Nhóm giải pháp về tổ chức thựchiện công tác bồi thường, hỗtrợ và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước về công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn thị xã đông triều, tỉnh quảng ninh (Trang 96 - 100)

5. Bố cục của luận văn

4.2.2. Nhóm giải pháp về tổ chức thựchiện công tác bồi thường, hỗtrợ và

4.2.2.1. Giải pháp về phối hợp giữa đơn vị thực hiện nhiệm vụ giải phóng mặt bằng với các đơn vị có liên quan

- Căn cứ: Sự phối hợp giữa các phòng ban chuyên môn thực hiện các nhiệm

vụ giải phóng mặt bằng chưa được chặt chẽ, còn tình trạng “đá bóng” đùn đẩy trách nhiệm, khi công tác giải phóng mặt bằng có vướng mắc, các đơn vị không chủ động tháo gỡ dẫn đến vướng mắc không được giải quyết, kéo dài thời gian thực hiện công tác giải phóng mặt bằng.

- Mục tiêu: Tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị thực hiện nhiệm vụ giải

phóng mặt bằng, nâng cao nghiệp vụ trong công tác quản lý nhà nước về giải phóng mặt bằng.

- Giải pháp: Phối kết hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các phòng ban liên quan

trong thị xã như: Phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Quản lý Đô thị, phòng Kinh tế, phòng Tài chính - Kế hoạch, UBND cấp xã, phường và các đoàn thể nhân dân, trong mọi quá trình của công tác giải phóng mặt bằng, tổ chức các buổi làm việc chung, thảo luận, bàn giải pháp giữa các phòng ban khi có vướng mắc trong quá trình thực hiện. Đặc biệt mối quan hệ giữa phòng Tài nguyên và Môi trường với

Trung tâm phát triển quỹ đất, đây là hai đơn vị thực hiện chính công tác giải phóng mặt bằng, cần phải bổ sung, hỗ trợ cho nhau, cần thường xuyên được trao đổi về nghiệp vụ thống nhất trong cách làm việc, đưa ra những giải pháp tháo gỡ khó khăn của dự án để công tác giải phóng mặt bằng được thực hiện nhanh nhất.

Tránh việc đùn đẩy trách nhiệm giữa các phòng ban chuyên môn, UBND thị xã cần nêu rõ nhiệm vụ trong từng công việc cụ thể tại kế hoạch giải phóng mặt bằng của từng dự án. Đưa ra kế hoạch thời gian cụ thể cho từng giai đoạn cho từng công việc cụ thể của các phòng ban, xã phường. Đối với mỗi giai đoạn khi quá hạn cần đôn đốc bằng văn bản để không làm ảnh hưởng đến thời gian thực hiện của các đơn vị khác.

Nhằm nâng cao trình độ chuyên sâu, hiểu rõ cơ chế chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với các đoàn thể, quần chúng nhân dân, thường xuyên mở các lớp tập huấn chuyên đề về công tác GPMB, mời các thành phần tham dự ngay tại những buổi phổ biến cơ chế chính sách của mỗi dự án. Cho đến đồng nhất trong công tác tuyên truyền vận động người dân có đất bị thu hồi hiểu được và chấp hành tốt chủ trương chính sách, pháp luật của Nhà nước từ cấp cơ sở đến các phòng ban chuyên môn.

4.2.2.2. Chính sách đào tạo, tuyển dụng cán bộ thực hiện công tác bồi thường GPMB

- Căn cứ: Công tác GPMB diễn ra ở những địa bàn có đặc điểm kinh tế, văn

hóa, chính trị càng phức tạp thì việc tiến hành thu hồi và bồi thường càng khó khăn, phức tạp. Không những cần sự hợp tác của nhân dân mà còn đòi hỏi cán bộ thực hiện công tác thu hồi và bồi thường GPMB phải có trình độ chuyên môn cao, hiểu biết rộng, sâu về lĩnh vực này. Cán bộ thực hiện công tác bồi thường GPMB tại Trung tâm phát triển quỹ đất thị xã Đông Triều hiện nay đa số là cán bộ trẻ, thiếu kinh nghiệm gây khó khăn khi xử lý những tình huống, phương án bồi thường phức tạp, dẫn đến công tác bồi thường GPMB được thực hiện chậm hoặc gây sai sót.

- Mục tiêu: Nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn của các cán bộ

trực tiếp thực hiện công tác GPMB.

- Giải pháp:Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ trước khi thực hiện công

vực này. Công tác đào tạo, giáo dục cán bộ cần được coi trọng hơn nữa. Thường xuyên phối hợp với Sở Tài chính, sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước về công tác GPMB và các chế độ chính sách có liên quan đến GPMB cho đội ngũ cán bộ chuyên trách từ thị xã đến cơ sở, đặc biệt khi Bộ, Chính phủ ban hành Thông tư, Nghị định mới. Nâng cao trách nhiệm của người cán bộ, có hình thức thưởng phạt nghiêm minh, xử lý nghiêm, thích đáng các cán bộ vì lợi ích riêng mà vi phạm trng quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Tránh tình trạng đưa cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng để lấy con số báo cáo thành tích. Tập trung rà soát lại thực trạng đội ngũ cán bộ nhất là cán bộ có trình độ Đại học và sau đại học, kiểm tra xem đã có các công trình nghiên cứu, đề án, giải pháp thực hiện nào khả thi, có hiệu quả, có thể ứ dụng vào thực tiễn. Qua đó tạo điều kiện hỗ trợ cho cán bộ, công chức nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ, phát huy kiến thức, năng lực của mình thông qua hiệu quả công việc và kết quả đạt được, tránh tình trạng nhận thức đi học là để lấy bằng, để bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo. Thông qua công tác rà soát đánh giá lại thực trạng, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức đơn vị mình quản lý, lãnh đạo các đơn vị, các địa phương xây dựng kế hoạch đào tạo phù hợp, sát thực tế nhu cầu phát triển, thực hiện đào tạo theo công việc, gắn việc đào tạo với việc sử dụng sau đào tạo.

