5. Bố cục của luận văn
3.2.2. Quản lý công tác chấp hành thu NSNN
3.2.2.1. Tổ chức công tác chấp hành thu NSNN
Chấp hành thu NSNN là quá trình tổ chức thu và quản lý nguồn thu của ngân sách nhà nước. Hệ thống tổ chức thu ngân sách nhà nước bao gồm các cơ quan thuế, hải quan và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ thu. Các cơ quan này phải có trách nhiệm kiểm soát các nguồn thu NSNN, xác định và thông báo số phải nộp cho NSNN cho các cá nhân, tổ chức. Các tổ chức cá nhân có nghĩa vụ nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật. Trường hợp chậm nộp mà không được phép sẽ bị cưỡng chế nộp theo quy định của pháp luật.
Theo quy định, toàn bộ các khoản thu của ngân sách nhà nước phải nộp trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước, trừ một số khoản cơ quan thu có thể thu trực tiếp song phải định kỳ nộp vào Kho bạc Nhà nước theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Hệ thống tổ chức quản lý thu NSNN tại huyện Bảo Thắng được thể hiện qua Hình 3.1. Theo đó, Đơn vị thu NSNN trên địa bàn do huyện trực tiếp quản lý bao gồm: Chi cục Thuế huyện, các bộ phân ngân sách xã, thị trấn trực thuộc huyện và Kho bạc Nhà nước huyện. Việc chấp hành thu NSNN được thực hiện tại các đơn vị thông qua nhiệm vụ được giao theo quy định của Luật NSNN năm 2015 và các văn bản hướng dẫn liên quan.
Hình 3.1: Quản lý chấp hành thu NSNN tại huyện Bảo Thắng
Theo quy định, toàn bộ các khoản thu của ngân sách nhà nước phải nộp trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước, trừ một số khoản cơ quan thu có thể thu trực tiếp song phải định kỳ nộp vào Kho bạc Nhà nước theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Hệ thống tổ chức quản lý thu NSNN tại huyện Bảo Thắng được thể hiện qua Hình 3.1. Theo đó, Đơn vị thu NSNN trên địa bàn do huyện trực tiếp quản lý bao gồm: Chi cục Thuế huyện, các bộ phân ngân sách xã, thị trấn trực thuộc huyện và Kho bạc Nhà nước huyện. Việc chấp hành thu NSNN được thực hiện tại các đơn vị thông qua nhiệm vụ được giao theo quy định của Luật NSNN năm 2015 và các văn bản hướng dẫn liên quan.
3.2.2.2. Phân bổ và giao dự toán NSNN
UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN KHO BẠC NHÀ NƯỚC HUYỆN BỘ PHẬN NGÂN SÁCH XÃ, THỊ TRẤN PHÒNG TÀI CHÍNH - KẾ HOẠCH HUYỆN CHI CỤC THUẾ HUYỆN
Việc phân bổ và giao dự toán thu NSNN tại huyện Bảo Thắng được thực hiện theo luật NSNN năm 2015. Dự toán thu NSNN sau khi được phê duyệt sẽ được UBND huyện giao cho các đơn vị thu cấp dưới bao gồm Chi cục Thuế, các đơn vị thu ngân sách cấp xã, thị trấn trước ngày 31 tháng 12 năm trước để các đơn vị chủ động sắp xếp và tính toán việc lên kế hoạch thu cho phù hợp. Các đơn vị sau khi nhận được dự toán thu NSNN sẽ lên kế hoạch thu theo quý để triển khai thực hiện. Có thể nói hiện nay, công tác quản lý thu NSNN tại huyện Bảo Thắng liên tục được điều chỉnh theo hướng dẫn của cấp trên để ngày càng được hoàn thiện, hiện đại hoá, đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế trong thời kỳ mới
3.2.2.3. Tổ chức thu NSNN
Luật NSNN năm 2015, nghị định hướng dẫn thực hiện Luật NSNN 2015 và Thông tư hướng dẫn chi tiết việc thực hiện nghị định đã phân định rõ ràng quyền hạn và nhiệm vụ của các đơn vị, cá nhân trong công tác hành thu NSNN, theo đó các đơn vị được giao nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Tại các cơ quan thu của huyện Bảo Thắng (Chi cục Thuế, Đơn vị ngân sách xã, thị trấn):
+ Xây dựng dự toán thu quý, năm.
