Đánh giá chung công tác quản lý nhànước vềgiải phóngmặt bằng tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước về công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn thị xã đông triều, tỉnh quảng ninh (Trang 90 - 94)

5. Bố cục của luận văn

3.6. Đánh giá chung công tác quản lý nhànước vềgiải phóngmặt bằng tạ

Đông Triều giai đoạn 2013-2017

3.6.1. Kết quả đạt được

-Tiêu chí tuân thủ:

+ Quản lý nhà nước trong công tác giải phóng mặt bằng được giám sát theo đúng chính sách và pháp luật của Nhà nước. Bộ Luật đất đai, các Thông tư, Nghị định, Quyết định của UBND tỉnh Quảng Ninh luôn là kim chỉ nan xuyên suốt trong quá trình thực hiện từ đó phát hiện và giảm thiểu những sai phạm trong quá trình bồi thường, giải phóng mặt bằng. Đáp ứng kịp thời, thỏa đáng lợi ích của các bên liên quan, để tạo tiền đề thu hút các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài về đầu tư phát triển kinh tế, xã hội vào địa phương.

+ Tính tuân thủ trong việc thực thi các chỉ đạo củalãnh đạo của cấp uỷ Đảng, việc giám sát thực hiện pháp luật của HĐND, việc tổ chức thực hiện của UBND, sự phối hợp tham gia của các tổ chức chính trị- xã hội và người dân bị thu hồi đất. Đối với thị xã Đông Triều công tác này đã được sự quan tâm của chính quyền.

- Tiêu chí hiệu quả của Quản lý nhà nước trong công tác giải phóng mặt

bằng:Năng suất lao động, kết quả hoạt động của Quản lý nhà nước trong quá trình

thực hiện công tác giải phóng mặt bằng. Một số dự án hoàn thành đúng hoặc trước kế hoạch đề ra thể hiện công tác đạt hiệu quả cao từ cán bộ quản lý nhà nước cấp cơ sở đến cấp thị xã. Công tác giải phóng mặt bằng được thực hiện theo đúng quy trình đã đề ra..

- Sự tác động đến môi trường: QLNN về GPMB đã có góp phần đáng kể trong

việc cải tạo, nâng cao môi trường sống của người dân. Là một thị xã trẻ từ năm 2013 đến năm 2017, có rất nhiều dự án để nâng cao cơ sở hạ tầng, các khu đô thị được thành lập, bộ mặt thị xã đã thay đổi theo dáng dấp của một thị xã đang phát triển.

- Sự tác động đến đời sống kinh tế - xã hội địa phương: QLNN về GPMB

của thị xã Đông Triều đã có những tác động nhất định đối sự phát triển KT- XH của thị xã như: các khoản thu ngân sách tăng bình quân hằng năm; ý thức pháp luật của người dân đã được nâng cao; tình hình an ninh chính trị trên địa bàn ổn định; cảnh quan môi trường, di tích lịch sử và hệ thống hạ tầng kỹ thuật được cải thiện. Đời sống văn hoá tinh thần cho người dân ngày càng đượcnâng cao. Ý thức của người dân về chấp hành luật pháp về đất đai, GPMB,bảo đảm về đất đai cảnh quan môi trường đã được nâng lên thể hiện ở số vụ viphạm có giảm.

3.6.2. Hạn chế

- Tính tuân thủ trong việc thực thi các chỉ đạo củalãnh đạo của các cấp chưa thật sự thường xuyên và có những chương trình, mục tiêu cụ thể. Tình trạng thị xã không thực thi các quy định của luật như lập quy hoạch chi tiết xã, quản lý thực hiện quy hoạch, các quyết định xử phạt hành chính ban hành không được thực thi và cũng không có biện pháp thực thi.

- Tiêu chí hiệu quả của Quản lý nhà nước trong công tác giải phóng mặt

bằng: có rất nhiều dự án, công tác giải phóng mặt bằng chậm tiến độ, vượt quá thời

gian theo kế hoạch. Việc chậm tiến độ công tác giải phóng mặt bằng do rất nhiều nguyên nhân, nhưng trong đó có nguyên nhân do công tác quản lý Nhà nước còn nhiều yếu kém, nên khi Nhà nước thu hồi đất rất khó khăn cho đội ngũ cán bộ thực hiện. QLNN về GPMB hiện nay của thị xã Đông Triềucòn nhiều bất cập, tình trạng vi phạm pháp luật cả trong quản lý và sử dụngvẫn còn tồn tại, có thể xếp ở mức trung bình dẫn đến tiến độ thực hiện GPMBmột số dự án lớn còn chậm.

- Sự tác động đến môi trường:có một số dự án ảnh hưởng đến đời sống, môi trường của người dân như các dự án khai thác than, khoáng sản. Việc khai thác theo quy hoạch nhưng trong quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng rơi vãi ảnh hưởng đến các hộ dân, việc khai thác cũng ảnh hưởng tới đời sống của các hộ dân còn lại như nứt nhà, sụt lún. Tình trạng sử dụng đất lãng phí, xây dựng và đầu tư không tuânthủ quy hoạch, huỷ hoại môi trường, cảnh quan di tích lịch sử nếu không đượcquan tâm và điều chỉnh sẽ gây những hậu quả nặng nề cho thế hệ tương lai.

- Sự tác động đến đời sống kinh tế - xã hội địa phương: Hình ảnh của một thị

xã đổi mới về quản lý và thânthiện trong mắt của người dân, doanh nghiệp và các nhà đầu tư trong và ngoàinước chưa được các cấp quản lý quan tâm đúng mức và đầu tư nghiên cứu mộtcách khoa học và bài bản trên cơ sở áp dụng lý thuyết Marketing công cộng..

