực tế (tỷ đồng) 1. 2013 26 26 80,0 80,1 52,2 52,6 9 2. 2014 18 18 92,7 93,15 70,1 70,7 5 3. 2015 28 27 136,5 137,78 85,3 85,8 10 4. 2016 43 43 152,6 154,12 98,6 100,2 20 5. 2017 39 38 139,4 140,21 92,1 92,8 18
(Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ các năm của Trung tâm phát triển quỹ đất thị xã Đông Triều)
Theo bảng số liệu trên, kế hoạch thực hiện công tác giải phóng mặt bằng so với thực tế khi thực hiện là tương đối sát, có sự chênh lệch là do một số yếu tố bất khả kháng. Cụ thể như:
- Sự chênh lệch về số dự án thường do yếu tố từ Chủ đầu tư, Chủ đầu tư (Công ty Hoàng Gia) chưa chuẩn bị được vốn, chưa hoàn tất các thủ tục về hành chính. Như năm 2017, trong kế hoạch có dự án Đường trung tâm thị xã Đông Triều,
nhưng đến nay dự án vẫn chưa được thực hiện vì do Công ty vẫn chưa chuẩn bị được nguồn kinh phí thực hiện công tác giải phóng mặt bằng.
- Sự chênh lệch về diện tích: Kế hoạch giải phóng mặt bằng được lập dựa trên diện tích trong quy hoạch nhưng thực tế số diện tích thu hồi sẽ lớn hơn vì sẽ bao gồm phần diện tích thu hồi ảnh hưởng những phần diện tích mà người dân và tổ chức không thể tiếp tục sử dụng.
- Sự chênh lệch về kinh phí thực hiện công tác giải phóng mặt bằng: do nhiều nguyên nhân, từ sự chênh lệch về diện tích thu hồi tăng dẫn đến kinh phí thực hiện giải phóng mặt bằng tăng; hoặc do nguồn gốc đất được xác định khác với hiện trạng thực tế thu hồi.
Bảng 3.5. Đánh giá cán bộ thị xã về công tác quy hoạch trong giải phóng mặt bằng
Nhóm Lãnh đạo Chuyên viên Bình quân chung
Đánh giá chung 3,31 3,46 3,42
Các vị trí được quy hoạch để giải
phóng mặt bằng là phù hợp 3,83 3,59 3,65
Các vị trí được quy hoạch để giải phóng mặt bằng có ảnh hưởng tới các
hộ dân xung quanh diện tíchthu hồi 2,00 2,71 2,52
Công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn thị xã Đông Triều được thực
hiện theo đúng quy trinh 3,67 3,88 3,83
Người dân được thông báo về vị trí
quy hoạch GPMB niêm yết công khai 3,67 3,24 3,35
Thông báo thu hồi đất được gửi đến
hộ dân có đất thu hồi 3,83 4,12 4,04
Được thông báo cho biết đầy đủ các cơ chế chính sách về giải phóng mặt bằng
Công tác kiểm đếm tài sản trên đất
được thực hiện chính xác 3,50 3,41 3,43
Công tác kiểm đếm tài sản trên đất
được thực hiện nhanh 3,17 3,24 3,22
Nguồn: Tác giả điều tra năm 2018
Công tác quy hoạch giải phóng mặt bằng được các cán bộ chuyên viên thực hiện GPMB thị xã đánh giá tương đối cao, đa số là lớn hơn 3 (mức độ phân vân). Tuy nhiên, tại câu hỏi các vị trí được quy hoạch để giải phóng mặt bằng có ảnh hưởng tới các hộ dân xung quanh diện tích thu hồi có điểm số bình quân là 2,52.Qua phỏng vấn trực tiếp được biết tại các dự án ảnh hưởng tới các hộ dân xung quanh với lý do trên địa bàn có một số dự án thu hồi đất phục vụ cho việc khai thác than, đất sét, khi dự án đi vào tổ chức thi công có thể dẫn đến rạn nứt, sụt lún, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến các hộ dân xung quanh.
Bảng 3.6. Đánh giá của người dân về công tác quy hoạch trong giải phóng mặt bằng
Nhóm Theo giới tính Theo trình độ học vấn Trung bình chung Nữ Nam Cấp 2 Cấp 3
Đánh giá chung 3,55 3,57 3,55 3,56 3,56
Các vị trí được quy hoạch để giải phóng mặt bằng là phù hợp
3,24 3,12 3,14 3,23 3,18
Các vị trí được quy hoạch để giải phóng mặt bằng có ảnh hưởng tới các hộ dân xung quanh diện tích thu hồi
3,89 4,01 3,98 3,92 3,95
Người dân được thông báo về vị trí quy hoạch GPMBniêm yết công khai
3,38 3,45 3,37 3,49 3,42
được gửi đến hộ dân có đất thu hồi
Nguồn: Tác giả điều tra năm 2018
Công tác quy hoạch giải phóng mặt bằng được người dân đánh giá khá tốt, các chỉ số đều lớn hơn 3 gần 4. Mức độ đánh giá đồng đều ở cả nam lẫn nữ, ở các trình độ học vấn khác nhau. Có thể thấy công tác quy hoạch giải phóng mặt bằng là phù hợp, được thực hiện công khai minh bạch, người dân đồng tình ủng hộ.
Bảng 3.7. Cán bộ xã phường đánh giá về công tác quy hoạch trong giải phóng mặt bằng Nhóm Lãnh đạo xã Cán bộ chuyên môn Bình quân chung Đánh giá chung 4,14 4,02 4,08
Các vị trí được quy hoạch để giải
phóng mặt bằng là phù hợp 3,90 3,98 3,94
Xã được thông báo về vị trí quy
hoạch GPMB 4,36 4,26 4,31
Được thông báo cho biết đầy đủ các cơ chế chính sách về giải phóng mặt bằng trên địa bàn thị xã Đông Triều
4,17 3,81 3,99
Nguồn: Tác giả điều tra năm 2018
Cán bộ xã/phường cũng đồng thuận đánh giá cao việc thực hiện công tác quy hoạch trong giải phóng mặt bằng. Mức bình quân 4,08 (mức đồng ý). Công tác quy hoạch là phù hợp, UBND các xã phường đều được thông báo về các vị trí quy hoạch, các cơ chế chính sách trong giải phóng mặt bằng.