+ Tính mức thu và ra thông báo thu nộp.
+ Quản lý và đôn đốc các đối tượng thu nộp tiền đúng chế độ quy định. + Trực tiếp tập trung các khoản thu NSNN theo quy định và nộp vào Kho bạc Nhà nước đầy đủ, kịp thời.
+ Kiểm tra, quyết định xử phạt và giải quyết các khiếu nại về thu nộp theo quy định.
+ Phối hợp với Kho bạc Nhà nước trong việc kiểm tra, đối chiếu và lập báo cáo số liệu thu NSNN theo chế độ quy định.
- Tại Kho bạc Nhà nước huyện Bảo Thắng:
+ Tập trung toàn bộ các khoản thu NSNN, hạch toán thu quỹ NSNN và phân chia theo tỷ lệ phần trăm cho các cấp NS theo chế độ quy định.
+ Thường xuyên kiểm tra đối chiếu các số liệu và thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo chế độ quy định.
+ Thực hiện hoàn trả các khoản thu theo lệnh của cơ quan tài chính hoặc cơ quan thu.
Thông qua việc quy định quyền hạn và nhiệm vụ trên đã tạo ra sự phối hợp, kiểm tra, giám sát lẫn nhau giữa các cơ quan quản lý và đối tượng nộp NSNN. Từ đó, một mặt nâng cao được uy tín và hiệu lực của các cơ quan quản lý nhà nước, đặc biệt là cơ quan thu; mặt khác, nhân dân và các cơ quan bảo vệ pháp luật cũng có thể dễ dàng kiểm tra giám sát đối với cơ quan thu và Kho bạc Nhà nước, giúp cho công tác hành thu NSNN ngày càng được công khai và minh bạch.
Với quy định các khoản thu NSNN phải được nộp trực tiếp vào KBNN (trừ một số khoản thu phí, lệ phí, thu thuế đối với các hộ kinh doanh không cố định thì cơ quan thu có thể trực tiếp thu) đã giúp cho việc tập trung nhanh, đầy đủ, kịp thời các khoản thu vào NSNN.
3.2.2.4. Phân cấp nguồn thu
Thực hiện Luật NSNN năm 2015; Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước; Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật ngân sách nhà nước. Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Lào Cai đã ban hành văn bản cụ thể về việc quy định phân cấp ngân sách các cấp chính quyền địa phương tỉnh Lào Cai trong giai đoạn 2017 - 2019. Theo đó phân cấp ngân sách đối với huyện Bảo Thắng tương đương với cấp huyện được thực hiện cụ thể như sau:
Đối với ngân sách cấp huyện: Các khoản thu 100% gồm 15 khoản: Thuế môn bài từ các doanh nghiệp, công ty, hợp tác xã ngoài quốc doanh; Các khoản thu phí và lệ phí phần nộp ngân sách do các cơ quan đơn vị thuộc cấp huyện quản lý; Thu từ hoạt động sự nghiệp phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật của các đơn vị do cấp huyện quản lý; Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp cho cấp huyện theo quy định của pháp luật; Đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định của Chính phủ; Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho ngân sách cấp huyện; Thu phạt xử lý vi phạm hành chính trong các lĩnh vực (kể cả thu phạt an toàn giao thông); Thu từ hoạt động chống buôn lậu (kể cả thu từ hoạt động chống buôn lậu của đội quản lý thị trường và hạt kiểm lâm, chi cục thuế); Thuế tài nguyên do các đơn vị thuộc cấp huyện nộp; Thu nhập từ vốn góp của ngân sách cấp huyện, tiền thu hồi vốn của ngân sách cấp huyện tại các cơ sở kinh tế; Thuế tiêu thụ đặc biệt thu vào mặt hàng bài lá, vàng mã, kinh doanh vũ trường,…; Các khoản thu khác của ngân sách cấp huyện theo quy định của pháp luật; Thu chuyển nguồn ngân sách từ ngân sách cấp huyện năm trước sang ngân sách cấp huyện năm sau; Thu kết dư ngân sách cấp huyện; Thu bồ sung từ ngân sách cấp tỉnh.
