Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4. Đánh giá chung về hoạt động quản lý KHCN tại Đại học TN
3.4.1. Kết quả và ưu điểm chính
Trong giai đoạn 2014 - 2018, Đại học Thái Nguyên đã có bước chuyển hướng mạnh mẽ về tư duy trong NCKH và CGCN. Các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu tập trung vào giải quyết các vấn đề lớn của các tỉnh và Chính phủ, đáp ứng yêu cầu của đời sống kinh tế, xã hội. Sự chuyển hướng về chất trong NCKH đó là thay đổi tư duy từ NCKH phục vụ giảng dạy sang NCKH phục vụ kinh tế, xã hội và bổ sung nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu thực tế. Giai đoạn này có sự gia tăng số lượng các đề tài dự án Chính phủ và Bộ GD&ĐT giao cho thể hiện niềm tin của Chính phủ, Bộ với ĐHTN.
- Hoạt động KHCN của ĐHTN đã được triển khai tốt, khai thác được nhiều nguồn lực, đạt được những thành tựu đáng kể.
- Trong giai đoạn này, hoạt động KHCN có sự chuyển biến cả về số lượng và chất lượng các chương trình, hàm lượng khoa học trong các đề tài NCKH và dự án CGCN ngày càng tăng. Hoạt động KHCN đã tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng và có tính thực tiễn cao, nhiều đề tài đã hợp tác với các đối tác nước ngoài để nhập khẩu công nghệ, kỹ thuật tiên tiến từ các nước phát triển tạo ra những sản phẩm khác biệt có ý nghĩa. Ngồi ra, hoạt động KHCN của Đại học Thái Nguyên đã có sự tăng trưởng mạnh và đồng bộ trên nhiều
lĩnh vực như NCKH, CGCN, HTQT, hoạt động NCKH của sinh viên và giảng viên trẻ, tổ chức hội nghị hội thảo quốc tế, quốc gia và cơng bố các cơng trình trên tạp chí KHCN… đã góp phần tích cực trong phát triển kinh tế xã hội các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, đồng thời đã hỗ trợ hiệu quả và góp phần làm tăng chất lượng đào tạo, góp phần quan trọng vào thành tựu chung của Đại học Thái Nguyên.
Song song với việc triển khai và thực hiện đề tài KH&CN cấp Bộ, trong giai đoạn 2014-2018, ĐHTN rất quan tâm và tăng cường mối quan hệ với các địa phương, tiếp cận các chương trình chuyển giao KHCN. Chính vì vậy, trong 5 năm vừa qua, ĐHTN đã ký kết được hàng trăm hợp đồng CGCN với địa phương. Hoạt động chuyển giao góp phần nâng cao năng lực cho đội ngũ CBGV trong toàn ĐHTN và bổ sung kiến thức thực tiễn vào nâng cao chất lượng công tác đào tạo những năm gần đây. Đây là cơ hội góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân tại các địa phương và giúp cho các nhà khoa học chuyển giao những kết quả thuộc lĩnh vực NCKH vào thực tiễn sản xuất.
Bên cạnh đó, ĐHTN đã phối hợp với VCCI tổ chức Cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp và Diễn đàn và thắp lửa khởi nghiệp nhằm nâng cao khả năng hỗ trợ cho các dự án khởi nghiệp và bước đầu hình thành, xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp cũng như thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học cho sinh viên, giảng viên trẻ. Cuộc thi tạo môi trường thuận lợi cho các giảng viên, sinh viên được giao lưu học hỏi các nhà doanh nghiệp trẻ thành công, theo đuổi nghiên cứu khoa học trên các lĩnh vực.
- Về cơ bản các nhiệm vụ được triển khai thực hiện đúng tiến độ nghiên cứu đề ra, cơng tác kiểm tra đơn đốc tình hình thực hiện đối với các nhiệm vụ của cơ quan quản lý đảm bảo nghiêm túc, theo đúng các quy định của Bộ và của ĐHTN.
năm qua các đề tài KH&CN đã tạo ra những sản phẩm có tính ứng dụng, thực tiễn cao, góp phần đánh kể trong việc nâng cao hiệu quả trong các lĩnh vực: nông - lâm nghiệp, quy hoạch kinh tế xã hội, giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe, cơng nghiệp và cơng nghệ thơng tin mang lại hiệu ứng tốt cho công tác nghiên cứu khoa học và phát triển chương trình đào tạo.
