Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động KHCN tại các Đại học vùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường quản lý hoạt động khoa học công nghệ tại đại học thái nguyên (Trang 28 - 33)

5. Bố cục của luận văn

1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động KHCN tại các Đại học vùng

1.1.4.1. Các yếu tố bên trong tổ chức

- Chính sách tuyển dụng, bố trí, đánh giá và bổ nhiệm cán bộ khoa học.

Việc tuyển dụng, bố trí, đánh giá và bổ nhiệm cán bộ khoa học là nhiệm vụ quan trọng đối với hoạt động quản lý trong lĩnh vực phát triển hoạt động khoa học tại các Đại học, các trường đại học. Tuyển dụng đúng, bố trí đúng và đặc biệt đánh giá đúng cán cán bộ khoa học sẽ là điều kiện tiên quyết để lĩnh vực

NCKH phát triển và chính điều đó sẽ đáp ứng được các yêu cầu mới. Cụ thể, các Đại học, các trường Đại học phải có văn bản công bố các tiêu chuẩn, tiêu chí liên quan đến NCKH khi tuyển dụng, khi bố trí công việc và khi đánh giá hay bổ nhiệm cán bộ khoa học.

- Hệ thống thông tin quản lý. Hệ thống thông tin quản lý là một nhu cầu tất yếu, nó không những giúp các nhà quản lý trong hoạt động của mình về lĩnh vực NCKH mà nó chính là nơi hữu hiệu để lan tỏa uy tín và sức mạnh nội lực về NCKH của các Đại học, các trường Đại học trong hoạt động biến các lý luận thành các biện pháp/giải pháp cụ thể mang tính khoa học, nhằm khắc phục các yếu kém đang tồn tại trong bản thân đơn vị mình. Hệ thống thông tin quản lý, thống kê và phổ biến KQNC cũng là cơ sở để so sánh và chứng minh một cách tường minh khả năng quản lý và sự phát triển trong NCKH của một Đại học, một trường đại học này với các cơ sở khác.

- Sự gắn kết giữa giảng dạy với NCKH. Một trong các yêu cầu rất lớn là: KQNC phải đáp ứng được mục tiêu của nghiên cứu đã được phê duyệt, chính vì vậy, trong các Đại học, các trường Đại học, các giảng viên/nhà khoa học cần có ý thức gắn kết với công tác giảng dạy của mình. Công tác giảng dạy là hoạt động chính của các giảng viên/giảng viên kiêm nhiệm, chính ở đây, các giảng viên/giảng viên kiêm nhiệm bao giờ cũng là người phát hiện và nung nấu nhiều nhất cách hóa giải các yếu kém đang tồn tại trong công tác giảng dạy/quản lý như: Chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy, quản lý hoạt động giảng dạy, quản lý các hoạt động khác trong một cơ sở giáo dục... để qua đó không những truyền thụ được các tri thức, củng cố và phát triển nhân cách cho người học mà còn cải thiện được kỹ năng quản lý một cơ sở giáo dục...

- Thái độ tích cực khi tham gia NCKH. Khi tham gia NCKH, ngoài các yếu tố tạo động lực từ bên ngoài ảnh hưởng tới, thì các cá nhân/tổ chức phải tìm được động lực tự trong bản thân mình, đó là, nhờ NCKH mà bản thân đã

