Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.3. Giải pháp tăng cường quản lý hoạt động KHCN tại Đại học Thái Nguyên
Nguyên trong thời gian tới
4.3.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách để phát triển các hoạt động KHCN
Tiếp tục rà soát và xây dựng hệ thống văn bản pháp quy, thống nhất việc thực hiện và quản lý hoạt động KHCN và môi trường của Đại học Thái Nguyên; Tiếp tục xây dựng và ban hành văn bản pháp quy để quy định và hướng dẫn công tác tổ chức thực hiện, quản lý hoạt động KHCN của Đại học Thái Nguyên kịp thời với các văn bản mới quy định của Quốc hội, Chính phủ, bộ và liên bộ, trong đó có cụ thể hóa việc áp dụng trong điều kiện của Đại học Thái Nguyên theo hướng tăng cường phân cấp cho các CSGD ĐHTV gắn với việc tăng cường giải trình, tự chịu trách nhiệm cùng với tăng cường hoạt động giám sát của Đại học, công khai minh bạch trên website của Đại học Thái Nguyên và CSGD ĐHTV.
Xây dựng và ban hành văn bản pháp quy đến việc quản lý thống nhất trong toàn đại học và tổ chức các hoạt động liên quan đến mơi trường, an tồn, vệ sinh lao động và phịng chống cháy nổ.
Xây dựng quy trình, thủ tục xét duyệt, thẩm định và đánh giá đề tài một cách hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký và nghiệm thu đề tài.
KHCN của Đại học Thái Nguyên
Tạo sự chuyển biến thực sự và mạnh mẽ từ trong nhận thức đến hành động của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ khoa học, các viên chức phục vụ đối với hoạt động khoa học, coi đây là nhiệm vụ chính trị cơ bản, gắn bó hữu cơ với nhiệm vụ đào tạo, là một trong những căn cứ quan trọng, chủ yếu để đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác lãnh đạo, quản lý và sử dụng cán bộ trong Đại học. Tạo động lực mạnh mẽ cho hoạt động khoa học bằng việc đổi mới cơ chế, chính sách quản lý khoa học; tăng kinh phí và có thời gian hợp lý cho các đề tài khoa học trọng điểm; có chế độ khen thưởng kịp thời cho những đề tài có chất lượng cao và được xã hội hóa …
Tiến hành cơng tác quy hoạch lại đội ngũ cán bộ quản lý khoa học, làm cơ sở xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý khoa học trẻ, đồng thời tạo nguồn, bổ sung cán bộ khoa học nhằm phục vụ yêu cầu chiến lược lâu dài, khắc phục tình trạng mất cân đối và hẫng hụt cán bộ khoa học có trình độ như hiện nay. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng về ngoại ngữ, phương pháp, kỹ năng nghiên cứu khoa học cho đội ngũ cán bộ quản lý khoa học trẻ. Có cơ chế thu hút và trọng dụng nhân tài khoa học.
4.3.3. Giải pháp xây dựng đề tài/dự án mới
Triển khai đăng ký đề xuất nhiệm vụ KHCN các cấp bám sát các chỉ tiêu đề ra. Ưu tiên phê duyệt các đề tài NCKH có sản phẩm ứng dụng có thể chuyển giao cơng nghệ, đề tài có đào tạo tiến sĩ và đề tài có sản phẩm là các bài báo đăng trên tạp chí quốc tế có uy tín (trong danh mục ISI/Scopus);
Khuyến khích các nhà khoa học khai thác quĩ Nafosted cho nghiên cứu cơ bản để vừa có thêm ngân sách cho NCKH vừa có nhiều cơng bố quốc tế, góp phần nâng cao vị thế ĐHTN trong nước và quốc tế.
Chủ động xây dựng hồ sơ hợp tác nghiên cứu với nước ngoài theo chương trình nghị định thư của Nhà nước.
quốc tế để nâng cao chất lượng các đề tài KHCN
ĐHTN và các CSGDĐHTV ban hành những chính sách đãi ngộ nhằm khuyến khích cán bộ có các sản phẩm KHCN cao hoặc có thành tích cơng bố quốc tế tốt. Cụ thể:
+ Hỗ trợ 100% phí đăng ký bảo hộ quyền tác giả cho các phát minh, sáng chế. Hỗ trợ kinh phí cho các sản phẩm KHCN tiêu biểu, mang thương hiệu của Đại học.
+ Hỗ trợ các cơng trình cơng bố quốc tế. Thưởng cao cho các bài báo ISI, bao gồm bài báo SCI, SCIE đối với khoa học tự nhiên, kĩ thuật, công nghệ, nông-lâm và y dược; bài báo SSCI, A&HCI đối với khoa học xã hội, nhân văn, giáo dục, kinh tế, nghệ thuật.
+ Ưu tiên kinh phí và cơ sở vật chất để phát triển các đề tài sáng tạo sản phẩm công nghệ, ứng dụng trong thực tiễn, các sản phẩm có giá trị trong thực tế. Coi trọng việc giải mã các sản phẩm mới phải nhập từ nước ngoài, trong nước chưa sản xuất được.
+ Có chế độ thưởng/phạt đối với cán bộ trình độ cao (TS, PGS và GS). Chẳng hạn: Hỗ trợ 600, 900, 1.200 nghìn/tháng cho cán bộ có trình độ TS, PGS, GS nếu có ít nhất 1 điểm, 1,5 điểm, 2 điểm cơng trình trong năm đó, trong đó cách tính điểm như quy định trong hướng dẫn của Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước (HĐ CDGSNN); TS, PGS, GS không được tham gia đào tạo sau đại học trong năm tiếp theo nếu trong 3 năm trước đó khơng cơng bố bài báo, sách giáo trình, sách chuyên khảo, tham khảo, nghiệm thu đề tài NCKH (dưới 1 điểm cơng trình quy đổi theo quy định của HĐ CDGSNN).
4.3.5. Giải pháp xây dựng các định hướng nghiên cứu, nhóm nghiên cứu
Xây dựng các nhiệm vụ, định hướng nghiên cứu, chương trình nghiên cứu của Đại học Thái Nguyên và của CSGDĐHTV trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ, y dược và nơng - lâm nghiệp, khuyến khích các cơng bố đạt chuẩn quốc tế và các phát minh, sáng chế. Trong lĩnh vực khoa học xã hội, nhân
văn và nghệ thuật thì khuyến khích các mục tiêu phát triển kinh tế, giáo dục, văn hóa, các vấn đề xã hội, pháp luật, báo chí ngơn luận. Trong các nhiệm vụ chuyển giao cơng nghệ thì ưu tiên các nhiệm vụ phát triển các sản phẩm KHCN tiểu biểu, có khả năng ứng dụng thực tiễn.
Xây dựng nhóm nghiên cứu ngành và liên ngành trong Đại học có khả năng giải quyết những vấn đề lớn của khu vực và tỉnh. Phối hợp với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngồi nước để phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh tại Đại học Thái Nguyên.