Kết quả thực hiện hoạt động KHCN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường quản lý hoạt động khoa học công nghệ tại đại học thái nguyên (Trang 56 - 66)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng quản lý hoạt động KHCN tại Đại học Thái Nguyên

3.2.3. Kết quả thực hiện hoạt động KHCN

Trong những năm vừa qua, hoạt động NCKH của Đại học đã tạo ra một số sản phẩm KHCN phục vụ phát triển kinh tế xã hội và đào tạo, bao gồm các quy trình cơng nghệ, ...một số sản phẩm giống cây trồng, vật nuôi,... chế phẩm sinh học, trang thiết bị máy móc cơng nghiệp, phần mềm ứng dụng, giải pháp kĩ thuật,... hoạt động NCKH của Đại học Thái Ngun đã có những thành cơng đáng kể về số lượng các đề tài và kinh phí dành cho nghiên cứu khoa học. Những thành quả này đã góp phần đào tạo nguồn lực KHCN cho các tỉnh trong cả nước nhất là khu vực trung du và miền núi phía Bắc và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các địa phương, doanh nghiệp thông qua hoạt động dịch vụ”KHCN:

3.2.3.1. Kết quả nhiệm vụ NCKH và phát triển công nghệ cấp Nhà nước

Trong giai đoạn 2014 - 2018, Đại học Thái Nguyên đã và đang triển khai thực hiện 41 nhiệm vụ cấp Nhà nước thuộc các lĩnh vực: Trồng trọt, chăn nuôi, thú y, lâm nghiệp, cơng nghệ sinh học; trong đó có đề tài thuộc chương trình Nghị định thư, đề tài thuộc chương trình quỹ gen, đề tài độc lập cấp Nhà nước và đề tài nghiên cứu cơ bản (Quỹ nafosted).

Trong giai đoạn này, ĐHTN đã tích cực chủ động trong việc tìm kiếm, phát triển các đề tài NCKH cấp Nhà nước đem lại những đóng góp tích cực trong hoạt động NCKH, thơng qua đó nhiều kết quả nghiên cứu của các đề tài đã được đánh giá cao và có ứng dụng hiệu quả trong thực tiễn sản xuất, đào tạo đội ngũ có trình độ cao của ĐHTN. Tuy nhiên, có sự khơng đồng đều giữa các đơn vị trong việc triển khai đề tài cấp Nhà nước, có một số đơn vị khơng có đề tài nào, nguyên nhân chủ yếu là do lĩnh vực chuyên ngành cũng như tiềm lực KHCN của đơn vị chưa thực sự là hướng ưu tiên của các đề tài KHCN cấp Nhà nước. Trong số các đề tài cấp Nhà nước mà ĐHTN đang triển khai chủ yếu tập trung ở khối nghiên cứu cơ bản do Quỹ Nafosted tài trợ, 03 đề tài thuộc Chương trình giáo dục; 02 đề tài do Ủy ban dân tộc đặt hàng.

Đến năm 2018, tổng kinh phí trên 40 tỷ đồng được cấp, hầu hết các đề tài nghiên cứu đều triển khai thực hiện đúng tiến độ, các nội dung nghiên cứu bám sát với mục tiêu đề ra và các chỉ tiêu đăng ký trong Thuyết minh, các sản phẩm tạo ra đều đáp ứng được tính ứng dụng, tính khoa học, góp phần giải quyết được những khó khăn trong thực tiễn cũng như cơng bố được nhiều bài báo trên các tạp chí khoa học uy tín trên thế giới. Đánh giá tiến độ thực hiện nhiệm vụ hàng năm (định kỳ 2 lần/năm) cho thấy, hầu hết các chủ nhiệm đề tài đều thực hiện đúng các quy định về quản lý nhiệm vụ KHCN của cơ quan chủ trì, thực hiện đúng nguyên tắc về tài chính, kịp thời báo cáo và giải quyết những vấn đề phát sinh như kéo dài thời gian thực hiện do các yếu tố khách quan. 100% nhiệm vụ sau khi hoàn thành đều được Hội đồng nghiệm thu đánh giá xếp loại từ Khá trở lên.