Đối với ngân sách cấp xã, thị trấn trực thuộc huyện Bảo Thắng: Các khoản thu 100% bao gồm 8 khoản: Các khoản phí, lệ phí thu vào ngân sách xã theo quy định; Các khoản huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân; Thu đấu thầu, thu khoán theo mùa vụ từ quỹ đất công ích và hoa lợi công sản khác theo quy định của pháp luật do xã quản lý; Thu tiền từ các hoạt động sự nghiệp của xã, phần nộp vào ngân sách nhà nước theo chế độ quy định; Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho ngân sách xã theo quy định của pháp luật; Các khoản thu khác của ngân sách xã theo quy định của pháp luật; Thu kết dư ngân sách năm trước; Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên.
Các khoản thu phân chia tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện và ngân sách xã của thời kỳ ổn định gồm: Thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp tác xã sản xuất kinh doanh - dịch vụ; Thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập từ các hộ sản xuất kinh doanh hàng hóa - dịch vụ; Thuế nhà đất; Tiền sử dụng đất, kể cả kết quả đấu giá đất; Thuế sử dụng đất nông nghiệp từ hộ gia đình; Lệ phí trước bạ (không kể lệ phí trước bạ nhà đất); Thuế môn bài từ cá nhân hộ kinh doanh ngoài quốc doanh; Thuế chuyển quyền sử dụng đất; Lệ phí trước bạ nhà đất.
Việc phân cấp cho cấp huyện hưởng 100% gồm 15 khoản thu: các khoản thu phí, lệ phí do các cơ quan, đơn vị thuộc cấp huyện quản lý nộp, thuế môn bài các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hợp tác xã nộp; thuế tài nguyên của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hộ sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ nộp; thuế tiêu thụ đặc biệt vào mặt hàng bài lá, vàng mã, kinh doanh vũ trường,….và các khoản thu phân chia với ngân sách cấp tỉnh nhưng điều tiết cấp huyện 100% như: thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hợp tác xã kinh doanh dịch vụ, thuế nhà đất, thu tiền sử dụng đất, lệ phí trước bạ (không kể lệ phí trước bạ nhà đất),…đã giúp các huyện chủ động trong việc quản lý khai thác nguồn thu để đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên và chi cho đầu tư phát triển.
Tại huyện Bảo Thắng, hầu hết các khoản thu giao cho cấp huyện, cấp xã, thị trấn quản lý thu được điều tiết 100% cho ngân sách cấp đó. Một số khoản thu do cấp tỉnh quản lý thu cũng điều tiết cho cấp huyện và cấp xã, như: thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Trong giai đoạn 2017 - 2019, các cấp chính quyền huyện Bảo Thắng đã có nhiều biện pháp trong quản lý và điều hành ngân sách, thực hành tốt việc chấp hành các quy định của Luật NSNN, các Luật Thuế và các văn bản pháp
luật về quản lý ngân sách, tiền và tài sản của Nhà nước; các cơ quan Tài chính, Thuế và Kho bạc nhà nước đã tích cực thực hiện các nhiệm vụ được giao trong việc tham mưu giúp UBND huyện quản lý, chỉ đạo và điều hành NSNN, nhờ đó tổng số thu NSNN luôn vượt dự toán tỉnh giao ở mức cao, góp phần tăng số thu và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
3.2.2.5. Kết quả thu NSNN
Được sự chỉ đạo sát sao và quản lý chặt chẽ của UBND huyện, Phòng Tài chính - Kế hoạch và các đơn vị liên quan, việc thu NSNN trên địa bàn huyện Bảo Thắng đã được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, đạt được nhiều thành tựu lớn. Huyện Bảo Thắng luôn là một trong những địa phương đạt kết quả tốt nhất trong tỉnh Lào Cai. Số thu NSNN trên địa bàn ở vị trí tương đối cao, hoàn thành tương đối sớm và vượt chỉ tiêu được giao. Kết quả thu NSNN tại huyện Bảo Thắng trong giai đoạn 2017 - 2019 được thể hiện qua bảng 3.5.
Thu ngân sách trên địa bàn huyện Bảo Thắng có sự biến động tương đối nhiều trong giai đoạn 2017 - 2019. Nếu như tổng thu NSNN của huyện năm 2017 mới đạt 238,85 tỉ đồng thì đến năm 2018 đã đạt 551,115 tỉ đồng tương ứng với tốc độ tăng trưởng thu bình quân 51,90%/năm. Đây là mức tăng tương rất cao. Nguyên nhân là do những biến động về kinh tế tại địa phương. Tuy nhiên đây cũng là kết quả đáng khích lệ cho một địa phương đang trong quá trình tiến hành những đổi mới toàn diện trong phát triển kinh tế. Thu NSNN tại huyện Bảo Thắng bắt đầu có những biến động trong những năm gầy đây khi nền kinh tế của huyện có xu hướng phát triển tương đối mạnh, các doanh nghiệp thành lập mới liên tục gia tăng và mở rộng sản xuất kinh doanh, khu công nghiệp Tằng Loỏng thu hút nhiều doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư nhờ đó góp phần tăng thu ngân sách cho huyện.