khai thác được tri thức, kỹ năng và năng lực sáng tạo của mình nhằm cống hiến cho công tác của mình, cho đơn vị, cho cộng đồng và cho toàn xã hội. Khi tham gia NCKH, các cá nhân/tổ chức phải thể hiện được thái độ tận tâm, có trách nhiệm, ham học hỏi, trung thực và luôn thực hiện đúng các yêu cầu, các nguyên tắc cụ thể đã được quy định. Cụ thể, các Đại học, các trường Đại học phải có văn bản quy định để xử lý (khen thưởng, nhắc nhở hay kỷ luật) đối với những cá nhân trong việc thực hiện NCKH và phải coi việc tổ chức thi đua, khen thưởng là hoạt động then chốt trong NCKH nhằm tạo động lực và thái độ trong việc tham gia nghiên cứu của từng cá nhân trong các Đại học, các trường Đại học; Hằng năm, Đại học và các trường Đại học phải có các sermina hoặc hội thảo để trao đổi và truyền kinh nghiệm trong NCKH.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị và hỗ trợ kinh phí. Cơ sở vật chất, trang thiết bị và hỗ trợ kinh phí là điều kiện tối cần thiết cho NCKH. Nó còn là môi trường thuận lợi cho NCKH phát triển. Cụ thể, các Đại học, các trường Đại học phải đầu tư hệ thống wifi trong toàn Đại học, phải đầu tư cho thư viện và phải có phần mềm ứng dụng nhằm quản lý và khai thác các KQNC...; Hằng năm các Đại học, các trường Đại học cần có kế hoạch để hỗ trợ kinh phí (kinh phí thu được do các hoạt động khác) cho các đề tài cũng như cải tiến các thủ tục giải ngân, thanh, quyết toán kinh phí.

- Sự ảnh hưởng của chủ thể quản lý (thủ trưởng CSGDĐHTV cùng bộ phận tham mưu) và các chủ thể có liên quan (Chủ nhiệm đề tài, Tổ trưởng tổ kiểm tra, Chủ tịch Hội đồng đánh giá, nghiệm thu và thủ trưởng cơ quan/tổ chức sẽ thụ hưởng KQNC).

- Năng lực của các cơ quan tham mưu, quản lý KH&CN:

Đằng sau các chính sách, đường lối của nhà nước - vấn đề ảnh hưởng trực tiếp tới định hướng hoạt động KHCN - Luôn là các cơ quan tham mưu, quản lý KHCN. Đây là những cơ quan cần phải có năng lực rất tốt mới có thể

tham mưu cho chính phủ một cách chuẩn xác về đường hướng phát triển KHCN của đất nước. Việc tham mưu sai, chưa chuẩn xác hoặc chậm nhịp so với thế giới sẽ khiến nền KH&CN đất nước dễ dàng bị tụt hậu so với phần còn lại của thế giới.

Cơ chế kế hoạch hoá, tập trung, bao cấp ăn sâu vào tiềm thức và thói quen của không ít cán bộ KH&CN và quản lý KH&CN đã tạo ra sức ỳ không dễ khắc phục trong cơ chế mới, không đáp ứng được yêu cầu về đổi mới quản lý KH&CN trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế.

Chưa làm rõ trách nhiệm của Nhà nước đối với những hoạt động KH&CN mà Nhà nước cần đầu tư phát triển như: các lĩnh vực KH&CN trọng điểm, ưu tiên; nghiên cứu chiến lược, chính sách phát triển; nghiên cứu cơ bản; nghiên cứu mang tính công ích, v.v...; cũng như chưa có cơ chế, chính sách phù hợp đối với các hoạt động KH&CN cần và có thể vận dụng cơ chế thị trường, như nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ, dịch vụ KH&CN.

Quản lý nhà nước đối với khu vực hành chính và khu vực sự nghiệp trong hệ thống KH&CN chưa được tách biệt rõ ràng, làm cho công tác quản lý các tổ chức KH&CN còn mang nặng tính hành chính. Chậm tổng kết thực tiễn để nhân rộng các điển hình tiên tiến về gắn kết giữa nghiên cứu KH&CN với giáo dục - đào tạo và sản xuất - kinh doanh.”