Tuy chưa đạt được một số chỉ tiêu đã đặt ra, nhưng trong thời gian vừa qua Đại học Thái Nguyên đã thực hiện được một số kết quả vượt ngoài kế hoạch. Cụ thể, Đại học Thái Nguyên đã thực hiện nhiệm vụ đánh giá phản biện một số chính sách của Đảng và Nhà nước. Đại học Thái Nguyên đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đánh giá những thành tựu đạt được về kinh tế xã hội của đất nước qua 30 năm đổi mới do Ban Kinh tế Trung ương Đảng giao nhiệm vụ, ĐHTN cũng đã thực hiện nhiệm vụ đánh giá công tác y tế và các vấn đề xã hội do Ban Tuyên giáo Trung ương đặt hàng nhiệm vụ. Các nhiệm vụ trên đã được các Ban của Đảng đánh giá cao về các kết quả đạt được. Đây chính là những kết quả để khẳng định vị thế và uy tín của Đại học đối với Đảng và Nhà nước, đây sẽ là bước đi đầu tiên trong việc Đại học Thái Nguyên sẽ là một trong những đối tác quan trọng giúp cho Đảng và Nhà nước nhận được những ý kiến đánh giá cũng như phản biện khách quan về các chính sách trong lãnh đạo và điều hành đất nước.

3.2.3.2. Về nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cấp Bộ

Giai đoạn 2014 - 2018, Đại học Thái Nguyên đã chủ trì thực hiện 115 nhiệm vụ KHCN cấp Bộ với tổng kinh phí là 29.545,50 triệu đồng, trong đó có

đề tài KHCN cấp Bộ; dự án sản xuất thử nghiệm; nhiệm vụ quỹ gen cấp Bộ; nhiệm vụ Giáo dục và Bảo vệ môi trường; dự án tăng cường năng lực nghiên cứu cho các phịng thí nghiệm.

Về cơ bản các nhiệm vụ được triển khai thực hiện đúng tiến độ nghiên cứu đề ra, cơng tác kiểm tra đơn đốc tình hình thực hiện đối với các nhiệm vụ của cơ quan quản lý đảm bảo nghiêm túc, theo đúng các quy định của Bộ và của ĐHTN.

Từ kết quả thực hiện các nhiệm vụ KHCN cấp Bộ giai đoạn này cho thấy, cơ bản các nhiệm vụ đều thực hiện theo đúng tiến độ, đảm bảo các nội dung nghiên cứu như đăng ký trong Thuyết minh và tạo ra những sản phẩm có tính ứng dụng, thực tiễn cao, góp phần đáng kể trong việc nâng cao hiệu quả trong các lĩnh vực: nông - lâm nghiệp, quy hoạch kinh tế - xã hội, giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe, cơng nghiệp và cơng nghệ thông tin…

Trong tổng số 115 đề tài thực hiện trong giai đoạn 2014 - 2018, đã có 80% đề tài đã được nghiệm thu đúng tiến độ xếp loại khá trở lên.

Bên cạnh đó, do những thay đổi trong việc cấp kinh phí triển khai thực hiện đề tài B2013, B2014, nguồn kinh phí cấp trong năm 2014, 2015 giảm đi 50% so với kế hoạch đã làm ảnh hưởng rõ rệt đến tiến độ thực hiện đề tài. Các đề tài B2013 phải kéo dài thời gian thực hiện sang năm 2015 và đề tài B2014 kéo dài sang năm 2016. Đến nay các đề tài B2013 đã nghiệm thu xong cấp cơ sở và một số đề tài đã nghiệm thu chính thức, số còn lại đang làm hồ sơ nghiệm thu cấp Bộ.