Song song với việc đào tạo cán bộ công chức, cần thay đổi quan điểm trong công tác tuyển dụng cán bộ công chức, viên chức nói chung và cán bộ GPMB nói riêng. Một vấn đề lớn, nhức nhối hiện nay trong công tác tuyển dụng cán bộ công chức, viên chức là tình trạng “chạy chọt”. “con ông cháu cha”, những người không có trình độ chuyên môn nghiệp vụ hoặc trình độ không cao.

Tiền thân của Trung tâm phát triển quỹ đất thị xã Đông Triều là Ban bồi thường huyện Đông Triều được thành lập năm 2009, cán bộ chủ yếu được cóp nhặt từ các phòng ban chuyên môn, ngoài công việc chính tại phòng ban, công việc tại Ban bồi thường là kiêm nhiệm nên tinh thần trách nhiệm không được cao. Từ khi được thành lập năm 2010, Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Đông Triều có 05 viên chức, năm 2014 tổ chức tuyển dụng thêm 03 viên chức. Cho đến nay tổng số viên chức của Trung tâm phát triển quỹ đất là 08 nguời và từ năm 2014 cho đến

nay, Trung tâm phát triển quỹ đất không tổ chức thêm đợt tuyển dụng nào nữa. Với thực tế số lượng dự án cần thực hiện như hiện nay, chỉ với 08 viên chức là quá ít, Trung tâm phát triển quỹ đất thị xã đã ký hợp đồng lao động với 12 người. Số lượng lao động hợp đồng còn lớn hơn số lượng viên chức tại trung tâm, là một lao động hợp đồng tuy được ký hợp đồng với trung tâm và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình, tuy nhiên có rất nhiều hạn chế đối với lao động hợp đồng mà chỉ các viên chức mới có thể làm được. Như vậy, gánh nặng đặt lên vai các viên chức tại Trung tâm, số lượng viên chức quá ít không thể đáp ứng hết nhu cầu của công việc. Để giải quyết vấn đề trên, Trung tâm phát triển quỹ đất thị xã, UBND thị xã cần có văn bản đề nghị tới Sở nội vụ cho phép tuyển dụng thêm viên chức hoặc được ký thêm hợp đồng lâu dài, để giảm tải công việc cho các viên chức, người lao động yên tâm công tác.

Phẩm chất của cán bộ trong công tác GPMB cũng là một vấn đề nan giải. Trong đội ngũ cán bộ có một bộ phận không nhỏ gây cản trở trong công tác bồi thường, không ít cán bộ tham ô, tham nhũng đã lợi dụng sự hiểu biết của đối tượng bị thu hồi đất, lợi dụng chức vụ, tín nhiệm của mình, cố tình không công khai dự án cũng như chính sách bồi thường của Nhà nước để trục lợi cá nhân. Đặc biệt có sự thông đồng từ thôn đến xã trong việc xác định nguồn gốc đất, chuyển từ đất công sang đất giao. Vì vậy phải chọn được những cán bộ, đảng viên có lập trường tư tưởng vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực, kiến thức pháp luật, có chuyên môn cao... để làm công tác chính sách bồi thường, tái định cư.

Cần có chính sách thu hút nhân tài, những người có khả năng, trình độ về làm việc tại các phòng ban hay đơn vị sự nghiệp của thị xã. Là đơn vị sự nghiệp có thu, chính sách thu hút nhân tài có thể bằng tiền một lần, bằng vị trí công tác hay ưu đãi về nhà ở, hoặc các điều kiện đảm bảo khác về y tế, giáo dục cho con em. Tạo cơ hội cho những người có năng lực thực sự nắm những vị trí chủ chốt tại các đơn vị, góp phần xây dựng thị xã ngày một giàu đẹp văn minh.

4.2.2.3. Tổ chức học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với các đơn vị trên địa bàn tỉnh

- Căn cứ: Kinh nghiệm tốt về GPMB của các địa phương khác nhau sẽ giúp

cho việc xây dựng và thực hiện phương án GPMT tại một địa phương cụ thể được dễ dàng hơn và thuận lợi hơn.

- Mục tiêu: Tìm ra những ưu điểm tốt, cách làm hay giữa các huyện thị xã

trong tỉnh để học hỏi, áp dụng khi xử lý những vướng mắc tại địa phương, nâng cao năng lực đối với cán bộ thực hiện công tác quản lý nhà nước về giải phóng mặt bằng.

- Giải pháp: Đối với những dự án thu hồi đất trên địa bàn của hai huyện, thị xã, cần tổ chức những buổi làm việc chung giữa phòng ban chuyên môn của hai bên để thống nhất đưa ra những cách làm, cách giải quyết vướng mắc giống nhau, tránh tình trạng có sự so sánh, tị nạnh dẫn đến những khiếu kiện không đáng có. Tổ chức các buổi tập huấn, trao đổi nghiệp vụ theo các chuyên đề. Tại địa phương khi có vướng mắc, khó áp dụng theo Luật, nghị định cần trao đổi, tham khảo ý kiến tại các địa phương trên địa bàn tỉnh.

4.2.3. Nhóm giải pháp tăng cường công tác thông tin tuyên truyền chính sách, pháp luật và nâng cao nhận thức của người dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý nhà nước về công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn thị xã đông triều, tỉnh quảng ninh (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)