3.6.3. Nguyên nhân của hạn chế

Sự phân cấp, giữa thị xã, và xã, phường chưa rõ ràng còn chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ trách nhiệm, tạo sự đùn đẩy trốn tránhtrách nhiệm. Quyền hạn của thị xã là có hạn,nhiều khó khăn vướng mắc được tìm ra, báo cáo kiến nghị nhưng do có "độtrễ" trong quản lý từ khâu báo cáo đến khâu ra quyết định điều chỉnh còn lớnảnh hưởng đến kết quả quản lý.

Mức độ chấp hành luật pháp của công chức, người dân trong thị xã không đồng đều, vẫn còn hiện tượng vi phạm pháp luật trong quản lý và sử dụng. Một bộ phận công chức QLNN về GPMB còn có thái độ chưa tốt khi giao dịch với người dân (phong cách, nắm bắt mục tiêu quản lý, chấp hành kỷ luật, tình trạng vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy...) còn bị phàn nàn.

Việc theo dõi, lấy ý kiến đóng góp khen chê của người dân, doanh nghiệp khi giao dịch với các cơ quan QLNN thị xã không được tiến hành.

Vẫn còn một số bộ phận nhỏ người dân ý thức chấp hành cơ chế chính sách của Nhà nước còn yếu, công tác tuyên truyền vận động của các tổ chức xã hội còn yếu thiếu nhiệt tình tham gia vào công tác quản lý dẫn đến người dân mất lòng tin vào bộ máy chính quyền địa phương.

Chương 4

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢI PHÓNG MẶT BẰNGTRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU

4.1. Các định hướng chung về công tác GPMB tại địa bàn thị xã Đông Triều trong thời gian tới đến năm 2025

Trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, mỗi quốc gia đều đứng trước những cơ hội và thách thức trong phát triển kinh tế đất nước. Không nằm ngoài xu thế đó, tỉnh Quảng Ninh cũng đang từng bước chuyển mình để trở thành mũi nhọn vùng kinh tế đông bắc của cả nước. Đặc biệt, trong những năm gần đây chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI, Quảng Ninh liên tục đứng trong tốp đầu, năm 2017 lần đầu tiên vươn lên vị trí dẫn đầu với điểm số 70,7 trên thang điểm 100. Điều đó chứng tỏ Quảng Ninh đang thu hút rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, những tác động này có tác dụng thúc đẩy kinh tế Quảng Ninh nói chung và kinh tế thị xã Đông Triều nói riêng phát triển thông qua việc góp phần đổi mới hệ thống pháp luật, chính sách của Chính phủ để ổn định và phát triển kinh tế; tạo cơ chế thuận lợi để chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững theo hướng CNH, HĐH; nâng cao trình độ quản lý, kinh doanh của các loại hình tổ chức sản xuất; tạo điều kiện nâng cao quy mô và chất lượng các nguồn lực trong sản xuất theo hướng hàng hóa. Đặc biệt, hội nhập kinh tế giúp mở rộng thị trường tiêu thụ, thúc đẩy thương mại hóa phát triển và gắn kết người sản xuất với người tiêu thụ trong chuỗi cung ứng sản phẩm.

Chương trình xây dựng "nông thôn mới kiểu mẫu", "đô thị văn minh" tiếp tục được cả hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân và các lực lượng xã hội tích cực hưởng ứng tham gia; hoàn thành Đề án di dân ra khỏi vùng sạt lở, ngập lụt nguy hiểm và quy hoạch bố trí dân cư phòng tránh thiên tai; công tác lập các quy hoạch được tập trung chỉ đạo, thực hiện đạt kết quả tốt, góp phần phát triển hệ thống hạ tầng và diện mạo đô thị, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng thị xã Đông Triều có đủ tiêu chuẩn đô thị loại III trước năm 2020. Để hoàn thành được những mục tiêu đó, thị xã Đông Triều cần nỗ lực thay đổi để đáp ứng đầy đủ, kịp thời những nhu cầu về

quỹ đất, về hạ tầng của các nhà đầu tư, mong muốn của nhân dân trong an sinh xã hội. Chắc chắn trong thời gian sắp tới, sẽ có rất nhiều dự án thực hiện thu hồi đất để điều chỉnh phù hợp quy hoạch, quỹ đất tạo điều kiện cho các Chủ đầu tư.

Xu thế công nghiệp hóa và đô thị hóa trong địa bàn diễn ra nhanh, xu thế này thúc đẩy phát triển cơ sở hệ thống hạ tầng, kỹ thuật nông thôn sớm phát triển và hoàn thiện tạo điều kiện thuận lợi trong đẩy mạnh sản xuất, giao lưu hàng hóa và mở rộng các hoạt động dịch vụ, tăng cường nâng cao dân chí cho cư dân nông thôn, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế địa phương. Tuy nhiên, xu thế này cũng đặt ra những thách thức lớn cho thị xã Đông Triều trong phát triển như vấn đề môi trường; an sinh xã hội; giải quyết việc làm, đảm bảo sinh kế cho người dân nông thôn khi mất đất sản xuất nông nghiệp…Điều này đòi hỏi thị xã Đông Triều cần có những giải pháp, chiến lược hợp lý trong phát triển KT-XH trong thời gian tới. Điều này cũng đặt ra cho công tác bồi thường, GPMB của thị xã không ít những thách thức, công tác này cần chủ động nắm bắt tình hình, chủ động trong công việc, để tăng tiến độ GPMB các dự án, góp phần tạo mặt bằng sạch, thu hút các nhà đầu tư đến với thị xã.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước về công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn thị xã đông triều, tỉnh quảng ninh (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)