Phương pháp tổng hợp số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước tại huyện bảo thắng, tỉnh lào cai (Trang 43 - 44)

5. Bố cục của luận văn

2.2.3. Phương pháp tổng hợp số liệu

- Phân tổ thống kê:Phân tổ thống kê là việc căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức nào đó để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ có tính chất khác nhau. Phân tổ là phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê. Qua phân tổ, các đơn vị tổng thể được tập hợp lại thành một số tổ, giữa các tổ có sự khác nhau rõ rệt, còn trong phạm vi mỗi tổ các đơn vị đều có sự giống nhau hoặc gần giống nhau về tính chất theo tiêu thức được dùng làm căn cứ phân tổ từ đó có thể đi sâu tính toán, nghiên cứu các đặc điểm riêng của mỗi tổ cũng như các đặc điểm chung của tổng thể. Trong nghiên cứu này, sau khi dữ liệu thô về thu NSNN được thu thập sẽ được hệ thống hóa, sắp xếp thành các nhóm về dự toán thu, thực hiện thu, và quyết toán thu. Các dữ liệu trong nhóm này lại được phân tổ theo tiêu thức nguồn phát sinh thu ngân sách. Ngoài ra, các dữ liệu về dự toán thu còn được phân tổ theo cơ quan tiến hành lập (UBND tỉnh, HĐND huyện, dự toán điều chỉnh của HĐND huyện) để thực hiện phân tích.

Dữ liệu về thu NSNN sau khi được tổng hợp, phân tổ theo các tiêu thức sẽ được trình bày kết quả dưới 02 hình thức chính:

- Bảng thống kê: là hình thức biểu hiện các số liệu thống kê một cách có hệ thống và logic nhằm mô tả cụ thể, rõ ràng các đặc trưng về mặt lượng của các hiện tượng nghiên cứu. Bảng thống kê giúp sắp xếp khoa học các số liệu thu thập được để có thể so sánh, đối chiếu, phân tích theo nhiều phương pháp khác nhau nhằm đánh giá hiện tượng nghiên cứu. Các thông tin trong nghiên cứu chủ yếu được tổng hợp dưới hình thức bảng thống kê để tiến hành phân tích, so sánh.

- Đồ thị thống kê: Đồ thị thống kê là các hình vẽ hoặc đường nét hình học dùng để mô tả có tính chất quy ước các số liệu thống kê. Đồ thị thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này có sự kết hợp giữa các con số và hình vẽ để trình bày một cách rõ ràng, trực quan các đặc trưng về số lượng và xu hướng biến

động về mặt lượng của hiện tượng giúp tiếp nhận thông tin nhanh chóng, dễ dàng. Các thông tin về số lượng doanh nghiệp, số hộ sản xuất kinh doanh cá thể và tốc độ tăng trưởng tại huyện Bảo Thắng... trong luận văn được thể hiện bằng phương pháp đồ thị này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế tăng cường quản lý thu ngân sách nhà nước tại huyện bảo thắng, tỉnh lào cai (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)