1.1.4.2. Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài

- Đường lối chính sách phát triển KH&CN của Đảng và Nhà nước: Có thể nói, đường lối phát triển KH&CN của Đảng và Chính phủ là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp, vĩ mô và mạnh mẽ đối với hoạt động KH&CN. Trong từng giai đoạn cụ thể của đất nước, các lĩnh vực KH&CN khác nhau sẽ được ưu tiên khác nhau để phục vụ mục tiêu phát triển đất nước. Những sự ưu tiên này về cơ bản sẽ được thể hiện rõ ràng trong đường lối, chính sách và các quy

định của chính phủ. Đây sẽ là kim chỉ nam cho định hướng phát triển hoạt động khoa học, công nghệ của đất nước.

Quan điểm KH&CN là nền tảng và động lực phát triển đất nước đã được khẳng định trong các nghị quyết của Đảng nhưng trên thực tế chưa được các cấp, các ngành, các địa phương quán triệt đầy đủ và triển khai trong thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội.

Nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển KH&CN chậm được thể chế hoá bằng các văn bản quy phạm pháp luật; việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện chính sách thiếu kiên quyết nên kết quả còn hạn chế.”

- Chính sách ưu tiên cho các đề tài phục vụ công tác quản lý và giảng dạy: Các CSGDĐHTV đều có chức năng NCKH nhằm phục vụ công tác quản lý, công tác bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và triển khai những tiến bộ về khoa học giáo dục, khoa học quản lý giáo dục tới các cơ sở giáo dục. NCKH sản phẩm ứng dụng là một loại hình nghiên cứu trong giáo dục nhằm thực hiện một tác động hoặc can thiệp sư phạm và đánh giá ảnh hưởng của nó. Cụ thể: Tác động hoặc can thiệp đó có thể là việc sử dụng phương pháp dạy học, sách giáo khoa và sử dụng sách giáo khoa, phương pháp quản lý và tư vấn chính sách mới... của giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục; tác động hoặc can thiệp đó có thể là các biện pháp hoặc giải pháp về một vấn đề nào đó của các học viên, sinh viên khi họ tham gia làm đề tài NCKH hay làm các khoá luận tốt nghiệp. Trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam với giải pháp đột phá: Đổi mới quản lý giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Quyết định số 382/QĐ-BGDĐT, ngày 20/01/2012 về việc ban hành các chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục. Theo đó, trong các chương trình đều dành một thời lượng nhất định cho việc bồi dưỡng và trao đổi về NCKH sản phẩm ứng dụng. Việc ưu tiên cho các đề tài NCKH sản phẩm ứng dụng phục vụ công tác quản lý và giảng dạy tại các CSGDĐHTV là một xu thế tất yếu không những vừa đáp ứng nhiệm vụ chính trị mà qua sự ưu tiên này, sẽ góp phần đổi mới căn bản, toàn diện

nền giáo dục Việt Nam.

- Cơ chế đầu tư cho phát triển KH&CN:

Sau khi có sự tham mưu chuẩn xác, đường lối, chính sách rõ ràng, thì cơ chế đầu tư cho phát triển KH&CN là một yếu tố vô cùng quan trọng. Hoạt động KH&CN là một hoạt động đặc thù, đòi hỏi sự đầu tư cả về vật chất và con người trong một thời gian dài. Để hoạt động này có thể phát triển mạnh mẽ đòi hỏi một cơ chế đầu tư phù hợp và có chiều sâu. Việc đầu tư hời hợt, không hiệu quả sẽ chỉ có thể mang lại những sản phẩm không hiệu quả, không có tính sáng tạo và ứng dụng thực tế.

Đầu tư xây dựng tiềm lực KH&CN trong thời gian dài còn chưa được chú trọng đúng mức, thiếu tập trung vào lĩnh vực trọng điểm, ưu tiên, dẫn đến cơ sở hạ tầng KH&CN lạc hậu, hiệu quả đầu tư thấp. Thiếu quy hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học trình độ cao ở các lĩnh vực KH&CN ưu tiên, đặc biệt là” cán bộ KH&CN đầu ngành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường quản lý hoạt động khoa học công nghệ tại đại học thái nguyên (Trang 28 - 33)