3.2.3.3. Kết quả thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ cấp Đại học và cơ sở

a. Kết quả thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ cấp Đại học Trong giai đoạn 2014 - 2018, ĐHTN đã phê duyệt 316 đề tài cấp Đại học với tổng kinh phí 42.292,33 triệu đồng. Trong quá trình triển khai, hầu hết các đề tài đã thực hiện đúng tiến độ, đảm bảo mục tiêu và nội dung nghiên cứu, thực

hiện tốt kế hoạch thanh quyết toán. Tuy nhiên, sang đến năm 2014 do những thay đổi về kế hoạch cấp kinh phí của Đại học Thái Nguyên, nguồn kinh phí đề tài cấp Đại học được phân cấp cho các cơ sở giáo dục đại học thành viên trích từ 5% nguồn thu hợp pháp dành cho hoạt động KHCN, do có sự chuyển đổi, kinh phí cấp cho các chủ nhiệm đề tài khơng kịp thời hoặc không đủ, chỉ đảm bảo 50% tổng kinh phí đề tài nên đã phần nhiều ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện đề tài ĐH2013 (năm thứ hai), ĐH2014. Đối với đề tài ĐH 2015, ĐH 2016, do khơng được Bộ cấp kinh phí nên Đại học đã dành 1 nguồn ngân sách đáng kể để hỗ trợ 1 phần cho các đề tài cấp Đại học, đến năm 2017, Đại học giao quyền chủ động 100% cho các CSGD ĐHTV xét duyệt đề xuất, thuyết minh đề tài và mức kinh phí cho từng đề tài theo sản phẩm cuối cùng được nghiệm thu, đây là giai đoạn đổi mới NCKH gắn với sản phẩm cuối cùng, tăng thực quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và giải trình hoạt động KHCN của các CSGD ĐHTV.

Như vậy, đánh giá chung về tình hình thực hiện đề tài KHCN cấp Đại học cho thấy, các chủ nhiệm đề tài đã thực hiện tốt các quy định và quản lý KHCN và quy định về tài chính, các sản phẩm đều đảm bảo theo yêu cầu đã đăng ký trong thuyết minh.

b. Kết quả thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ cấp cơ sở Đảng ủy, Ban Giám đốc ĐHTN luôn quan tâm đến công tác NCKH của giảng viên, sinh viên trong toàn ĐH với mục tiêu bồi dưỡng, phát triển các nhà khoa học là những giảng viên trẻ, tạo tiền đề cho việc phát triển các nghiên cứu chuyên sâu hơn; giúp sinh viên làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, phát triển các ý tưởng khoa học từ những kiến thức lý thuyết và tạo ra những sản phẩm tại các mơ hình thực hành, thực tập. Hàng năm, Đại học Thái Ngun ln khuyến khích các CSGD ĐHTV trích từ nguồn thu hợp pháp từ 1.500 -2.000 triệu đồng cho hoạt động NCKH của giảng viên, sinh viên trong toàn Đại học.

Hầu hết các giảng viên và sinh viên đều có ý thức, trách nhiệm trong việc thực hiện đề tài, say mê trong công tác trong nghiên cứu khoa học. 100% đề tài cấp cơ sở đều nghiệm thu đúng tiến độ, đảm bảo các nội dung nghiên cứu, khơng có đề tài nào bị đánh giá “không đạt yêu cầu”. Sau nghiệm thu đề tài cấp cơ sở, chủ nhiệm đề tài có trách nhiệm hồn thiện nộp hồ sơ theo yêu cầu, các tóm tắt kết quả nghiên cứu (bằng tiếng Việt và tiếng Anh) được công khai trên Website của các cơ sở giáo dục đại học thành viên.

