5. Bố cục của luận văn
1.2.3. Bài học về tăng cường quản lý hoạt động KHCN cho Đại học TN
Từ kinh nghiệm của một số các Đại học, các trường đại học ở Việt Nam nói chung và trên thế giới nói riêng có thể vận dụng rút ra bài học kinh nghiệm cho Đại học Thái Nguyên như sau:
- Tiếp tục gắn kết chặt chẽ với các cơ quan khoa học của trung ương, mở rộng quan hệ hợp tác để xác định, lựa chọn tiến bộ kỹ thuật chuyển giao ứng dụng cho phù hợp, phát huy hiệu quả với điều kiện kinh tế - xã hội.
- Thực hiện việc đầu tư nâng cao tiềm lực KH&CN cho các tổ chức KH&CN đủ mạnh, có khả năng thực hiện các nhiệm vụ KHCN theo yêu cầu
phát triển. Các đề tài, dự án được xây dựng bám sát mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội. Tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp và người dân trong hoạt động nghiên cứu ứng dụng tiến bộ KH&CN.
- Tiếp tục tham mưu cho Đại học Thái Nguyên tăng cường lực lượng cán bộ làm công tác khoa học cả về số lượng và chất lượng thông qua việc có chính sách động viên, thu hút, đào tạo nguồn nhân lực, sử dụng tốt cán bộ trẻ có trình độ cao.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm KH&CN: Các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra phải thật sự gắn bó chặt chẽ với yêu cầu thực tiễn của sản xuất - kinh doanh, để hoạt động khoa học trở thành động lực mạnh mẽ của sự phát triển kinh tế, tránh lãng phí, tạo ra của cải vật chất mới, nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển xã hội. Đồng thời, ưu tiên hỗ trợ để hoàn thiện kết quả KH&CN có khả năng thương mại hóa. Xây dựng hệ thống các tổ chức dịch vụ chuyển giao và truyền bá công nghệ làm cầu nối giữa khoa học với sản xuất, phục vụ việc tạo lập và phát triển thị trường KH&CN.
- Tăng cường nâng cao số lượng, chất lượng các công bố quốc tế và chuyển giao KHCN, góp phần nâng cao vị thế của Đại học Thái Nguyên trong lĩnh vực KHCN trong và ngoài nước.
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU