Đánh giá hoạt động KHCN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường quản lý hoạt động khoa học công nghệ tại đại học thái nguyên (Trang 67 - 69)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng quản lý hoạt động KHCN tại Đại học Thái Nguyên

3.2.5. Đánh giá hoạt động KHCN

Định hướng phát triển của Đại học Thái Nguyên là nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực; kết hợp giữa đào tạo với NCKH và chuyển giao KHCN trong tất cả các lĩnh vực của đời sống: Khoa học kỹ thuật công nghiệp, nông lâm nghiệp, chăn nuôi, thú y, thủy sản; khoa học tự nhiên; khoa học Y - dược; khoa học xã hội - nhân văn; khoa học sự sống; khoa học môi trường; công nghệ thông tin và truyền thông.

NCKH và CGCN của Đại học Thái Nguyên được triển khai ở 07 CSGDĐHTV, 01 trường cao đẳng, 02 khoa trực thuộc, 03 viện nghiên cứu trực thuộc Đại học và 05 trung tâm nghiên cứu, chuyển giao KHCN. Các kết quả NCKH của Đại học Thái Nguyên có giá trị thực tiễn và hàm lượng khoa học, góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ đắc lực nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của vùng trung du miền núi phía Bắc và trong cả nước, đồng thời tạo ra các sản phẩm KHCN có tính ứng dụng cao.

Đại học Thái Nguyên đã thực hiện việc gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo và NCKH. Nguồn nhân lực thực hiện các hoạt động nghiên cứu KHCN ở Đại học

Thái Nguyên chủ yếu là các CBGV, nghiên cứu viên và người học. Với phương châm giảng viên là nhà khoa học, đào tạo dựa vào nghiên cứu phục vụ nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, các đề tài NCKH của Đại học Thái Nguyên đã gắn liền với các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ vào thực tiễn sản xuất. Đến nay, Đại học Thái Nguyên đã ký kết thoả thuận hợp tác toàn diện về NCKH và CGCN với 14 tỉnh thuộc vùng trung du, miền núi phía Bắc, thực hiện hàng trăm chương trình CGCN cho hầu hết các tỉnh trong vùng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói, giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương mang lại hiệu quả thiết thực.

Đại học Thái Ngun hiện nay có hệ thống phịng thí nghiệm được đầu tư từ các chương trình dự án đầu tư của Nhà nước như Dự án phịng thí nghiệm trọng điểm, dự án tăng cường năng lực nghiên cứu vv. Cụ thể, Đại học Thái Nguyên đã xây dựng các dự án Tăng cường năng lực NCKH đầu tư thiết bị cho các phịng thí nghiệm trọng điểm bằng nguồn vốn KHCN với tổng kinh phí là: 37.867.000.000 đồng. Các thiết bị đầu tư từ các dự án trên đều đã lắp đặt nghiệm thu và đưa vào khai thác, sử dụng có hiệu quả. Đại học Thái Nguyên cũng đã xây dựng dự án vay vốn ODA - Italia đầu tư trang thiết bị phịng thí nghiệm cho trường Đại học Nơng Lâm với tổng kinh phí là 1.163.636 USD (tương đương 19.781.812.000 đồng).

Việc đầu tư thiết bị phục vụ đào tạo và NCKH đã có những chuyển biến rõ rệt cả về chất lượng và số lượng; tập trung đầu tư phát triển các phịng thí nghiệm trọng điểm; các trường và đơn vị trực thuộc, bằng nguồn vốn tự có, đã đầu tư cho phịng thí nghiệm của các Bộ môn, đáp ứng kịp thời và đồng đều cho tất cả các môn học, ngành học.

Để phát triển thành Đại học nghiên cứu, Đại học Thái Nguyên đã thành lập 04 Viện nghiên cứu và 01 bệnh viện thực hành trực thuộc Đại học; 8 Trung tâm NCKH và CGCN, 01 công ty TNHH trực thuộc các CSGDĐHTV. Đây là những viện và trung tâm nghiên cứu có nhiệm vụ làm đầu mối thực hiện và chuyển giao các KQNC của Đại học Thái Nguyên vào thực tiễn đời sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường quản lý hoạt động khoa học công nghệ tại đại học thái nguyên (Trang 67 - 69)