Các đề tài NCKH của sinh viên được thực hiện với nhiều lĩnh vực khác nhau, nội dung đa dạng phong phú dưới sự hướng dẫn của đa số các giảng viên có kinh nghiệm giảng dạy, có chức danh, học vị. Phần lớn đề tài sinh viên được định hướng gắn với nghiên cứu của giảng viên hướng dẫn nên đã góp phần nâng cao chất lượng của các nghiên cứu ở cấp cao hơn.

Công tác đánh giá, nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên thường được các đơn vị tổ chức gắn với hội nghị khoa học sinh viên cấp trường hoặc cấp khoa. Cách làm này đã được thực hiện qua mấy năm gần đây và đã làm tăng thêm hiệu quả của hoạt động khoa học sinh viên. Thông qua các hội nghị, giảng viên trẻ và sinh viên có cơ hội trao đổi học hỏi, cập nhật thơng tin mới, từ đó rút ra kinh nghiệm, có các biện pháp điều chỉnh hoạt động liên quan đến NCKH. Đoàn Thanh niên và Hội sinh viên của ĐHTN đã phối hợp với BCH đoàn các cấp tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, khuyến khích, động viên và tạo "sân chơi" cho sinh viên và giảng viên trẻ tham gia NCKH, thi sáng tạo KHCN và ý tưởng khởi nghiệp. Thành tích đạt được:

- Năm 2014, Tài năng khoa học trẻ của giảng viên: 1 giải nhất, 3 giải nhì; Tài năng khoa học trẻ của SV: 2 giải nhì, 9 giải cấp ĐH; Triển lãm sáng tạo trẻ: 5 giải nhất, 9 giải nhì 15 giải ba; Sáng tạo trẻ tỉnh TN: 1 giải nhất, 1 giải nhì.

- Năm 2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo tạm dừng các giải thưởng NCKH sinh viên để điều chỉnh lại điều lệ hướng dẫn.

- Năm 2016, 2 giải nhì, 2 giải ba, 7 giải khuyến khích Sinh viên nghiên cứu khoa học, trong đó hai giải nhì được tặng Bằng khen của Trung ương Đoàn

TNCSHCM, các giải còn lại được tặng Giấy khen của Quỹ hỗ trợ sáng tạo Việt Nam (VIFOTEC).

- Năm 2017: Đại học Thái Nguyên đã dành được 01 giải nhì, 2 giải ba và 8 giải khuyến khích trong Cuộc thi Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học.

Ngồi ra cịn có 01 Giải Nhất tồn đồn cuộc thi “Biến đổi khí hậu với cuộc sống”, chủ đề “Lũ lụt, hạn hán và hành động của chúng ta” (do Tạp chí Mơi trường và Cuộc sống - Cơ quan ngơn luận của TW Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam tổ chức).

- Năm 2018: Trường Đại học Khoa học đạt 01 giải Nhì, 02 giải Khuyến khích Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu Khoa học; Trường Đại học Nông Lâm đạt 03 giải Ba Giải thưởng “Sinh viên NCKH” năm 2018, 01 giải Ba Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần thứ 20 năm 2018; Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thơng - 01 Giải Nhì, 02 Giải Ba, 03 giải Khuyến khích: Cuộc thi Sáng tạo trẻ tỉnh Thái Nguyên, 01 Giải Ba, 01 Giải Khuyến khích: Cuộc thi IoT Startup 2018, 01 Giải Nhì: Cuộc thi Tìm kiếm tài năng Sinh viên HTTT Kinh tế, 03 Giải Khuyến khích: Cuộc thi Olimpic tin học Sinh viên 2018; 01 Giải Nhất, 02 Giải Nhì, 03 Giải Ba, 10 Giải Khuyến khích: Cuộc thi ICTU Rrogramming Contest 2018, 01 Giải Nhất, 02 Giải Nhì, 03 Giải Ba, 07 Giải Khuyến khích: Cuộc thi Olimpic tin học ICTU 2018; Trường Đại học Sư phạm Giải thưởng SV NCKH toàn quốc năm 2018: 04 giải (1 Nhì, 2 Ba, 1 Khuyến khích); Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai Cuộc thi Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp “Startup Ideas” tỉnh Lào Cai lần thứ I + 2 giải (01 giải nhì, 01 giải khuyến khích).

Bảng 3.3. Thống kê số lượng tạp chí quốc tế giai đoạn 2014-2018 Loại tạp chí Loại tạp chí Số lượng Tổng Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tạp chí ISI/SCOPUS 63 43 59 114 159 438 Tạp chí quốc tế khác 96 69 141 220 209 735 Tổng 159 112 200 334 368 1.173

(Nguồn: Ban Khoa học Công nghệ và Môi trường - Đại học Thái Nguyên)

Giai đoạn 2014 - 2018, toàn Đại học Thái Nguyên có 1.173 bài báo đăng trên các tạp chí khoa học trong nước và quốc tế. Các bài báo được công bố trên kỷ yếu các hội nghị khoa học lớn và các tạp chí chuyên ngành tăng từ 515 bài trong nước lên 785 bài; đặc biệt số lượng bài đăng trên tạp chí và kỷ yếu hội nghị khoa học quốc tế tăng lên thể hiện kết quả NCKH của ĐHTN những năm gần đây đã đạt được nhiều kết quả có hàm lượng khoa học cao hơn, được các tạp chí uy tín cơng nhận.

So sánh với năm 2017, năm 2018 số lượng bài báo của ĐHTN đăng trên tạp chí trong danh mục ISI, Scopus năm 2018 tăng so với năm 2017 từ 114 lên 159 bài, tuy nhiên tổng số bài báo đăng trên các tạp chí trong và ngồi nước có giảm.

Hiện nay, Trường Đại học Khoa học có thành tích đặc biệt xuất sắc trong cơng bố bài báo trong tạp chí uy tín của quốc tế, có 54 bài trong danh mục ISI và Scopus, chiếm tỷ lệ 32,7% của toàn Đại học, tiếp theo là Trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp 25 bài và Trường ĐH Sư phạm 20 bài.

Do vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học và các đơn vị thành viên đã và đang thực hiện các chính sách quy định giảng viên bắt buộc phải thực hiện NCKH và công bố bài báo (giảng viên phải dành thời gian từ 90-110 tiết cho NCKH và giảng viên là tiến sĩ thì ít nhất cơng bố 01 bài báo, PGS, GS ít nhất cơng bố 2 bài báo khoa học/năm). Bên cạnh đó có nhiều giải pháp khuyến khích, động viên để tăng cường cơng bố quốc tế, như:

(1) Đề tài KHCN cấp Bộ, cấp Đại học: Ưu tiên tuyển chọn, phê duyệt cho các đề xuất, thuyết minh có nhiều cơng bố quốc tế trên tạp chí thuộc danh mục ISI, Scopus.

(2) Đại học Thái Nguyên đã ban hành Quyết định số 2358/QĐ-ĐHTN, ngày 19/11/2018, Quy định về khuyến khích nghiên cứu khoa học và cơng bố quốc tế.

(3) Từ năm 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện thưởng thêm cho các bài báo công bố quốc tế trên tạp chí thuộc danh mục ISI từ 3,4-4,0 triệu đồng;

(4) Từ năm 2017, Đại học Thái Nguyên thực hiện thưởng thêm cho mỗi tác giả là cán bộ, giảng viên, nhà khoa học của ĐH có bài báo cơng bố trên tạp chí thuộc danh mục ISI, Scopus là 01 triệu đồng/người/bài;

(5) Các đơn vị trực thuộc ĐH cũng đã có nhiều quy định để hỗ trợ, động viên, khuyến khích, thưởng cho các cơng bố quốc tế, cụ thể:

* Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường quản lý hoạt động khoa học công nghệ tại đại học thái nguyên (Trang 56 - 66)