5. Bố cục của luận văn
4.3.2. Hoàn thiện quy trình và nâng cao hiệu quả thực hiện kế hoạch thu NSNN
chính sách tài chính nhà nước.
- Sửa đổi theo hướng đơn giản, thống nhất từ khâu lập, chấp hành và quyết toán NSNN, tạo thuận lợi cho việc so sánh, đánh giá trong suốt chu trình quản lý NSNN.
- Đảm bảo cung cấp thông tin báo cáo theo yêu cầu hội nhập quốc tế. - Đảm bảo tính “mở”, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cập nhật áp dụng chế độ, chính sách mới ban hành.
- Đảm bảo tính khả thi, giảm thiểu tác động đến các hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và tổ chức thực hiện ngân sách của các cơ quan tổ chức có nhiệm vụ thu chi NSNN các cấp, các đơn vị sử dụng NSNN...
4.3.2. Hoàn thiện quy trình và nâng cao hiệu quả thực hiện kế hoạch thu NSNN NSNN
4.3.2.1. Tăng cường công tác uỷ nhiệm thu NSNN
Đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án thu thuế qua ngân hàng thương mại và quá trình điều chỉnh để cơ cấu tổ chức bộ máy của ngành thuế, đánh giá và cân đối lại nguồn nhân lực của đội thuế và sự phối hợp trong và ngoài ngành thuế trong công tác quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh; cần phải tiến hành rà soát lại danh bạ người nộp thuế để đảm bảo quản lý được hầu hết các hộ kinh doanh phát sinh trên địa bàn; phối hợp với hội đồng tư vấn thuế xã, và các tổ chức thực hiện điều tra doanh số đối với một số ngành nghề trọng điểm để xác định doanh thu làm căn cứ tính mức thuế khoán cho sát đúng với thực tế hoạt động kinh doanh của hộ, đảm bảo không thất thu thuế nhưng cũng không lạm thu tiền thuế của các hộ kinh doanh có thu nhập thấp dưới mức lương cơ sở do Chính phủ quy định.
Cơ quan thuế phối hợp với Kho bạc nhà nước và các ngân hàng thương mại để triển khai dự án phối hợp thu thuế qua ngân hàng thương mại một cách rộng rãi để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu nộp thuế; tiến hành tuyên truyền, quảng cáo, …, quảng bá lợi ích của việc thu nộp thuế trực tiếp tại các ngân hàng thương mại; vận động các hộ kinh doanh tham gia và hỗ trợ, hướng dẫn các hộ kinh doanh trong công tác thu nộp thuế qua ngân hàng; tổ chức các điểm thu nộp thuế và chuẩn bị chu đáo để việc nộp thuế của các hộ kinh doanh được thuận tiện.
Ngành thuế cần phải thực hiện kiểm tra, rà soát danh bạ đối tượng nộp thuế, đảm bảo hầu hết các hộ kinh doanh đều được cấp mã số thuế và lập bộ trên các ứng dụng của ngành, làm cơ sở để trao đổi dữ liệu thông tin người nộp thuế, sổ bộ thuế,… với Kho bạc nhà nước và ngân hàng để đảm bảo thông tin về số thuế của người nộp thuế được đầy đủ, chính xác.
4.3.2.2. Đẩy mạnh phân cấp ngân sách
Phân cấp nguồn thu phải đảm bảo cho các cấp ngân sách có sự độc lập và linh hoạt nhất định trong nguồn lực của mình. Phù hợp với mục tiêu này là việc tăng nguồn thu tại địa phương, hoàn thiện việc phân chia nguồn thu trên cơ sở mang tính khách quan và hợp lý.
Đảm bảo mức độ thoả đáng của nguồn thu dành cho các cấp ngân sách. Như vậy, việc phân cấp nguồn thu phải đảm bảo cho các cấp chính quyền địa phương có được những nguồn thu nhằm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Phân cấp nguồn thu cho địa phương phải tạo ra động lực cho địa phương tạo thêm và nuôi dưỡng nguồn thu, phát huy thế mạnh của địa phương và thực hiện quản lý ngân sách hiệu quả.
Các khoản thu mỗi cấp hưởng 100% phải được coi là nguồn thu chủ yếu của các cấp ngân sách. Vì vậy, cần phân cấp mạnh hơn về nguồn thu này cho ngân sách cấp huyện (huyện), xã để khuyến khích chính quyền các cấp làm chủ ngân sách cấp mình. Mở rộng danh mục đối tượng thu cho ngân sách cấp xã và
tương đương trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại... Thuế tài nguyên, thuế sử dụng đất nông nghiệp hiện nay phân chia theo tỷ lệ % cho 3 cấp (tỉnh, huyện, xã), tỉnh nên phân cho cấp xã để đáp ứng nhu cầu chi tại cơ sở và khuyến khích quan tâm đến các nguồn thu này, đầu tư tại chỗ để phát triển kinh tế địa phương, nhất là cho nông nghiệp, nông thôn.
