5. Bố cục của luận văn
4.3.5. Nâng cao năng lực của cán bộ quản lý thu NSNN
Để nâng cao trình độ của cán bộ thu NSNN trên địa bàn, trước hết phải đi từ khâu tuyển dụng cán bộ. Nhà nước cần có chính sách đãi ngộ người tài, sử dụng người tài. Việc sử dụng chế độ luân phiên các cán bộ thuế cũng rất đáng lưu tâm, không để cho các cán bộ và các đối tượng nộp thuế có thời gian, điều kiện móc ngoặc nảy sinh tiêu cực. Cản trở lớn nhất khi sử dụng biện pháp này là việc các cán bộ, viên chức nhà nước cần có thời gian làm quen môi trường làm việc mới nên có thể ảnh hưởng tới hiệu quả công tác. Tuy nhiên, cùng với việc công khai hóa và phổ thông hóa thông tin trong ngành, các cán bộ thuế hoàn toàn có thể đảm đương tốt công việc khi luân chuyển địa bàn công tác.
Tiếp đến phải đầu tư tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng giao tiếp ứng xử đối với người nộp thuế, khả năng ứng dụng tin học trong công tác quản lý thu ngân
sách của cán bộ quản lý thu NSNN tại Chi cục Thuế, Kho bạc Nhà nước. Cụ thể:
+ Mở các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độc chuyên môn nghiệp vụ + Tập huấn tin học ứng dụng trong quản lý NSNN
+ Tập huấn công tác thanh tra.
+ Kiểm tra chất lượng nghiệp vụ thanh tra và quản lý doanh nghiệp đặc biệt là những cán bộ thanh tra, quản lý khu vực ngoài quốc doanh.
Đối với các cán bộ quản lý thu NSNN, để khuyến khích mọi người làm việc đúng nguyên tắc, đúng pháp luật, chuyên tâm công tác chuyên môn, cần mở rộng chế độ thưởng nâng cao thu nhập cho các cán. Biện pháp này song song với việc mạnh tay xử lý các vụ việc tiêu cực, thắt chặt kỷ cương quản lý hành thu. Sự phối hợp này vừa cổ vũ vừa răn đe, vừa tạo điều kiện thuận lợi, vừa nghiêm khắc xử lý sẽ mang lại hiệu quả công tác tốt.