Giải pháp hỗ trợ phát triển các sản phẩm KHCN và công bố công trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường quản lý hoạt động khoa học công nghệ tại đại học thái nguyên (Trang 81 - 82)

5. Bố cục của luận văn

4.3.4. Giải pháp hỗ trợ phát triển các sản phẩm KHCN và công bố công trình

quốc tế để nâng cao chất lượng các đề tài KHCN

ĐHTN và các CSGDĐHTV ban hành những chính sách đãi ngộ nhằm khuyến khích cán bộ có các sản phẩm KHCN cao hoặc có thành tích công bố quốc tế tốt. Cụ thể:

+ Hỗ trợ 100% phí đăng ký bảo hộ quyền tác giả cho các phát minh, sáng chế. Hỗ trợ kinh phí cho các sản phẩm KHCN tiêu biểu, mang thương hiệu của Đại học.

+ Hỗ trợ các công trình công bố quốc tế. Thưởng cao cho các bài báo ISI, bao gồm bài báo SCI, SCIE đối với khoa học tự nhiên, kĩ thuật, công nghệ, nông-lâm và y dược; bài báo SSCI, A&HCI đối với khoa học xã hội, nhân văn, giáo dục, kinh tế, nghệ thuật.

+ Ưu tiên kinh phí và cơ sở vật chất để phát triển các đề tài sáng tạo sản phẩm công nghệ, ứng dụng trong thực tiễn, các sản phẩm có giá trị trong thực tế. Coi trọng việc giải mã các sản phẩm mới phải nhập từ nước ngoài, trong nước chưa sản xuất được.

+ Có chế độ thưởng/phạt đối với cán bộ trình độ cao (TS, PGS và GS). Chẳng hạn: Hỗ trợ 600, 900, 1.200 nghìn/tháng cho cán bộ có trình độ TS, PGS, GS nếu có ít nhất 1 điểm, 1,5 điểm, 2 điểm công trình trong năm đó, trong đó cách tính điểm như quy định trong hướng dẫn của Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước (HĐ CDGSNN); TS, PGS, GS không được tham gia đào tạo sau đại học trong năm tiếp theo nếu trong 3 năm trước đó không công bố bài báo, sách giáo trình, sách chuyên khảo, tham khảo, nghiệm thu đề tài NCKH (dưới 1 điểm công trình quy đổi theo quy định của HĐ CDGSNN).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường quản lý hoạt động khoa học công nghệ tại đại học thái nguyên (Trang 81 - 82)