Kinh nghiệm trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường quản lý hoạt động khoa học công nghệ tại đại học thái nguyên (Trang 33 - 36)

5. Bố cục của luận văn

1.2.1. Kinh nghiệm trong nước

1.2.1.1. Mô hình quản lý tại Đại học Đà Nẵng

Ra đời cùng ngày với Đại học Thái Nguyên, Đại học Đà Nẵng được thành lập ngày 04/4/1994 do Thủ tướng chính phủ ký quyết định số 32-CP trên cơ sở tổ chức và sắp xếp lại các trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, cơ sở Đại học Sư phạm ngoại ngữ Đà Nẵng, trường Công nhân Kỹ thuật Nguyễn Văn Trỗi và trường Cao đẳng Sư phạm Đà Nẵng. Từ khi thành lập đến nay, hoạt động Khoa học Công nghệ được quan tâm và tạo mọi điều kiện để hoạt động ngày càng phát triển.

Trong giai đoạn 2011 - 2015, Đại học Đà Nẵng đã triển khai thực hiện 1.100 đề tài khoa học các cấp, trong đó có 01 đề tài Nghị định thư, 8 đề tài cấp Quốc Gia/Nhà nước, 41 cấp Bộ và tương đương, 1.028 đề tài cấp cơ sở do ĐHĐN và các trường thành viên quản lý và 22 đề tài do các tỉnh/thành phố cấp kinh phí.

Nhờ vào kết quả nghiên cứu thông qua các đề tài, hàng chục bằng phát minh sáng chế đã được đăng ký và cấp bằng chứng nhận.

Nhờ tham gia tích cực các hoạt động NCKH, các cán bộ giảng viên của ĐHĐN đã công bố được nhiều bài báo khoa học có giá trị trên các tạp chí, kỷ yếu hội thảo trong và ngoài nước. Cụ thể, trong 5 năm qua đã công bố trên 2.877 bài báo, trong đó số bài báo quốc tế là 602 bài chiếm tỷ lệ 20,9%.

1.2.1.2. Mô hình quản lý tại Đại học Huế

Đại học Huế là 01 trong 03 đại học vùng được thành lập cùng ngày với Đại học Thái Nguyên và Đại học Đà Nẵng theo Nghị định 30/CP ngày 04/4/1994 của Chính phủ.

Đại học Huế có nhiệm vụ chính của là đào tạo cán bộ khoa học có trình độ đại học, sau đại học và các cấp học thấp hơn, nghiên cứu KHCN gắn với giảng dạy, đào tạo, thông tin khoa học và triển khai các kết quả nghiên cứu vào sản xuất và đời sống; ứng dụng KHCN phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội miền Trung - Tây Nguyên và cả nước.

Hoạt động NCKH và đào tạo của các CBGV, nghiên cứu viên và người học ở Đại học Huế đã góp phần lớn vào sự phát triển của Đại học Huế trong điều kiện mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế và hội nhập. CBGV, các nhà khoa học của Đại học Huế đã hoàn thành xuất sắc hàng trăm nhiệm vụ NCKH các cấp, đăng tải hàng nghìn các công trình khoa học, các bài báo trên tạp chí trong và ngoài nước; xuất bản hàng trăm những sản phẩm sách, giáo trình và tài liệu tham khảo phục vụ đào tạo đại học và sau đại học. Đây là những nguồn tài liệu nhằm phục vụ việc tra cứu, tham khảo cho CBGV, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh trong toàn Đại học Huế.

Tính đến tháng 3/2019, Đại học Huế đã khẳng định được vị thế và chất lượng NCKH của mình khi đứng ở vị trí thứ 2 trên tổng số 28 cơ sở giáo dục đại học có số lượng bài đăng tải trong danh mục các tạp chí uy tín quốc tế.

Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội (trước là Khoa Kinh tế Chính trị thuộc Trường Đại học tổng hợp Hà Nội từ năm 1974) được thành lập theo Quyết định số 290/QĐ-TTg ngày 06/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Trong quá trình hình thành và phát triển, Trường Đại học Kinh tế luôn nâng cao chất lượng về đào tạo, NCKH để khẳng định vị thế và uy tín của nhà trường cũng như hướng tới mục tiêu trở thành một trường đại học định hướng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trên các lĩnh vực kinh tế - quản lý - quản trị kinh doanh. Nhằm xây dựng trường theo hướng nghiên cứu hàng đầu ở Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế, được xếp hạng ngang tầm với các đại học tiên tiến trong khu vực Châu Á. Đến nay, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia đã đạt được kết quả đáng ghi nhận:

Trường Đại học Kinh tế tăng cường hoạt động NCKH bằng phát huy nội lực, tích cực phát triển quan hệ hợp tác quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động nghiên cứu khoa học.

Từ năm 2009 đến nay, Trường đã tiến hành nghiên cứu và công bố ấn phẩm Báo cáo kinh tế thường niên Việt Nam; một trong những nghiên cứu mang tính đặc thù của Nhà trường và là trọng tâm của Chương trình nghiên cứu kinh tế vĩ mô. Ẩn phẩm này đã được dư luận quan tâm, được yêu cầu chiết xuất các kiến nghị chủ yếu gửi tới các cơ quan Chính phủ và được tiếp tục đặt hàng cho các năm tiếp theo. Các ấn phẩm đều được xuất bản bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt.

Trong những năm gần đây, số lượng công bố quốc tế của trường tăng mạnh với chất lượng ngày càng cao, năng lực nghiên cứu của các cán bộ giảng viên ngày càng tiệm cận chuẩn quốc tế cũng như trở nên đồng đều ở tất cả các đơn vị trong trường. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội được xếp thứ hạng cao về công bố ISI (SSCI) theo phân ngành Kinh tế và Kinh doanh trong top 15 trường đại học ở Việt Nam.

tổ chức trên 30 Hội nghị/Hội thảo khoa học cấp trường, trên 70 Hội nghị/Hội thảo KH chuyên ngành hẹp ở các đơn vị Khoa/Trung tâm nghiên cứu. Chủ đề và nội dung các Hội thảo gắn với Chiến lược phát triển KHCN, các Chương trình nghiên cứu trọng điểm của Trường Đại học Kinh tế, đồng đều trong các lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu của trường: Về chính sách Kinh tế vĩ mô, Quản trị kinh doanh, Tài chính ngân hàng.... Trong đó, phải kể đến một số hội thảo nổi bật như: Hội thảo quốc tế “Quản trị môi trường và sản xuất bền vững”, Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ 3 và lần thứ 5, Hội thảo “World finance and banking symposium”,….”

Trong giai đoạn này, trường đã có 48 công trình NCKH của sinh viên đạt giải, 180 các bài báo đăng trên tạp chí quốc tế. Riêng năm học 2016-2017, Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN tiếp tục duy trì số lượng công bố quốc tế ở mức cao: 24 bài trên hệ thống ISI/Scopus trong tổng số 33 bài công bố quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường quản lý hoạt động khoa học công nghệ tại đại học thái nguyên (Trang 33 - 36)