Trong quản lý ngân sách địa phương, có thể phân tổ thành 2 loại: loại thứ nhất thuộc diện phải bổ sung cân đối thì phân cấp tất cả các nguồn thu trên địa bàn và để lại 100% cho địa phương; loại thứ hai thuộc diện có khả năng cân đối cũng phân cấp tất cả các nguồn thu trên địa bàn nhưng theo một tỷ lệ quy định. Thực hiện cơ chế này sẽ có ưu điểm cơ bản là tạo nguồn lực cho ngân sách địa phương một cách đầy đủ, qua đó phản ánh thực chất cân đối của địa phương, địa phương sẽ thấy rõ tiềm lực tài chính của mình để chủ động phấn đấu. Đồng thời, các địa phương cũng quan tâm đầu tư đến các nguồn thu, giảm các khoản thu luân chuyển lòng vòng trong quản lý NSNN, có nguy cơ thất thu do tiêu cực nảy sinh. Trong phân cấp nguồn thu ngân sách, có thể thực hiện như sau:
- Phân cấp cho địa phương đảm nhận thu (kết hợp với phân cấp nhiệm vụ chi) kết hợp với các đội thuế để thu những khoản thuộc hàng hóa dịch vụ công cộng tại địa phương.
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp nên phân cấp hoàn toàn cho cấp xã, nhằm để cấp xã quan tâm đến các nguồn thu này.
4.3.2.3. Nâng cao hiệu quả công tác dự toán, quyết toán thu NSNN
Hiện nay việc lập dự toán ở các cấp ngân sách và các đơn vị thụ hưởng ngân sách thường có xu hướng xây dựng dự toán thu thấp, chưa sát thực tế, chưa bao quát đủ các nguồn thu để ngân sách cấp trên điều chỉnh tăng lên cho vừa với tình hình tại địa phương và đơn vị. Do đó dự toán ngân sách chưa phản
ánh thực chất kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Vì vậy đổi mới ngay từ khâu lập dự toán ngân sách. Cụ thể:
Lập dự toán thu NSNN phải căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội khai thác triệt để từng vùng và lợi thế của địa phương. Đây là khâu mở đầu có tính chất quyết định trong quá trình điều hành quản lý ngân sách. Dự toán ngân sách đúng đắn giúp cho cơ quan điều hành quản lý ngân sách xác định được mục tiêu trọng tâm cần quản lý, khai thác, sử dụng nguồn vốn của NSNN; là cơ hội để thẩm tra tính đúng đắn hiện thực và tính cân đối của kế hoạch kinh tế - xã hội đảm bảo về mặt tài chính để thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội.
Dự toán thu ngân sách phải được thảo luận giữa ngân sách các cấp và các đơn vị thụ hưởng ngân sách, xác định đầy đủ các khoản thu và các nhu cầu đảm bảo nguyên tắc mọi khoản thu phải được tập trung vào ngân sách và mọi khoản chi đều phải có dự toán và tiêu chuẩn quy định.
Quyết toán thu NSNN: Sở Tài chính có trách nhiệm thẩm định quyết toán thu NSNN phát sinh tại các địa phương; tổng hợp báo cáo quyết toán thu ngân sách địa phương trình UBND tỉnh xem xét gửi Bộ Tài chính, đồng thời trình Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt; Đối với Kho bạc nhà nước có trách nhiệm tổ chức thu NSNN theo mục lục NSNN đảm bảo các khoản thu NSNN phát sinh được hạch toán chính xác, kịp thời theo định kỳ hàng tháng, quý, năm.
4.3.2.4. Tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong thu NSNN
Tập trung xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra tài chính phục vụ thiết thực cho hoàn thành nhiệm vụ và đáp ứng yêu cầu công tác quản lý của ngành, của địa phương. Tổ chức thanh tra theo kế hoạch nhằm tăng cường quản lý và thanh tra đột xuất, ngăn chặn, xử lý kịp thời những vụ việc phát hiện trong quá trình quản lý. Kế hoạch thanh tra, kiểm tra cần tập trung một số nội dung chủ yếu sau:
Việc cho thuê đất, giao đất, thầu đất công ích; các khoản thu trái thẩm quyền hoặc vượt quy định hiện hành của nhà nước.
Căn cứ vào kết quả thực hiện của những năm trước, nhiệm vụ chuyên môn của ngành những năm tiếp theo, tổng kết đánh giá những việc làm được và chưa làm được, trên cơ sở đó rút ra bài học, đề ra các biện pháp khắc phục những mặt hạn chế; xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra cụ thể cho từng tháng, quý cho từng hoạt động như thanh tra, kiểm tra quyết toán thuế, thanh tra, kiểm tra chống thất thu về đối tượng nộp thuế... số lượng đơn vị được thanh tra trong tháng, quý, cuối tháng, quý phải đánh giá việc thực hiện tiến độ đảm bảo hoàn thành tốt kế hoạch đã xây dựng.
