Cơ sở thực tiễn về quản lý thu NSNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước tại huyện bảo thắng, tỉnh lào cai (Trang 34 - 41)

5. Bố cục của luận văn

1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý thu NSNN

1.2.1. Kinh nghiệm của huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ

Hạ Hòa nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Phú Thọ, gồm 33 xã, 1 thị trấn nằm ở hai bên sông Thao, phía Đông Bắc giáp huyện Đoan Hùng trên một đoạn dài

32,15 km; phía Nam giáp huyện Cẩm Khê (19,369km), phía Đông Nam giáp huyện Thanh Ba (19,618 km); phía Tây Nam giáp huyện Yên Lập (16,475km); phía Tây Bắc giáp hai huyện Trấn Yên, Yên Bình(Yên Bái- 37,511 km). Huyện có diện tích 339,34 km2 (1) ; thị trấn huyện lỵ Hạ Hòa cách thành phố Việt Trì 70km. Địa hình Hạ Hòa thuộc dạng lòng chảo, thoải dần theo hướng Đông Nam, được tạo nên bởi các triền núi cao như các núi Ông (218m), núi Văn (387m), núi Tiên Phong (125,5m), núi Kìm (513m), núi Trưa (221,9m), nằm ở địa phận 10 xã, có sườn thoải dần về phía sông Thao và các núi Gò Ngang (272m - Yên Kỳ), núi Buộm ( Hương Xạ), núi Sơn Nhiễu (152m - Đại Phạm), núi Thanh Hương( Phụ Khánh) sườn thoải dần về tả ngạn sông Thao. Chính dạng địa hình trên đã tạo ra các vùng sinh thái khác nhau( vùng đất bãi trong đê sông Thao, vùng đồi đất thấp, vùng đồi cao và đất núi) có nhiều hứa hẹn và điều kiện để địa phương phát triển toàn diện lâm, nông, ngư nghiệp. Nhìn chung, điều kiện tự nhiên và các nguồn lực lao động của huyện Hạ Hoà tương đối thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội.

Năm 2017, Chi cục Thuế huyện Hạ Hoà thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách trong điều kiện kinh tế của huyện còn gặp nhiều khó khăn, một số ngành sản xuất chủ yếu như: Sản xuất chè, chế biến lâm sản do sức ép cạnh tranh, hàng hóa bán ra hạn chế do phụ thuộc nhiều vào thị trường xuất khẩu Trung Quốc nên đã ảnh hưởng lớn đến kết quả thu ngân sách. Các đơn vị sản xuất chế biến dăm, ván bóc do khó khăn về nguyên liệu, giá thành sản xuất cao nên nhiều đơn vị đã ngừng sản xuất; một số doanh nghiệp có quy mô sản xuất kinh doanh (SXKD) lớn doanh thu giảm do thị trường tiêu thụ thu hẹp, giá không tăng, trong khi đó giá nguyên liệu đầu vào lại tăng cao, nên các đơn vị này đã phải chuyển sang sản xuất các mặt hàng có giá bán thấp dẫn đến tiền thuế nộp vào ngân sách nhà nước (NSNN) cũng giảm theo.

Đứng trước những khó khăn đó, Chi cục Thuế huyện Hạ Hòa đã chủ động tham mưu phối hợp với các cấp, ngành tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh

nghiệp đẩy mạnh đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng, ổn định nguồn thu ngân sách. Đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế, thực hiện đúng các thủ tục hành chính, giải quyết tốt công việc theo cơ chế “một cửa”; rà soát, nắm bắt các cơ sở mới kinh doanh để hướng dẫn thực hiện kê khai thuế kịp thời; thường xuyên kiểm tra rà soát nắm bắt biến động, thay đổi thông tin của các cơ sở kinh doanh, kịp thời bổ sung đăng ký thuế, xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý thuế hiệu quả; thực hiện kiểm tra 100% hồ sơ khai thuế và tiến hành kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp; áp dụng đồng bộ các biện pháp xử lý thu hồi nợ theo quy định của Luật Quản lý thuế, thực hiện cưỡng chế nợ thuế đối với các trường hợp nợ thuế với số thuế lớn hay trường hợp có thời gian nợ thuế trên 90 ngày nhằm thu nộp kịp thời tiền thuế nợ vào NSNN và hạn chế nợ mới phát sinh. Qua công tác cưỡng chế nợ đã thu số tiền thuế nợ nộp ngân sách trên 1,2 tỷ đồng. Năm 2017, tổng số thu NSNN tính cân đối trên địa bàn huyện đạt trên 73,7 tỷ đồng, bằng 102,8% so với dự toán pháp lệnh và bằng 107,7% so với cùng kỳ.