Về cơ cấu các khoản thu, thu cân đối chiếm tỉ trọng chính khoảng trên 99,79% tổng thu NSNN. Thu cân đối bao gồm các khoản thu được xác định để đảm bảo các nhiệm vụ chi ngân sách đã được quyết định trong dự toán đầu
năm. Trong cơ cấu của thu cân đối thì nguồn đóng góp chính là: Thu từ khu vực ngoài quốc doanh, Phí, Lệ phí và Thu tiền sử dụng đất. Cơ cấu các khoản thu này cũng có xu hướng thay đổi khá mạnh qua các năm.
Bảng 3.5: Kết quả thu NSNN huyện Bảo Thắng giai đoạn 2017 – 2019
Chỉ tiêu
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
GT (Tr.đ) CC (%) GT (Tr.đ) CC (%) GT (Tr.đ) CC (%)
Tổng thu NSNN trên địa bàn 238.858,70 100,00 586.334,36 100,00 551.115,57 100,00
Các khoản thu cân đối NSNN 238.343,47 99,79 584.972,99 99,77 549.946,15 99,79
Thu nội địa 238.343,47 99,79 584.972,99 99,77 549.946,15 99,79
DN quốc doanh trung ương 1.613,05 0,68 2.502,38 0,43 786,60 0,14
DN quốc doanh địa phương 291,61 0,12 248,87 0,04 283,04 0,05
DN có vốn ĐTNN 23.623,63 9,89 372,61 0,06 1.812,23 0,33
Thu ngoài quốc doanh 64.706,50 27,09 243.469,05 41,52 103.967,98 18,87
Lệ phí trước bạ 14.207,23 5,95 18.403,32 3,14 23.434,41 4,25
Thuế sử dụng đất NN 47,42 0,02 57,36 0,01 68,26 0,01
Thuế thu nhập cá nhân 12.948,68 5,42 19.467,96 3,32 20.092,97 3,65
Phí, lệ phí 51.825,92 21,70 210.974,06 35,98 302.873,39 54,96
Tiền sử dụng đất 47.917,02 20,06 72.432,48 12,35 70.435,50 12,78
Tiền cho thuê đất 16.293,90 6,82 11.867,01 2,02 15.722,08 2,85
Thu ngân sách khác 4.868,50 2,04 5.177,88 0,88 10.469,68 1,90
Thu vay XD CSHT 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00
Thu để lại quản lý qua NS 508,40 0,21 1.361,37 0,23 1.169,43 0,21
Khoản thu chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng thu NSNN của huyện Bảo Thắng là từ nguồn Phí, Lệ phí. Nếu như năm 2017, nguồn thu này mới chiếm 21,70% trong tổng thu thì đến năm 2018 đã tăng lên 35,98% và năm 2019 chiếm tới 54,96% tổng thu NSNN của huyện. Kết quả này cho thấy qua các năm, nhu cầu sử dụng các dịch vụ hành chính công của người dân, doanh nghiệp và các tổ chức trên địa bàn có sự gia tăng mạnh mẽ. Khoản thu chiếm tỉ trọng lớn thứ haitrong tổng thu NSNN trên địa bàn huyện Bảo Thắng là thu ngoài quốc doanh. Đây là số tiền mà các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp nộp các khoản thuế cho Nhà nước trong quá trình sản xuất kinh doanh. Cơ cấu của khoản thu này có sự biến động khá mạnh qua các năm trong giai đoạn 2017 – 2019. Cụ thể, năm 2017, nguồn thu này chiếm 27,09% tổng thu, năm 2018 tăng lên đến 41,52% nhưng đến năm 2019 lại giảm xuống chỉ còn 18,87%. Sự biến động này cho thấy sự chưa ổn định trong phát triển kinh tế khu vực tư nhân trên địa bàn huyện.
Bên cạnh khoản thu từ ngoài quốc doanh, phí, lệ phí thì còn khoản thu từ