Đối với công tác thanh tra đối tượng nộp thuế: Cần tập trung vào các đối tượng nộp thuế có hoạt động sản xuất kinh doanh có quy mô lớn, doanh số lớn và các ngành có hoạt động phức tạp như: Kinh doanh ăn uống, hoạt động vận tải tư nhân, XDCB tư nhân, kinh doanh vàng bạc, đảm bảo trong một năm phải tổ chức thành tra kiểm tra được 20 - 30% đối tượng nộp thuế trở lên, lưu lý các doanh nghiệp đã 3 năm chưa thực hiện kiểm tra báo cáo quyết toán thuế tránh vượt ra ngoài thời hiệu điều chỉnh của Luật Thuế. Yêu cầu các Chi cục thuế có đối tượng liên quan đến hoàn thuế thực hiện nghiêm việc rà soát, phân loại đối tượng thanh tra kiểm tra trước hoàn thuế và thanh tra kiểm tra sau hoàn thuế theo đúng quy trình hướng dẫn về quản lý hoàn thuế.
Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp chống gian lận thuế. Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế, thanh tra nội bộ ngành và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, phân tích, đánh giá tổng hợp các hành vi vi phạm của đối tượng nộp thuế, phát hiện những vướng mắc, những kẽ hở của chính sách thuế, đề xuất các giải pháp chống gian lận thuế đối với từng khoản thuế và từng loại đối tượng nộp thuế; để xuất các giải pháp cụ thể để khắc phục cả về cơ chế chính sách và biện pháp quản lý thu.
Tăng cường công tác phối hợp giữa thanh tra giữa các cấp huyện và tỉnh để nâng cao hiệu quả hoạt động.
Tăng cường huy động các nguồn tài chính trong và ngoài nước vào NSNN để quản lý thống nhất, phục vụ cho quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư cho phát triển, tạo thế và lực nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, đáp ứng nguồn vốn để thực hiện mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Để quản lý hiệu quả các nguồn thu NSNN cần thực hiện các giải pháp sau:
Giải quyết hài hoà lợi ích kinh tế giữa nhà nước, doanh nghiệp và xã hội khi ban hành các chính sách, chế độ động viên qua thuế, phí, lệ phí vào NSNN, vừa bảo đảm nguồn thu tài chính cho nhà nước thực hiện điều hành nền kinh tế vĩ mô, thực hiện chính sách an sinh xã hội, đảm bảo ổn định chính trị, giữ vững an ninh - quốc phòng, tạo điều kiện cho tất cả các thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh.
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách thuế theo hướng giảm dần thuế, suất, miễn giảm thuế, mở rộng phạm vi, đối tượng nộp thuế, bảo đảm nguyên tắc công bằng về thuế giữa các thành phần kinh tế trong xã hội, góp phần đẩy mạnh quá trình cơ cấu sản xuất kinh doanh, thúc đẩy sử dụng công nghệ mới, tăng cường xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ, điều tiết thu nhập vào ngân sách nhà nước.
Điều chỉnh cơ cấu các khoản thuế, thuế suất cho phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế hội nhập quốc tế, sửa đổi và hoàn thiện các loại thuế gián thu, khẳng định vai trò của thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt.
Nâng cao tỷ trọng thuế trực thu trong thu ngân sách nhà nước theo những hướng thích hợp, chú trọng triển khai áp dụng thống nhất chế độ thuế thu nhập cá nhân nhằm tạo môi trường bình đẳng trong việc thiết lập các chế độ thuế và chính sách tài chính khác, góp phần tạo sự công bằng, bình đẳng trong xã hội và tăng cường nguồn thu NSNN, xác lập thói quen về nghĩa vụ nộp thuế cho nhân dân.
Tổ chức triển khai thực hiện ngay từ đầu năm công tác thu ngân sách, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời theo quy định của pháp luật và các văn bản hướng dẫn của Chính phủ, của Bộ Tài chính; tổ chức thực hiện tốt các biện pháp xử lý nợ đọng và chống thất thu NSNN. Tập trung quản lý, khai thác chống thất thu ngân sách khu vực công thương nghiệp, dịch vụ ngoài quốc doanh, hoàn thành chỉ tiêu các khoản thu về phí, lệ phí, thuế.
Trên cơ sở kết quả thực hiện thu hàng năm, tiến hành đánh giá kết quả thực hiện so với kế hoạch, so với thực hiện của năm trước, xác định nguyên nhân các khoản tăng, giảm, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và đưa ra biện pháp cho công tác thu của năm sau.