Với nhận nhận định nhiệm vụ thu ngân sách cả năm 2018 sẽ còn gặp nhiều khó khăn, chính quyền huyện cùng với Chi cục Thuế Hạ Hòa xác định thực hiện tăng cường các giải pháp thu NSNN. Trong đó tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chính sách thuế, trọng tâm tuyên truyền các chính sách thuế mới; giám sát việc kê khai nộp thuế hằng tháng, đôn đốc doanh nghiệp kê khai, nộp tờ khai và nộp thuế đúng thời hạn; xử lý nghiêm các trường hợp chậm nộp hồ sơ khai thuế; kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hồ sơ khai thuế, quyết toán thuế tại trụ sở cơ quan Thuế. Cùng với đó, Chi cục sẽ tăng cường kiểm tra, rà soát nắm bắt thông tin người nộp thuế ngừng, nghỉ kinh doanh, giải thể, di chuyển khỏi địa bàn để có biện pháp xử lý kịp thời. Chú trọng kiểm tra đột xuất theo yêu cầu quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có quy mô kinh doanh và doanh số lớn. Đồng thời đẩy mạnh kiểm tra theo chuyên đề về thuế đối với hoàn thuế giá trị gia tăng, kiểm tra về quản lý và sử dụng hóa đơn, chú trọng

những doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế và các lĩnh vực trọng điểm như: Doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá, doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm khi thanh toán qua ngân hàng... Chi cục cũng tăng cường các biện pháp đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế đối với các trường hợp nợ thuế lớn và chây ỳ nợ thuế, chậm nộp tiền thuế ngay từ đầu năm và áp dụng linh hoạt các biện pháp cưỡng chế nợ thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế nhằm đôn đốc thu nộp kịp thời tiền thuế nợ vào NSNN.

1.2.2. Kinh nghiệm của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái

Yên Bình là huyện vùng thấp của tỉnh Yên Bái, nằm trên tọa độ địa lý từ 21º44’30’’ đến 21º54’25’’ vĩ độ Bắc, từ 104º00’ kinh độ Đông, có tổng diện tích tự nhiên 77.261,79 ha bao kín ba mặt hồ Thác Bà, phía Bắc giáp huyện Lục Yên; phía Tây giáp Văn Yên, Trấn Yên, thành phố Yên Bái, phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ và phía Đông là tỉnh Tuyên Quang. Trung tâm huyện cách trung tâm tỉnh lỵ Yên Bái 4,5km và cách thủ đô Hà Nội 170 km.

Những năm qua, công tác thu ngân sách trên địa bàn huyện đã đạt được những kết quả quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu nhiệm vụ nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện Yên Bình. Xác định thu ngân sách là nhiệm vụ quan trọng nên hàng năm bên cạnh việc giao dự toán ngân sách nhà nước cho các đơn vị xã thị trấn, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế, huyện Yên Bình còn chỉ đạo các đơn vị liên quan làm tốt công tác quản lý thu, trong đó tập trung thực hiện quyết liệt các giải pháp thu, kiểm soát chặt chẽ nguồn thu, hạn chế nợ đọng thuế. Đồng thời, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, hỗ trợ chính sách thuế, tổ chức đối thoại để tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp và người nộp thuế, nuôi dưỡng các nguồn thu. Từ đó, tạo sự đồng thuận cao giữa cơ quan thuế và người nộp thuế, góp phần xây dựng môi trường sản xuất kinh doanh phát triển bền vững, hiệu quả, góp phần tăng thu ngân sách trên địa bàn. Để tạo sự bền vững trong công tác thu ngân sách, huyện Yên Bình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư vào địa bàn qua đó đã nâng

cao giá trị sản xuất trên ba lĩnh vực: công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ du lịch. Triển khai đồng bộ các giải pháp để tăng thu ngân sách, quản lý các nguồn thu chặt chẽ, minh bạch, kiên quyết chống thất thu, nợ đọng thuế; mở rộng nguồn thu, tăng cường thu tiền sử dụng đất để huy động các nguồn lực cho đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội. Đổi mới phương thức phân bổ, giao dự toán chi thường xuyên đối với các cơ quan, đơn vị, tăng cường tự chủ, tự chịu trách nhiệm, nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng ngân sách”.

Với những giải pháp đồng bộ, thu ngân sách trên địa bàn huyện hàng năm đều đạt và vượt dự toán tỉnh giao, bình quân tăng trên 10%/năm. Tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện Yên Bình 5 năm qua ước đạt 1.088,5 tỷ đồng, bằng 120% dự toán tỉnh; vượt 17% so dự toán huyện và tăng 2,3 lần so với giai đoạn 2011 - 2015. Riêng năm 2019 toàn huyện thu đạt 267,8 tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay. Phấn đấu hết năm 2020 thu đạt 300 tỷ đồng, tăng 25% so với Nghị quyết đại hội. Hầu hết các xã thị trấn đều thu đạt và vượt chỉ tiêu thu trên địa bàn.

Nằm ở vị trí trung tâm vùng Đông Hồ của huyện Yên Bình. Hàng năm UBND thị trấn Thác Bà đều xây dựng chỉ tiêu thu cụ thể cho từng sắc thuế; tham mưu cho Đảng ủy chỉ đạo các đoàn thể, chi bộ, tổ dân nhân dân phối hợp làm tốt công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chấp hành các quy định của pháp luật liên quan tới chính sách thuế. Nhờ vậy nhiều năm liền thị trấn Thác Bà luôn là địa phương nằm trong tốp đầu của huyện về thực hiện chỉ tiêu thu ngân sách.

Để tạo những bứt phá trong công tác thu ngân sách, bám sát sự chỉ đạo của huyện, Chi cục Thuế Yên Bình đã phát huy cao độ vai trò, chất lượng hoạt động của Hội đồng tư vấn thuế xã, thị trấn; linh hoạt trong công tác quản lý thu ngân sách nhà nước; đảm bảo giữ vững các nguồn thu ít bị ảnh hưởng như thuế thu nhập cá nhân, thu khác ngân sách và hạn chế ít nhất rủi ro để hụt thu nguồn thu từ lệ phí trước bạ. Phối hợp với các cơ quan liên quan thường xuyên rà soát

triển khai các khoản thu từ tiền thuê đất một lần và tiền giao đất, tập trung đẩy nhanh việc phát triển quỹ đất, tiến độ đấu giá đất, hợp thức hoá đất, giải phóng mặt bằng, giải quyết nhanh gọn kịp thời những vướng mắc trong từng thời điểm; làm tốt khâu xây dựng dự toán, khai thác triệt để mọi nguồn thu, xác định các nguồn thu còn tiềm năng để kịp thời có giải pháp quản lý hiệu quả. Đồng thời tập trung rà soát đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của các doanh nghiệp, trong đó tập trung vào các dự án đầu tư mới để có biện pháp quản lý thuế, điều chỉnh doanh số đối với các hộ kinh doanh khoán; thực hiện có hiệu quả Luật Thuế mới đã được sửa đổi, bổ sung; tăng cường thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế, trong đó lưu ý đến các doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh mới thành lập; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế, rà soát các hồ sơ, thủ tục không thật sự cần thiết, gây khó khăn cho người nộp thuế để giảm chi phí tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và các hộ cá thể phát triển sản xuất kinh doanh.

Đơn vị thực hiện nhiệm vụ thu NSNN chủ yếu của huyện là Chi cục Thuế Yên Bình luôn phấn đấu thực hiện tốt công tác tuyên truyền chính sách thuế, đặc biệt là chính sách thuế mới. Bên cạnh đó, đơn vị cũng hỗ trợ các đơn vị làm tốt việc kê khai nộp thuế điện tử, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế; tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; xác định cụ thể các nguồn thu còn tiềm năng, những địa bàn còn thất thu để kịp thời có giải pháp quản lý có hiệu quả tích cực.

Với những giải pháp cụ thể đồng bộ, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng sự nỗ lực của các cơ quan đơn vị, các xã, thị trấn huyện Yên Bình tiếp tục có những đột phá trong công tác thu ngân sách. Tạo ra những dấu ấn đột mới, khẳng định sự phát triển nền kinh tế bền vững của Yên Bình trong chặng đường tiếp theo.

1.2.3. Bài học kinh nghiệm về quản lý thu ngân sách nhà nước

- Trong quá trình quản lý thu NSNN cần kiểm soát chặt chẽ các khoản thu, hạn chế sự gia tăng quá mức nhu cầu chi để gây áp lực lên việc thu NSNN;

- Quản lý NSNN nói chung và quản lý thu NSNN nói riêng có liên quan chặt chẽ với chu trình ngân sách và phương diện phân cấp quản lý NSNN. Trong phân cấp ngân sách, cần chú trọng cân đối giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương nhằm phát huy vai trò của các cấp chính quyền địa phương trong phát triển kinh tế - xã hội

- Quá trình lập dự toán, chấp hành và quyết toán NSNN đều được quan tâm chặt chẽ từ khâu đầu đến khâu cuối cùng

- Công tác kiểm tra, thanh tra và kiểm toán quản lý NSNN phải luôn được coi trọng hàng đầu trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội.

- Phân chia rõ ràng nguồn thu giữa các cấp chính quyền để tài trợ gánh nặng chi tiêu công, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia. Đôn đốc các địa phương huy động tối đa khả năng tài chính; loại bỏ tư tưởng trông chờ ỷ lại vào ngân sách cấp trên.

- Mở rộng quyền chủ động cho các cấp chính quyền địa phương trong quản lý NSNN. Tăng cường tính minh bạch, tính trách nhiệm và mục tiêu của chính sách tài khóa.

- Trong điều kiện nguồn thu chưa đảm bảo chi thì việc vay nợ của chính quyền địa phương thông qua phát hành trái phiếu là cần thiết, vừa tạo ra thế chủ động cho địa phương góp phần thị trường tài chính phát triển.

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước tại huyện bảo thắng, tỉnh lào cai (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)