3.4.2. Hạn chế
- Công tác định hướng NCKH và CGCN chưa tốt. Các nghiên cứu chủ yếu là tự phát, nghiên cứu theo khả năng của cá nhân. Đại học chưa tập hợp được lực lượng nghiên cứu theo các hướng chính hoặc các hướng thực sự cần thiết phục vụ nhu cầu của xã hội.
- Đề tài NCKH, sản phẩm KHCN và kết quả công bố quốc tế trong thời gian qua vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của Đại học Thái Nguyên. Đặc biệt, số lượng đề tài cấp đại học, cấp bộ và cấp nhà nước vẫn cịn khiêm tốn. Các cơng bố quốc tế, đặc biệt là cơng bố trên các tạp chí quốc tế có uy tín ISI (gồm SCI, SCIE, SSCI, A&HCI) còn yếu cả về số lượng và chất lượng. Số bằng phát minh, sáng chế cấp quốc gia và quốc tế cịn q ít.
Các sản phẩm KHCN còn ở mức độ hạn chế cả về chất lượng và tính ứng dụng trong thực tiễn. Chưa có sản phẩm KHCN tiêu biểu mang thương hiệu của Đại học.
Nguồn kinh phí cho các hoạt động KHCN cịn hạn chế và cơ chế thanh toán cho hoạt động này cịn có nhiều vấn đề bất cập.
3.4.3. Nguyên nhân
- Đầu tư cho KHCN rất hạn chế, trang thiết bị phục vụ nghiên cứu thiếu, không đồng bộ. ĐHTN và các CSGDĐHTV chưa dành nguồn kinh phí thích đáng cho các nhiệm vụ KHCN. Các chính sách, quy định về hoạt động KHCN của các cấp, đặc biệt là của Đại học Thái Nguyên và các CSGDĐHTV còn mang tính hình thức, chưa kiên quyết, chưa thực sự tạo động lực và điều kiện thuận lợi để” phát triển các hoạt động này.
sư) đang tích cực tham gia NCKH cịn mỏng, phân tán và thiếu những hạt nhân nghiên cứu xuất sắc, rất ít người tiếp cận được trình độ khu vực và quốc tế. Phần đa trong đội ngũ này lại tham gia công tác quản lý nên thời gian dành cho” NCKH còn hạn chế.
- Với đội ngũ cán bộ “nghiên cứu như vậy song hàng năm Đại học Thái Nguyên được Bộ GD&ĐT phân bổ kinh phí với số lượng rất ít, và giảm dần từ năm 2013 trở lại đây. Điều này, đã gây khó khăn trong việc Đại học chủ động triển khai thực hiện các kế hoạch, chương trình NCKHCN của Đại học Thái Nguyên, từ đó tác động đến chất lượng đào tạo phát triển đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ cao cho Đại học Thái Ngun nói riêng cũng như chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho các tỉnh” trong khu vực nói chung.
- Các đề tài nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực Khoa học Xã hội - Nhân văn - Kinh tế chiếm tỉ lệ lớn, việc đăng các bài báo thuộc danh mục ISI/Scopus tỷ lệ thấp.
- Do đặc thù về cơ cấu tổ chức và quản lý của Đại học Thái Nguyên, có sự khác biệt với các đơn vị khác trực thuộc Bộ GD&ĐT và so với các Đại học vùng khác. Trong khi hệ thống văn bản của Bộ GD&ĐT chưa được ban hành, do đó Đại học Thái Ngun khơng có cơ chế để huy động nguồn lực tự có của các đơn vị thành viên đầu tư, phục vụ cho hoạt động nghiên cứu và CGCN mũi nhọn và đa ngành để giải quyết các chương trình /nhiệm vụ, nhu cầu đột phá về KHCN cho phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, khu vực đối với vai trị của Đại học vùng.
- Chưa có các nhóm nghiên cứu mạnh và phịng thí nghiệm hiện đại phục vụ cho cơng tác nghiên cứu.
KHOA HỌC CƠNG NGHỆ TẠI ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN